download Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 Năm 2022

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

 Năm 2022

Download Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Bài kiểm tra học kỳ 2 có đáp án

Hoàng Gia Bách  cập nhật: 29/03/2022

Ôn tập kiến thức cho kì thi học kì 2 sắp tới thì tham khảo, làm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 là rất cần thiết với các em học sinh lớp 4, giúp kì thi tiếng Việt lớp 4 cuối năm diễn ra thuận lợi, đạt điểm cao.


Một trong những cách giúp các em học sinh có thể chuẩn bị cho bài thi cuối kì 2 tiếng Việt lớp 4 tốt, củng cố được kiến thức, đó chính là tham khảo và làm đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 4 trước khi kỳ thi diễn ra. Nắm bắt điều này, Taimienphi.vn đã cập nhật đề thi tiếng Việt lớp 4 học kì 2 theo thông tư 22, mời các em học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 1

A.PHẦN ĐỌC( 7 điểm): Đọc thầm và chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây và làm các bài tập 

Hoa học trò

               Phượng không không phải là một đóa, không phải vài cành: phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

          Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

        Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

                                                                                     Theo XUÂN DIỆU

Câu 1. Hoa phượng có màu gì?

      A. màu vàng

      B. màu đỏ

        C.    màu tím

Câu 2. Mùa xuân lá phượng như thế nào?

          A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.

          B. Lá bắt đầu dụng.

          C. Ngon lành như lá me non.

Câu 3Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

          A. Vì hoa phượng cho ta bóng mát.

          B. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

          C. Vì phượng có hoa màu đỏ.

Câu 4. Nội dung của bài văn nói lên điều gì?

         A. Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

         B. Nói về tuổi học trò.

        C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.

Câu 5.  Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau đây là gì?

             Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai – nơ khỏi bệnh . Ông ngạc nhiên hỏi bác sĩ:

                        - Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

        A. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu

        B. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

        C. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

Câu 6. Chủ ngữ trong câu sau “ Hoa phượng là hoa học trò” là:

        A. Hoa phượng

        B. Là hoa học trò

        C. Hoa

Câu 7. Câu “ Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?

        A. Ai là gì ?

        B. Ai thế nào ?

        C. Ai làm gì ?

Câu 8 . Trong các từ sau từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” là:

          A. Gan dạ

          B. Hiền lành

          C. Chăm chỉ

 

Câu 9:  Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hớp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

                  Anh Kim Đồng là một ...... rất.........  . Tuy không chiến đấu ở.......... , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức..... . Anh đã hi sinh, nhưng.... sáng của anh vẫn  còn mãi mãi.

                  (can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

     Câu 10: Em hãy đặt 1 câu trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. BÀI KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả : (Nghe – viết) (2,0 điểm)

Cây trám đen

       Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

         Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.

2. Tập làm văn : (5,0 điểm)

Đề bài: Tả một loại cây mà em yêu thích.

 

----- Hết đề thi 1 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 1

A. Phần đọc

Câu 1: B, Câu 2: A, Câu 3: B, Câu 4: A, Câu 5: C, Câu 6: A, Câu 7: B, Câu 8: A

Câu 9: Người liên lạc, can đảm, mặt trận, hiểm nghèo, tấm gương.

Câu 10: Học sinh đặt được câu hoàn chỉnh có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

B. Bài kiểm tra viết

1. Chính tả (nghe - Viết)
- Viết đúng chính tả
- Viết chữ to, sạch đẹp, đúng bài văn mà thầy cô giáo đọc.

2.Tập làm văn

Mẫu:

Chợ hoa ngày Tết quê em trở nên nhộn nhịp, đông vui nhất là vào những ngày Tết. Khu chợ nhỏ trở nên rực rỡ hơn bởi hàng chục loài hoa đang khoe sắc thắm, đó là hoa hồng nhung, hoa cúc vàng, hoa ly trắng...Trong đó loài hoa mà ấn tượng nhất chính là hoa đào. Những cây đào, cành đào được bày bán dọc hai bên đường. Những cây đào nhỏ cao khoảng 50-80 cen-ti-mét được trồng trong những chậu cây nhỏ nhìn vô cùng xinh xắn. Thân cây đào nhỏ bằng cổ tay của em, lớp vỏ xù xì màu nâu sậm. Từ thân cây mọc ra rất nhiều nhánh, trên những nhánh cây lại nở ra những bông hoa đào rực rỡ. Cây đào khi nở hoa rất ít lá, những chiếc lá nhỏ dài thưa thớt trên cây càng làm nổi bật sắc hồng của cánh hoa. Nhìn từ xa, những cây đào như chiếc ô hoa rực rỡ sắc màu. Hoa đào nhỏ, màu hồng đậm hoặc hồng phai, cánh mỏng xếp chồng lên nhau. Hoa đào chỉ nở vào ngày Tết nên thấy hoa đào em biết Tết đã về.

----- Hết đáp án đề thi 1 -----

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 2

I/. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt ( 10 điểm )

1. Đọc thành tiếng:…. 3 điểm. (M3-3đ)   

2. Đọc thầm và làm bài tập: …..7 điểm.

ĐƯỜNG ĐI SA PA

      Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bong chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

      Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

       Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

        Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

                                                    

                                                                Nguyễn Phan Hách

 

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?(M1-0,5đ)

a) Vùng núi

b) Vùng đồng bằng

c) Vùng biển

d) Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M1-0,5đ)

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c) Nắng phố huyện vàng hoe.

d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (M1-0,5đ)

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

d) Vì Sa Pa ở thành phố

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (M1-0,5đ)

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

d) Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(M4-1đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (M1-0,5đ)

a) Câu kể Ai là gì?

b) Câu kể Ai làm gì?

c) Câu kể Ai thế nào?

d) Tất cả các câu kể trên.

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (M2-1,5đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (M1-0,5đ)

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

d) Đi học

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (M2-1đ)

  a).Buổi chiêu, xe……………………………………………………………..

  b)……………………………………………………….. vàng hoe.

 

Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (M1-0,5đ)

  1. Mùa thu, mùa thu
  2. Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
  3. Mùa xuân, mùa hè.
  4. Mùa hè, mùa thu.

II/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)

1 - Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

                                                                                               Nguyễn Thế Hội

2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

----- Hết đề thi 2 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 2

 

I/. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt ( 10 điểm )

          1. Đọc thành tiếng:…. 3 điểm.       

- Đọc đúng tiếng, từ: 1điểm.

             (Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)

 

            - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm.

              (Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0 điểm.)

 

            - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm.

 

2. Đọc thầm và làm bài tập: …..7 điểm.

Câu

1

2

3

4

6

8

10

Đáp án

A

D

B

A

A

B

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?

“Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa” (1đ)

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào?

“Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son” (1,5đ)

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh.

  a) Buổi chiêu, xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (0,5đ)

  b) Nắng phố huyện vàng hoe. (0,5đ)

 

II/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)

1 - Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,25 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).

2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.


1. Nội dung: (3,5 điểm).

a. Mở bài: (1 điểm).

Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).

b. Thân bài: (1,5 điểm).

- Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông…(1 điểm).

- Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ…(0,5 điểm).

* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.

c. Kết luận: (1 điểm)

- Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.

2. Kỹ năng: (1,5 điểm)

3. Cảm xúc: (1 điểm)

4. Sáng tạo: (1 điểm)

5. Hình thức: (1 điểm).

- Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm).

- Dùng từ, đặt câu:  (0,5 điểm).

 

----- Hết đáp án đề thi 2 -----

3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 3

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)

A.I.(3đ) Đọc thành tiếng : Đọc một trong các bài tập đọc đã học.

A.II. Đọc văn bản sau và làm bài tập.

