download Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 Đề số 4

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9

 Đề số 4

Download Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 - Bài kiểm tra môn GDCD lớp 9 kỳ 2

Nguyễn Sang  cập nhật: 12/05/2021

Các em học sinh lớp 9 cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 để chuẩn bị kiến thức thật tốt trước khi bước vào kì thi quan trọng cuối năm sắp tới nhé.


Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 đã hệ thống những kiến thức trọng tâm của môn Giáo dục công dân học kì 2 dưới hình thức của những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài. Câu hỏi trắc nghiệm thường có 4 đáp án A, B, C, D, để chọn được đáp án chính xác nhất đòi hỏi học sinh tái hiện kiến thức và huy động những hiểu biết của bản thân để làm bài tập. Bởi vậy tập giải đề thi học kì là cách ôn tập vô cùng hiệu quả, đặc biệt là đối với môn học tương đối nhiều lí thuyết như Giáo dục công dân.

1. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 1

  1. Trắc nhiệm: Thời gian 15’(3đ).

                          ( khoanh tròn vào câu đúng nhất)

Câu1 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Đóng thuế là để xây dựng cơ quan nhà nước.

B. Đóng thuế là để nhà nước chi tiêu cho những công việc chung.

C. Đóng thuế là để xây dựng trường học.

D. Đóng thuế là để xây dựng bệnh viện.

Câu 2: Những hành vi nào sau đây là trái với quy định của nhà nước về hôn nhân?

A. Kết hôn không phân biệt tôn giáo.

B. Kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng.

C. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân.

D. Kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.

Câu 3: Em tán thành những quan điểm nào sau đây?

A. Chỉ có công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người.

C. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người Việt Nam.

D. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam.

 Câu 4: Trách nhiệm hình sự được áp dụng cho đối tượng nào sau đây?

A. Người có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý của nhà nước.

B. Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội.

C. Người có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

D. Người có hành vi vi phạm nội quy của tổ chức.

 Câu 5: H  15 tuổi là học sinh lớp 9. Muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em 

                   H phải làm cách nào trong các cách sau:

A. Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước.

B. Xin làm hợp đồng.

C. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động.

D. Mở cửa hàng kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi cửa hàng.

 Câu 6: Khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật, có người cho rằng:

A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội.

B. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội.

C. Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.

II- Tự luận Thời gian 30’:(7đ) :

Câu 1 : Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung nào?  Hãy tự liên hệ bản thân ,em đã tham gia vào những hoạt động nào liên quan đến nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc ? Hãy chỉ ra nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh ? (4đ)

Câu 2 : Hôm trước một số bạn trong lớp 9A trao đổi với nhau về việc học sinh lớp 9 có thể tham gia lao động như thế nào.có hai loại ý kiến khác nhau :

-Ý kiến thứ nhất :Lao động là việc của người lớn,học sinh lớp 9 chỉ có nghĩa vụ học tập,không nên lao động chân tay mà ảnh hưởng đến thời gian học tập.

-Ý kiến thứ hai :Lao động không chỉ là việc của người lớn mà còn là công việc của trẻ em.

- Em tán thành ý kiến nào trên đây ?

-  Những công việc trong gia đình,ngoài xã hội em đã làm và có thể làm? (3đ)

 

----- Hết đề thi 1 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 1

  1. Trắc nghiệm.

 

Câu

Đề

1

2

3

4

5

6

 

Đáp án

1A

B

B

D

B

B

C

 

 

 

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

 

 

 

Câu

Đáp án

Điểm

 

8

 * Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung

+ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân.

  + Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

  + Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

* Liên hệ bảnthân

* Nhiệm vụ chủ yếu của học sinh

- Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để phát triển toàn diện về nhân cách.

- Phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc

 

 

 

 

 

2,5

0.5

 

 

0.5

 

 

0.5

9

a/ (0,5 đ)

- Đồng ý với ý kiến 2

b/ (1,5 đ)

-Những công việc trong gia đình ,ngoài xã hội có thể làm:

+Làm những công việc nhà mang tính vừa sức.