 

Bông sen trong giếng ngọc

 

          Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông  minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở  trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

        Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

        Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc ’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

        Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên ( Trạng nguyên hai nước )   

                                                                                              Theo Lâm Ngũ Đường                                                                                                                                         

 

 

    Chọn  ý  đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 đ) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? 

a.     Là người có ngoại hình xấu xí.

b.     Là người rất thông minh.

c.      Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.

d.     Là người dũng  cảm.

Câu 2. (0,5 đ)  Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a.     Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo

b.     Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí

c.      Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.

d.     Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

     Câu 3. (0,5 đ) Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a.     Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.

b.     Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.

c.      Vì bông hoa sen rất đẹp

d.     Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 4. (0,5 đ) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.

b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.

c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.

d. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 5. (1 đ) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

........................................................................................................................................................................................................................................................................                                                                           

Câu 6. (1 đ) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7. (0,5 đ) Trong câu: Hôm sau,  chúng tôi đi Sa Pa . Bộ phận nào là chủ ngữ :  ?  (0,5 điểm)

   a.  Hôm sau                     b. chúng tôi                    c. đi Sa Pa                      d. Sa Pa

 

Câu 8. (0,5 đ) Trong  các câu sau câu nào có sử dụng  Trạng ngữ: 

a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi

c.  Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.

d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Câu 9. (1 đ) Em hãy nêu bốn động từ miêu tả hoạt động của con vật ( con mèo, con chó, con gà, con vịt,...)    

.................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 10. (1 đ) Đặt một câu có dùng Trạng ngữ.

................................................................................................................................................................................................................................................................................

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (10 điểm)

B.I. Chính tả (nghe – viết) (3 đ)

Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Một đô thị miền sông nước

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

B.II. Viết đoạn, bài (8 đ)

Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà  mà em yêu thích. ( chó, mèo, gà, vịt... )

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

          

----- Hết đề 3 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 3

A.I (3đ)

A.II (7đ) Đọc văn bản và làm bài tập

Câu 1:  c

Câu 2:  c 

Câu 3:  b

Câu 4:  c 

Câu 5: Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ nên được mọi người nể trọng.

Câu 6:  Người có đức có tài hết lòng vì đất nước thì  sẽ được nể trọng và ngưỡng mộ.

Câu 7:  b

Câu 8: a

Câu 9 : VD : chạy, vẫy đuôi, bới, vỗ cánh, …

Câu 10 : Tùy hs đặt câu, GV ghi điểm.

          VD : Sáng mai, cả nhà về quê thăm ông bà

B. Kiểm tra viết: ( 10 điểm )

B. I. Chính tả: ( 2 điểm )

          - Giáo viên đọc cho học sinh viết ( chính tả nghe – viết ) một đoạn văn tốc độ khoảng 85 chữ.

 - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả ( không sai quá 5 lỗi ): 1 điểm

      B. II. Tập làm văn: ( 8 điểm )

Đảm bảo các yêu cầu sau đây được 8 điểm:

+ Viết được bài văn tả con vật đúng nội dung, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã cho.

Mở bài : (1điểm) Giới thiệu con vật định tả.

Thân bài : (4 điểm)  Nội dung : 2điểm ; kĩ năng : 1điểm ; cảm xúc :1điểm

Kết bài : 1 điểm

Dùng từ đặt câu : 1 điểm ; sáng tạo : 1điểm

Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và cho điểm.

 

----- Hết đáp án đề thi 3 -----

4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 4

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt:

1. Đọc thành tiếng :( 3 điểm)

      (Giáo viên cho học sinh bóc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến 34. Tùy theo mức độ đọc và trả lời của học sinh mà giáo viên cho điểm phù hợp).

 2. Đọc thầm và kiến thức tiếng Việt  : (7 điểm)

     Thời gian( 35- 40 phút ).

     * Đọc thầm bài

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mong và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên từng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

                                                                                 Nguyễn Thế Hội

* Dựa và nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1(0,5 điểm-M 1): Đoạn văn miêu tả về con vật gì?

  1. Chú chuồn chuồn.                B. Đàn trâu.                   C.  Đàn cò             

Câu 2(0,5 điểm- M 1) :  Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh của chú chuồn chuồn được so sánh bằng hình ảnh nào?