+Lao động dọn vệ sinh trường ,lớp.

+Dọn vệ sinh đường làng,ngõ xóm..

2

 

0.5

 

0.5

0.5

0.5

* Lưu ý: Giáo viên có thể linh động trong các phương án của học sinh để cho điểm

----- Hết đáp án đề thi 1 -----

2. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 2

Câu 1: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?
A. Giáo dục, răn đe là chính
B. Có thể bị phạt tù
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên .
Câu 2: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.
D. Tất cả ý trên.
Câu 3: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 18 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 6: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 7: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?
A. Có.
B. Không.
C. Tùy từng trường hợp.
D. Tất cả đều sai.
Câu 8: Đối tượng của vi phạm hành chính là
A. cá nhân.
B. tổ chức.
C. cá nhân và tổ chức.
D. Cơ quan hành chính.
Câu 9. Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vị phạm hình sự.
Câu 10. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là
A. hành vi vi phạm pháp luật.
B. tính chất phạm tội.
C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.
D. khả năng nhận thức của chủ thể.
Câu 11: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?
A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
B. Hình thức dân chủ gián tiếp
C. Hình thức dân chủ tập trung.
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
Câu 12: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?
A. 21/5/1990
B. 21/4/1991
C. 21/5/1994.
D. 21/5/1993.
Câu 13: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?
A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.
Câu 14: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt
A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Tình trạng pháp lý.
C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Câu 15: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử
A. Người bị khởi tố dân sự.
B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.
Câu 16: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền kiểm tra, giám sát.
C. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 17: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử
A. Người đang bị quản thúc.
B. Người đang bị tạm giam.
C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 18: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng
A. 1 con đường duy nhất.
B. 2 con đường.
C. 3 con đường.
D. 4 con đường.
Câu 19: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 20: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 21 : Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc ?
A. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kỳ hạn.
B. Bảo vệ an ninh trật tự thôn, xóm.
C. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Cả A,B, C.
Câu 22 : Những hành động nào được cho là trái với pháp luật ?
A. Kích động người dân biểu tình.
B. Đập phá tại các cơ quan hành chính.
C. Lừa đảo chiếm đoạt tiền của dân nghèo.
D. Cả A,B,C, D.
Câu 23 : Bảo vệ Tổ quốc bao gồm?
A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
D. Cả A,B, C.
Câu 24: Độ tuổi nhập ngũ là?
A. 17 tuổi.
B. Đủ 17 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. Đủ 18 tuổi.
Câu 25: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?
A. Phá hoại nhà nước.
B. Bảo vệ nhà nước.
C. Hành động yêu nước.
D. Hành động khiêu khích chính quyền.
Câu 26: Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.
B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.
C. Coi như không biết gì.
D. Tham gia các nhóm phản động đó.
Câu 27: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?
A. Xây dựng Tổ quốc.
B. Phá hoại Tổ quốc.
C. Ngoại giao với các nước khác.
D. Trang bị vũ khí hiện đại.
Câu 28: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?
A. 22 tuổi.
B. 24 tuổi.
C. 25 tuổi.
D. 27 tuổi.
Câu 29: Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
A. Từ 1,5 - 2 triệu.
B. Từ 2 – 3 triệu.
C. Từ 3 – 5 triệu.
D. Từ 5 – 7 triệu.
Câu 30: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?
A. Phạt tiền.
B. Cảnh cáo.
C. Kỉ luật.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 31 : Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?
A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.
C. Tham gia hiến máu nhân đạo.
D. Cả A,B, C.
Câu 32 : Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?
A. giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật
B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ
C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy
D. Cả A,C
Câu 33: suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?
A. Sống có đạo đức.
B. Sống có kỉ luật.
C. Đạo đức.
D. Pháp luật.
Câu 34: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật.
B. Pháp luật.
C. Sống có đạo đức.
D. Đạo đức.
Câu 35: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là?
A. Sống có đạo đức.
B. Sống có kỉ luật.
C. Sống có trách nhiệm.
D. Sống có văn hóa.
Câu 36: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật.
B. Sống có đạo đức.
C. Sống có văn hóa.
D. Sống có trách nhiệm.
Câu 37: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?
A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.
B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.
C. Được mọi người yêu quý, kính trọng
D. Cả A,B, C.
Câu 38: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 39: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?
A. Sống có đạo đức.
B. Sống có trách nhiệm.
C. Sống có kỉ luật.
D. Sống có ý thức.
Câu 40: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?
A. Sống có đạo đức.
B. Sống có kỉ luật.
C. Sống có trách nhiệm.
D. Sống có văn hóa.
 