A. Như viên bi.               B.  Như hòn than.           C.  Như thủy tinh.        

Câu 3(0,5 điểm-M 1 ): Câu Chú chuồn chuồn mới đẹp làm sao!” Thuộc kiểu câu kể nào?

A.  Ai thế nào ?             B.  Ai làm gì ?                C.  Ai là gì ?

Câu 4(0,5 điểm- M 2) : Đoạn 1 của bài văn miêu tả những bộ phận nào của chú chuồn chuồn?

A. Thân, cánh, đầu, mắt.           B. Chân, đầu, đuôi.        C. Cánh, mắt, đầu.

Câu 5(1 điểm- M 2): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau : “Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên”.

          + Trạng ngữ:…………………………………………………….

          + Chủ ngữ:………………………………………………………

          + Vị ngữ:…………………………………………………………

Câu 6(0,5 điểm-M 2): Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao !”  là :

      A. Chú.           B. Chú chuồn chuồn nước.                        C. Mới đẹp làm sao.

Câu 7(0,5 điểm- M 2) : Đoạn 2 của bài đọc miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh đẹp của lũy tre, cánh đồng.

B. Cảnh đẹp của đất nước dưới tầm cánh của chú chuồn chuồn.

C. Bầu trời trong xanh.

Câu 8(1 điểm-M 3 ): Tìm trong bài đọc và viết ra một câu kể thuộc kiểu câu Ai thế nào ?

Câu 9(1 điểm-M 3)

        Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

        Đoạn văn trên được tác giả sử dựng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả?

       A. Nhân hóa

       B. So sánh

       C. Cả so sánh và nhân hóa

Câu 10(1điểm- M 4) : Tìm trong bài và viết ra 3 danh từ, 3 động từ, 3 tính từ:

+ Danh từ:................................................................................................................

+ Động từ:................................................................................................................

+ Tính từ:.................................................................................................................

 

B. Kiểm tra Chính tả và Tập làm văn:

1. Chính tả (Nghe - viết) ( điểm) (khoảng 20 phút).

        - Bài viết: Trái vải tiến vua . ( từ: Trái vải tiến vua..............chính tai mình thấy như sậm sựt. ) SGK Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 51

2.Tập làm văn : (6 điểm)(Thời gian: 40 phút)

        Đề bài:  Hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích nhất.

 

----- Hết đề 4 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 4

A. Kiểm tra Đọc và kiến thức Tiếng Việt: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng:  3 điểm

      - Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ; giọng đọc bước đầu có biểu cảm; tốc độ đọc đạt 90 tiếng/1phút.(1 điểm)

      - Đọc không sai quá 5 tiếng.(1 điểm)

      - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.(1 điểm)

  1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: 7 điểm

Câu 1: A (0,5 điểm)                                     Câu 2: C (0,5 điểm)

Câu 3: A (0,5 điểm)                                     Câu 4: A (0,5 điểm)

Câu 5: (1 điểm)TN: Rồi đột nhiên

            CN: chú chuồn chuồn nước

            VN: tung cánh bay vọt lên. (0,5 điểm)

Câu 6: B (0,5 điểm)

Câu 7: B (0,5 điểm)      

Câu 8: (1 điểm)Học sinh tìm, viết được một câu kiểu Ai thế nào. VD: Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! 

Câu 9:  (1điểm) B.                            

 Câu 10:(1 điểm) Học sinh tìm đúng cả 3 loại theo yêu cầu 1điểm, đúng 2 loại ghi 0,5 điểm, đúng 1 loại ghi 0,25 điểm.

 

B. Kiểm tra Chính tả và Tập làm văn:  10 điểm

1. Chính tả:  (4 điểm)

       - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (3điểm)

       - Viết đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi. (1điểm)

       2. Tập làm văn: (6 điểm)

       - Viết đúng mở bài bài 1 điểm.

       - Viết đúng thân bài bài 2 điểm.