----- Hết đề thi 2 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 2

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

21

D

2

D

22

D

3

B

23

D

4

C

24

D

5

B

25

A

6

C

26

B

7

B

27

A

8

C

28

D

9

C

29

A

10

A

30

D

11

A

31

D

12

D

32

D

13

D

33

A

14

B

34

A

15

A

35

A

16

D

36

A

17

A

37

D

18

B

38

A

19

C

39

A

20

B

40

A

 

----- Hết đáp án đề thi 2 -----

3. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 3

          Câu 1: (2,0 điểm)

          Những hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật? Căn cứ vào đâu để ta nhận biết đó là những hành vi vi phạm pháp luật?

Câu 2: (2,0 điểm)

Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?

Câu 3: (2,0 điểm)

Phân biệt sự khác nhau giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Liên hệ bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật?

Câu 4: (4,0 điểm)

Bài tập tình huống:

Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.

Hỏi:

a) Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì sao?

b) Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không? Vì sao?

c) Để được kết hôn, cần có những điều kiện nào?

 

----- Hết đề 3 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 3

Câu

Đáp án

Điểm

1

(2,0 đ)

*Những hành vi được coi là vi phạm pháp luật:

Cướp của, giết người, tham ô, ăn cắp, buôn lậu... là hành vi vi phạm pháp luật.

*Căn cứ vào đâu để ta nhận biết đó là những hành vi vi phạm pháp luật:

- Phải là hành vi cụ thể.

- Hành vi đó trái với qui định của pháp luật.

- Người thực hiện hành vi đó do có lỗi (cố ý).

- Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí.

 

1,0

 

 

 

0,25

0,25

0,25

0,25

 

2

(2,0 đ)

* Bảo vệ Tổ quốc: Là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

*Vì sao phải bảo vệ tổ quốc:

- Non sông đất nước đất nước Việt Nam là do cha ông chúng ta hàng nghìn năm xây đắp.

- Ngày nay, Tổ quốc chúng ta vẫn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại.

- Vì vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

1,0

 

 

 

0,25

 

0,25

 

0,5

 

3

(2,0 đ)

*Phân biệt sự khác nhau giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:

- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.

* Liên hệ bản thân và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật:

- Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức:

+ Còn che dấu khuyết điểm của bạn;

+ Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra…

-Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật:

+ Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy;

+ Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người…

 

 

0,75

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

0,25

4

(4,0 đ)

- Lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa trong trường hợp này là không đúng.

- Vì họ đã vi phạm (khoản 13 điều 8), Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000). Cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời “anh chị em con chú con bác...”

- Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ không hợp pháp.

- Vì họ đã vi phạm những điều cấm kết hôn mà pháp luật quy định

* Điều kiện để kết hôn:

- Nam từ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn;

- Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định;

- Phải được đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nam, nữ không rơi vào một trong những trường hợp cấm kết hôn;

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

0,5

0,5

0,5

 

----- Hết đáp án đề thi 3 -----

4. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 4

Phần I - Trắc nghiệm: (3điểm)

Câu 1: (1 điểm) 

Em hãy chọn những cụm từ sau, để điền vào các đoạn trống sao cho đúng

- có quyền tự do                                           - có nghĩa vụ

 - quyền lao động                                         - nghĩa vụ lao động

"Mọi công dân(1) .......................................sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp.

"Mọi người có(2) ......................................... để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước."

Câu 2: (1,5 điểm) 

Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai?

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Kết hôn là do nam nữ tự quyết định không ai có quyền can thiệp

 

 

B. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn

 

 

C. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.

 

 

D. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như vợ chồng.

 

 

E. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.

 

 

G. Người chồng phải là người có quyền quyết địnhn những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.

 

 

Câu 3:  (0.5điểm) Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

            A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty

            B. Cướp giật dây chuyền, túi sách của người đi đường

            C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh.

            D. Vay tiền quá hạn dây dưa không chịu trả

Phần II - Tự luận. (7điểm)

Câu 1: (2 điểm)Em hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ Quốc? Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ Quốc?

Câu 2: (2 điểm)Thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân? Em hãy nêu hai ví dụ quyền tự do kinh doanh của công dân.

Câu 3(1 điểm) Em hãy nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Câu4:  (2điểm)

Tình huống:

Trong giấy phép kinh doanh của bà H có tới 8 loại hàng, nhưng bna quản lí thị trường kiểm tra có bán tới 12 loại hàng .theo em bà H có vi pham quy định về kinh doanh không? Nếu có thì vi phạm gì?

 

----- Hết đề 4 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 4

Câu 1: (1 điểm) 

Điền những cụm từ theo thứ tự sau:

(1) có quyền tự do (0,5 điểm)

(2) nghĩa vụ lao động (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm, mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm) 

- Đúng A, B.C, E                                                                                           

- Đúng D, G                                                                                                    

Câu 3:  (0.5điểm)

Chọn câu D

Phần II - Tự luận. (7điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Yêu cầu học sinh nêu được:

a. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam.                                                                                                         (1 điểm)

 b. Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ quốc như:  Tham gia bảo vệ trật tự trước cổng trường hoặc cộng đồng dân cư, vân động người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự, giúp đỡ gia đinh thương binh liệt sỹ,....

                                                                                                                  (1 điểm)                                          

Câu 2: (2 điểm)

Quyền tự do kinh doanh của công dân là quyền của công dân được  lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh .(1điểm)

b. Nêu được hai ví dụ về tự do kinh doanh của công dân.

Ví dụ như nêu được hai ví dụ sau:

Tùy khả năng, một công dân có thể lựa chọn một trong những ngành nghề kinh doanh như: May mặc, bán hàng tạp hóa, bán hàng ăn, cắt- uốn tóc- gội đầu.(0.5điểm)

Hoặc tham gia sản xuất kinh doanh theo: hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài.... (0.5điểm)

Câu 3 (1 điểm- mỗi việc được 0,5 điểm)

Yêu cầu học sinh nêu được hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội như:

Mẫu:

- Góp ý cho kế hoach hoạt động các câu lạc bộ của nhà trường.(0,5điểm)

- Góp ý với ủy ban nhân dân xã về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương. (0,5điểm)

Câu 4: (2điểm)                                          

Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:

+Bà H có vi phạm về qui định kinh doanh. (1điểm)

        +Kê khai không đầy đủ các mặt hang kinh doanh, đóng thuế đầy đủ theo qui định(1điểm)

               

----- Hết đáp án đề thi 4 -----

5. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 5

I Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

( Khoanh tròn đáp án đúng, mỗi ý đúng được 0,25 điểm )

Câu 1: Cơ sở quan trọng của hôn nhân là:

A. Tình yêu chân chính

C. Tình yêu không giới hạn

B. Tình yêu có sự tính toán

D. Tình yêu cùng giới.

Câu 2: Thuế có tác dụng là:

  1. Cung cấp vốn cho hệ thống kinh tế quốc doanh, ổn định doanh nghiệp
  2. Cung cấp tiềm lực kinh tế cho doanh nghiệp phát triển và ổn định vốn cho doanh nghiệp
  3. Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.
  4. Ổn định doanh thu của  nhà nước, đầu tư, và phát triển vốn đầu tư từ bên ngoài.

Câu 3 Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm  pháp luật về kinh doanh?