       - Viết đúng kết bài bài 1 điểm.

       - Viết đúng sạch đẹp, đúng chính tả 0,5 điểm.

       - Biết cách dùng từ đặt câu 0,5 điểm.

       - Bài viết có sáng tạo 1 điểm.

----- Hết đáp án đề thi 4 -----

5. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 5

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm )

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 7 điểm )

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

 

 

NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN

          Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

          Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

          Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

          Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

          Bởi vì nó là ngọn nến.

                                                                                           (Theo nguồn Internet)

 

 

 

 

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1; 2; 3, 4; 7; 8:

Câu 1: (0,5đ) Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?

A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp

B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích

C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối.

d. Vì nó thay thế cho đèn điện.

 

Câu 2 : Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?

A. Vì đã có đèn điện thắp sáng.

B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được

C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi

D. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được

Câu 3: (0,5đ) Sau khi nến tắt, mọi người đã thắp sáng bằng gì?

A. Đèn điện

B. Đèn dầu

C. Đèn pin

D. Đèn đom đóm

Câu 4: (0,5đ) Ngọn nến có kết cục như thế nào?

A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa

B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật

C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ.

D. Nến không bị tàn và không bị thiệt thòi.

Câu 5: (1đ): Ngọn nến hiểu ra điều gì?

 

Câu 6: (1đ): Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

Câu 7: (0,5đ) Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào?

 

A. Câu kể

B. Câu hỏi

C. Câu cảm

D. Câu khiến

 

Câu 8: (0,5đ Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “lạc quan”?

A. tin tưởng, phấn khởi, hi vọng                 C. vui vẻ, lạc quan, chán trường

B. tin tưởng, chán đời, thất vọng                D. rầu rĩ, bi quan, chán chường

 

 

Câu 9: (1đ): Chuyển câu kể sau thành câu cảm:         Cây nến sáng  lung linh.

 

Câu 10: (1đ):

a) Thêm trạng ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện  câu sau:

          .........................................................., nến đã được thắp lên.

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu hoàn chỉnh trong câu a.

B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm )

  I. Chính tả: ( 2 điểm).

                 Nghe - viết  bài “ Đường đi Sa Pa” .(Tiếng Việt lớp 4, tập II, trang 115)


 

II. Tập làm văn: (8 điểm)

          Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.


 

----- Hết đề 5 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 5

A.  KIỂM TRA ĐỌC :

I.  Đọc thành tiếng : (3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

- Mỗi câu khoanh đúng cho 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 7

Câu 8

B

C

B

A

B

D

Câu 5: (1đ): Ngọn nến hiểu ra điều gì?

Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

Câu 6: (1đ): Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

HS nêu một trong các ý sau:

- Không nên sống ích kỉ, ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Không nên chỉ vì cái ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến người khác vì đem lại hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại hạnh phúc cho chính mình

.           - Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

Câu 9: (1đ): Chuyển câu kể sau thành câu cảm:     Cây nến sáng  lung linh.

Đáp án:        - Cây nến sáng lung linh quá!

- Ôi chao, cây nến sáng lung linh quá!

....................

Câu 10: (1đ):

a) Trạng ngữ chỉ địa điểm:  Ở giữa phòng, nến đã được thắp lên.

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu hoàn chỉnh trong câu a.

VD: Ở giữa phòng, nến đã được thắp lên.

                  TN   CN             VN

B.  KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả ( 2 điểm )

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): Trừ 0,2 đ.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách- kiểu chữ: tùy theo mức độ để trừ điểm toàn bài (không quá 0,5 đ).

2. Tập làm văn (8 điểm)

+ 7 - 8 đ: Bài viết đúng nội dung mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên, câu văn có hình ảnh không sai lỗi chính tả.

+ 5 – 6 đ: Bài viết đúng thể loại, đúng bố cục, đúng nội dung, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên.

+ 4  điểm: Bài viết đúng thể loại, đúng bố cục, nội dung.