  1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế
  2. Buôn bán kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai.
  3. Buôn bán mặt hành nhà nước cấm, kê khai không đúng mặt hàng kinh doanh.
  4. Nộp thuế môn bài theo tùng mặt hàng theo tỉ lệ chiết khấu phần trăm theo quy định.

Câu 4. “Trách nhiệm của người vi phạm phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc .. áp dụng với công chức viên chức.. thuộc quyền quản lý của mình Thuộc loại hình vi phạm nào?

A. Vi phạm pháp luật hình sự 

C. Vi phạm pháp luật dân sự

B. Vi phạm pháp luật hành chính

D. Vi phạm kỷ luật

Câu 5 (0,25 điểm). Những biểu hiện trong việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của công dân dưới  đây, biểu hiện nào là đúng biểu hiện nào là sai. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng.

 

 

 

Biểu hiện

Đúng

Sai

1. Vi phạm pháp luật hình sự  là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính

 

 

2. Vi phạm pháp luật hình sự  là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được qui định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.

 

 

3.  Vi phạm pháp luật dân sự là trách nhiệm của các nhân, cơ quan tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm

 

 

4. Trách nhiệm của người vi phạm kỷ luật phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc .. áp dụng với công chức viên chức.. thuộc quyền quản lý của mình là Vi phạm nội qui gia đình

 

 

 

Câu 6. Điền vào chỗ trống để  hoàn thiện nội dung sau:

- Kinh doanh là hoạt động...(1)................................. dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích (2)....................................

- Thuế là một phần trong  (3)........................................ mà công dân và tổ chức kinh tế có (4)..................................... vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho công việc chung.

II. Phần tự luận (7 điểm).

Câu 7 ( 2 điểm). Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc như thế nào?

Câu 8. ( 2 điểm).  Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân nghĩa là gì?

Câu 9. (2 điểm). Tình huống

Anh Đức và Chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lưạ chọn, không ai có quyền ngăn cản.

Hỏi:

a) Theo em ló do “ tự do lựa chọn” của anh Đức là đúng hay sai vì sao? Nếu họ cố tình lấy nhau thì hôn nhân của họ có hợp pháp không, vì sao?

b. Bằng thực tế em hãy cho biết tác hại của việc kết hôn sớm đối với bản thân và gia đình?

 

----- Hết đề 5 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 5

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

C

D

 

Câu 5

1 sai

2 đúng

3 đúng

4 sai

Câu 6

1. Sản xuất

2. Thu lợi nhuận

3. Thu nhập

4. Nghĩa vụ nộp

 

Câu

Đáp án

Điểm

7

- Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh  thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

- Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường học sinh chúng ta phải ra sức học tập tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tích cự tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình tham gia nghĩa vụ quân sự.

1

 

 

1

8

- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có nghĩa là:

Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội.  Đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.

- Lao động và nghĩa vụ của mỗi nông dân đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước.

 

1

 

 

0,5

 

0,5

9

- Lý do “ tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa là không đúng.

Vì: Anh Đức và chị Hoa là người có họ hàng trong phạm vi ba đời là hôn nhân cận huyết.

- Nếu anh Đức và chị Hoa cố tình lấy nhau thì hôn nhân không hợp pháp vì pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời. (điều 10 luật HNGĐ 2014)

HS: Tự liên hệ ( yêu cầu nêu lên được tác hại đối với bản thân và gia đình)

0,5

 

0,5

1

 

 

1

 

----- Hết đáp án đề thi 5 -----

6. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 6

Câu 1. Trong gia đình bác A, giữa hai bác và các con đều được trao đổi cởi mở về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gai đình. Điều này là thể hiện bình đẳng

A. giữa các thành viên trong gia đình.

B. giữa các thế hệ.

C. giữa cha mẹ và con.

D. giữa người trên và người dưới.

Câu 2. Giám đốc công ty B và chị D ký hợp đồng lao động, trong đó nội dung quy định chị D phải làm thêm mỗi ngày 2 tiếng. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào ?

A. Tự do, tự nguyện.

B. Bình đẳng.

C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

D. Giao kết trực tiếp.

Câu 3.Do mâu thuẫn với Giám đốc công ty, chị H đang nuôi con nhỏ dưới 10 tháng tuổi, bị Giám đốc công ty điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn so với lao động nam. Trong trường hợp này, Giám đốc coog ty đã không thực hiện nội dung nào về bình đẳng trong lao động ?

A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. Bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên.

Câu 4. Giám đốc Công ty Y quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị H trong thời gian chị H đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi, vì lý do chị không hoàn thành công việc. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới:

A. quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty.

B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

C. quyền bình đẳng giữa các lao động trong công ty.

D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 5. Anh T là cán bộ có trình độ chuyên môn đại học nên được vào làm công việc liên quan đến nghiên cứu và nhận lương cao hơn, còn anh K mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên được sắp xếp vào làm ở bộ phận lao động chân tay và nhận lương thấp hơn. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Trong lao động.

B. Trong tìm kiếm việc làm.

C. Trong thực hiện quyền lao động.

D. Trong nhận tiền lương.

Câu 6. Q muốn thi đại học vào ngành Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q thi vào ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?

A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.

B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.

C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.

D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.

Câu 7. Thấy trong hợp đồng lao động của mình ký với Giám đốc công ty có điều khoản trái pháp luật lao động, anh P đã đề nghị sửa và đưuọc chấp nhận. Điều này thể hiện

A. quyền dân chủ của công dân.

B. bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.

C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. bình đẳng giữa đại diện người lao động và ngưởi sử dụng lao động.

Câu 8. Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây ?

A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

Câu 9. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

A. Hôn nhân

B. Hòa giải

C. Li hôn

D. Li thân.

Câu 10. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là

A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11. Chị B có chồng là anh A. Bạn chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là:

A. tài sản chung của chị H và anh Y.

B. tài sản riêng của chị H hoặc tài sản riêng của anh Y

C. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật

D. Tất cả ý trên

Câu 12. Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân

A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.

B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.

C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu "trọng nam, khinh nữ".

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13. Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là:

A. Không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.

B. Không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.

C. Không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.

D. Không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.

Câu 14. Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?

A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ

B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp

C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

Câu 15. Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?

A. Kinh doanh.

B. Lao động.

C. Sản xuất.

D. Buôn bán.

Câu 16. Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

B. Quyền tụ do kinh doanh.

C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 17. một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?

A. Tiền.

B. Sản vật.

C. Sản phẩm.

D. Thuế.

Câu 18. Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 2 năm.

B. Từ 2 – 3 năm

C. Từ 2 – 5 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Câu 19. Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 5 năm.

B. Từ 2 – 3 năm

C. Từ 2 – 4 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Câu 20. Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào?

A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 21. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ?

A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.

B. Tham gia các hoạt động xã hội.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào công việc.

D. Cả A,B, C.

Câu 22. Sự quan trọng trong thay đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ?

A. Làm thay đổi nền kinh tế đất nước

B. Sản Xuất trì trệ

C. Doanh thu hàng hóa cao

D. Cả A, C.

Câu 23. Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các họat động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành CN cơ khí được gọi là?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 24. Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các họat động sản xuất và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự phát triển của CNXH được gọi là?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 25. Việc thay thế từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến quá trình nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu.

Câu 26. Việc chuyển từ công cụ lao động từ bằng đá (thời kì nguyên thủy) sang sử dụng công cụ bằng sắt nói đến quá trình nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu.

Câu 27. Trong sự nghiệp CNH-HĐH thanh niên giữ vai trò?

A. Lực lượng nòng cốt.

B. Lực lượng quyết định.

C. Lực lượng tinh nhuệ.

D. Lực lượng chủ yếu.

Câu 28. Những việc làm tích cực của thanh niên trong đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là?

A. Tích cực nghiên cứu khoa học.

B. Sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học kĩ thuật về áp dụng vào trong nước.

C. Đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.

D. Cả A,B, >C.

Câu 29. Những việc làm tiêu cực của thanh niên làm phá hoại CNH-HĐH đất nước là?