+ Dưới 4: Bài viết chưa tốt, nội dung còn sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả.

----- Hết đáp án đề thi 5 -----

6. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 6

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn trong 5 bài tập đọc và trả lời một câu hỏi liên quan nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu:

1. Bài Đường đi Sa Pa                                                  Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 102)

2. Bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất          Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 114)

3. Bài Ăng-co Vát                                                        Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 123)

4. Bài Tiếng cười là liều thuốc bổ                               Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 153) 5. Bài Con chuồn chuồn nước                                     Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 127)

2. Đọc thầm: (7 điểm-30 phút) Đọc thầm bài: “ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”  TV 4 tập 2 và trả lời các câu hỏi dưới bài:

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

          Ngày 20 tháng 9 năm 1519,  từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

          Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh  những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522,  đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

                                                                Theo TRẦN DIỆU TẦNĐỖ THÁI 

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1, 2, 3, 5, 8.
Câu 1: (M –0,5đ) Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng năm nào?

A.    20 / 7/1519.                  B. 20 / 9/1519.                  C. 20 / 8/1519.

Câu 2:(M2-0,5đ) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?

A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

           B.  Khám phá những loại cá mới sống ở Đại Tây Dương.

C. Khám phá vùng biển Thái Bình Dương.

Câu 3:(M1-0,5đ) Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền ?

            A. Không còn chiếc nào.

           B. Còn 1 chiếc.

            C. Còn 2 chiếc.

Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao đoàn thám hiểm chỉ còn 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 5: (M3-0,5đ) Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào :

A.    Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Châu Âu

B.     Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – Châu Á – Châu Âu

C.    Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á - Ấn Độ Dương – Châu Âu

Câu 6: (M3–1đ) Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì ?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 7: (M1-1đ) Tìm 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài:

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 8: (M2-0.5đ) Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?

          A. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

          B. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

          C. Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Câu 9 : (M3–1đ) Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau :

            Em đóng vai một thủy thủ trong đoàn thám hiểm và đi xin người dân ở đảo thức ăn, nước uống.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 10: (M4-1đ) Đặt một câu cảm nói về các thủy thủ tham gia đoàn thám hiểm.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

 

II. Kiểm tra viết: (10 điểm) HS viết chính tả và làm tập làm văn vào giấy ô li.

1.  Chính tả ( nghe – viết) ( 2 điểm – 15 phút)

Bài: Ăng – co Vát ( Từ đầu đến như xây gạch vữa) TV4 tập 2 trang 123

Ăng - co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đến chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua 3 tầng hành lang dài gần 1500m và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại Khơ-me. Đây là những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
2. Tập làm văn: (8 điểm - 35 phút)

Đề bài: Tả con vật mà em yêu thích.                                    

----- Hết đề 6 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 6

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn trong 5 bài tập đọc và trả lời một câu hỏi liên quan nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu:

1. Bài Đường đi Sa Pa                                                  Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 102)

2. Bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất          Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 114)

3. Bài Ăng-co Vát                                                        Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 123)

4. Bài Tiếng cười là liều thuốc bổ                               Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 153) 5. Bài Con chuồn chuồn nước                                     Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 127)

2. Đọc thầm: (7 điểm-30 phút) Đọc thầm bài: “ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”  TV 4 tập 2 và trả lời các câu hỏi dưới bài:

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

          Ngày 20 tháng 9 năm 1519,  từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

          Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh  những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522,  đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

                                                                Theo TRẦN DIỆU TẦNĐỖ THÁI 

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1, 2, 3, 5, 8.
Câu 1: (M –0,5đ) Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng năm nào?

A.    20 / 7/1519.                  B. 20 / 9/1519.                  C. 20 / 8/1519.

Câu 2:(M2-0,5đ) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?

A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

           B.  Khám phá những loại cá mới sống ở Đại Tây Dương.

C. Khám phá vùng biển Thái Bình Dương.

Câu 3:(M1-0,5đ) Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền ?

            A. Không còn chiếc nào.

           B. Còn 1 chiếc.

            C. Còn 2 chiếc.

Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao đoàn thám hiểm chỉ còn 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 5: (M3-0,5đ) Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào :

A.    Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Châu Âu

B.     Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – Châu Á – Châu Âu

C.    Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á - Ấn Độ Dương – Châu Âu

Câu 6: (M3–1đ) Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì ?

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 7: (M1-1đ) Tìm 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài:

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 8: (M2-0.5đ) Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?

          A. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

          B. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

          C. Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Câu 9 : (M3–1đ) Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau :

            Em đóng vai một thủy thủ trong đoàn thám hiểm và đi xin người dân ở đảo thức ăn, nước uống.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Câu 10: (M4-1đ) Đặt một câu cảm nói về các thủy thủ tham gia đoàn thám hiểm.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

 

II. Kiểm tra viết: (10 điểm) HS viết chính tả và làm tập làm văn vào giấy ô li.

1.  Chính tả ( nghe – viết) ( 2 điểm – 15 phút)

Bài: Ăng – co Vát ( Từ đầu đến như xây gạch vữa) TV4 tập 2 trang 123

Ăng - co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đến chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua 3 tầng hành lang dài gần 1500m và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại Khơ-me. Đây là những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
2. Tập làm văn: (8 điểm - 35 phút)

Đề bài: Tả con vật mà em yêu thích.                                    

----- Hết đáp án đề thi 6 -----

7. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 7

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe - viết: (3 điểm) - Thời gian viết: 15 phút

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

II. Tập làm văn: (7 điểm) - Thời gian: 40 phút

Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích.

----- Hết đề 7 -----

=> Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 số 7

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

+ Học sinh bốc thăm 1 đoạn văn (trong 5 bài đã học ở sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2) rồi đọc thành tiếng.

+ Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra.

* Lưu ý: GV ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm.

Bài 1: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (SGK / 21- TV 4 tập 2)

+ Đọc đoạn: “ Năm 1946..............của giặc”

Trả lời: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?

Bài 2: Sầu riêng (SGK/ 34 – TV 4 tập II)

+ Đọc đoạn: “ Sầu riêng ..............kì lạ”

Trả lời: Sầu riêng là loại trái quý của vùng nào?

+ Đọc đoạn: “ Hoa sầu riêng.................tháng năm ta”.

Trả lời: Hoa sầu riêng được miêu tả như thế nào?

Bài 3: Hoa học trò (SGK/ 43, - TV 4 tập 2)

+ Đọc đoạn: “ Nhưng hoa càng đỏ..............bất ngờ vậy?”

Trả lời: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

Bài 4: Khuất phục tên cướp biển (SGK/ 66, 67 – TV 4 tập II)

+ Đọc đoạn: “ Tên chúa tàu...........nhìn bác sĩ, quát”

Trả lời: Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào?

+ Đọc đoạn: “ Cơn tức giận..........................nhốt chuồng”

Trả lời: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?

Bài 5: Thắng biển (SGK/ 76, 77 – TV 4 tập 2)

+ Đọc đoạn: “ Mặt trời lên cao dần .........điên cuồng”

Trả lời: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?

+ Đọc đoạn: “ Một tiếng reo...................cứng như sắt”

Trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?

Biểu điểm chấm đọc thành tiếng:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ rang, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm (1 điểm)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm)

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu (đọc hiểu văn bản kết hợp kiến thức Tiếng Việt): (7 điểm)

Câu 1: Ý b;

Câu 2: Ý a;

Câu 3: Ý b;

Câu 4: Ý c.

Câu 5: Trả lời: Trong cuộc sống mỗi người có một hoàn cảnh, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, không ai muốn gặp điều bất hạnh(0,5 điểm). Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tươi đẹp hơn . (0,5 điểm) – Tùy theo bài làm của HS để GV tính điểm.

Câu 6: Tùy vào bài làm của HS để giáo viên tính điểm: Nếu HS nêu được 1 điều có ý nghĩa thì sẽ tính 1 điểm.

VD: Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; Hoặc: Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành ...

Câu 7: Ý b; Câu 8 Ý c.

Câu 9: Ý c

Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm).

* Lưu ý: Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài!

Bạn nên giữ trật tự cho mình còn nghe cô giảng bài!...

- Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8 (tính mỗi câu 0,5 điểm)

- Các câu: 5, 6, 9, 10 (tính mỗi câu 1 điểm).

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (3 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu (0,5 điểm), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ

(0,25 điểm), trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,25 điểm)

- Viết đúng chính tả cả đoạn: 2 điểm.

* Điểm viết được trừ như sau:

- Mắc 1 lỗi trừ 0,25đ; mắc 2- 3 lỗi trừ 0,5đ; mắc 4 lỗi trừ 0,75đ; mắc 5 lỗi trừ 1đ; mắc 6 lỗi trừ 1,25đ; mắc 7 - 8 lỗi trừ 1,5đ; mắc 9 lỗi trừ 1,75đ; mắc 10 lỗi trở lên trừ 2đ.

* Lưu ý: Nếu HS viết thiếu 2, 3 chữ chỉ trừ lỗi sai, không trừ điểm tốc độ. Nếu HS viết bỏ một đoạn thì tính trừ hai lần (lỗi sai và tốc độ). Phần chữ viết, trình bày: Tuỳ theo mức độ mà trừ có sự thống nhất trong tổ.

II. Tập làm văn: (7 điểm)

* Học sinh viết được một bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích.

a) Điểm thành phần được tính cụ thể như sau:

1. Mở bài: (1,5 điểm)

2. Thân bài: (4 điểm) . Cụ thể:

+ Nội dung: (1,5 điểm)

+ Kĩ năng: (1,5 điểm)

+ Cảm xúc: (1 điểm)

3. Kết bài : (1,5 điểm)

b) Đánh giá:

+ Học sinh viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích.

+ Khả năng tạo lập văn bản, khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu, khả năng lập ý,

sắp xếp ý, lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết, trình bày.

+ Khả năng thể hiện tình cảm của HS với đồ chơi đó.

c) Chú ý:

Bài đạt điểm tối đa (7 điểm) phải viết đúng thể loại, đủ 3 phần (MB, TB, KB).

Giáo viên căn cứ vào ý diễn đạt, cách trình bày bài văn mà trừ điểm cho phù hợp.

- Nội dung từng phần phải đảm bảo.

- Nếu lạc đề tùy vào mức độ nội dung của cả bài mà trừ điểm cho hợp lí.

----- Hết đáp án đề thi 7 -----

Tổng hợp Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án

- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 Đề số 1
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 Đề số 2
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 Đề số 3
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 Đề số 4
de thi hoc ki 2 mon tieng viet lop 4

Đề thi tiếng Việt lớp 4 học kì 2 năm 2019

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc

de thi hoc ki 2 mon tieng viet lop 4 2

de thi hoc ki 2 mon tieng viet lop 4 3

de thi hoc ki 2 mon tieng viet lop 4 4

* Đáp án

de thi hoc ki 2 mon tieng viet lop 4 5

de thi hoc ki 2 mon tieng viet lop 4 6

Ma trận đề thi tiếng Việt lớp 4

de thi hoc ki 2 mon tieng viet lop 4 7

de thi hoc ki 2 mon tieng viet lop 4 8

Tham khảo thêm:

- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 4

- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lý lớp 4

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 này là tài liệu hữu ích giúp củng cố và nâng cao kiến thức cho các em học sinh về môn Tiếng Việt để làm bài thi dễ dàng, đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó, tài liệu này giúp thầy cô giáo tham khảo, ra đề thi dễ dàng hơn.


Liên kết tải về - [121,1 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi học kì 2 môn tiếng việt lớp 4 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 Năm 2022


Phần mềm Liên quan & Tương tự
    Top download
    1. Đang tổng hợp...
    Bấm vào file dưới
    Để cài phần mềm