A. Tham gia các tệ nạn xã hội.

B. Buôn bán chất ma túy.

C. Chơi cờ bạc.

D. Cả A,B, C.

Câu 30. Để nước ta trở thành nước CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước cần đầu tư đến yếu tố nào?

A. Con người.

B. Khoa học – Kĩ thuật.

C. Máy móc hiện đại.

D. Cơ sở vật chất.

Câu 31. Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là ?

A. Gíup đỡ bố mẹ làm việc nhà.

B. Tự giác làm bài tập về nhà, không cần phải nhắc nhở.

C. Đi làm đúng giờ.

D. Cả A,B, C.

Câu 32. Quyền của người lao động là gì?

A. Được hưởng tất cả các chế độ của người lao động theo đúng quy luật.

B. Bị cắt các ngày nghỉ theo quy định.

C.Được tham gia bảo hiểm đầy đủ.

D. Cả A, C.

Câu 33. Nghĩa vụ của người công dân là ?

A. Chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra

B. Đi làm đúng giờ.

C. Không đánh nhau cãi nhau trong công ty.

D. Cả A,B, C.

Câu 34. Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A.Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 35. Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động .

Câu 36. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 37. Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?

A. trong tuyển dụng lao động.

B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. tự do lựa chọn việc làm.

Câu 38. Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?

A. 15 tuổi.

B. Từ đủ 15 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 39. hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?

A. Lao động.

B. Sản xuất.

C. Hoạt động.

D. Cả A,B, C.

Câu 40. Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?

A. Nhân tố quyết định.

B. Là điều kiện.

C. Là tiền đề.

D. Là động lực.

----- Hết đề 6 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 số 6

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

21

D

2

C

22

D

3

C

23

A

4

D

24

B

5

A

25

B

6

C

26

A

7

C

27

D

8

C

28

D

9

A

29

D

10

D

30

A

11

A

31

D

12

D

32

D

13

D

33

D

14

A

34

A

15

A

35

C

16

B

36

B

17

D

37

B

18

D

38

B

19

D

39

A

20

C

40

A


----- Hết đáp án đề thi 6 -----

Tổng hợp Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 có đáp án

- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 Đề số 1
- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 Đề số 2
- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 Đề số 3
- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 Đề số 4

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9  chọn lọc

de thi hoc ki 2 mon giao duc cong dan lop 9

Tải đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9

Trong phần Tự luận của đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 thường đưa vào một tình huống, sau đó yêu cầu học sinh nhận xét, phân định dựa trên kiến thức của những bài học. Khi luyện tập kĩ năng làm bài với các đề thi thử, các bạn học sinh không chỉ có thêm kinh nghiệm làm bài mà còn hình thành được phản xạ với những tình huống, nhờ vậy mà khi làm bài thi chính thức, những tình huống, vấn đề được đặt ra sẽ không thể làm khó được bạn.

Để không bị nhàm chán bởi những lí thuyết khô khan, khi ôn tập cho môn Giáo dục công dân, thay vì học chay một cách máy móc các bạn có thể đặt những kiến thức bài học vào những tình huống cụ thể; học kết hợp với việc giải đề để việc ghi nhớ được tốt hơn. Đối với những nội dung khó hiểu/ không hiểu các bạn có thể note lại trong những tờ giấy nhớ để tìm hiểu hoặc nhờ thầy cô giúp đỡ.

Ngoài đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học 2018 - 2019 các bạn học sinh còn có thể tham khảo rất hiều đề thi học kì 2 lớp 9 các bộ môn như: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật lý, Lịch sử mà Taimienphi.vn đã sưu tầm và đăng tải. Hi vọng rằng với những bộ đề thi học kì 2 lớp 9 này có thể hỗ trợ tích cực cho quá trình ôn thi của các bạn.

- Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9
- Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9

Chúc các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.


Liên kết tải về - [435 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi học kì 2 môn giáo dục công dân lớp 9 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 Đề số 4


Phần mềm Liên quan & Tương tự
Top download
  1. Đang tổng hợp...
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm