download Giáo án bài Nhớ rừng File DOC

Giáo án bài Nhớ rừng

 File DOC

Download Giáo án bài Nhớ rừng - Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 73, 74

Trần Văn Việt  cập nhật: 10/01/2019

Trong quá trình soạn giáo án, mỗi người giáo viên sẽ có cách xây dựng, thiết kế bài giảng khác nhau dựa trên mẫu chung, bởi vậy ngoài việc chủ động tìm tòi, sáng tạo riêng của bản thân, khi soạn giáo án bài Nhớ rừng để chuẩn bị cho bài giảng trên lớp sắp tới, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu giáo án khác để học hỏi, bổ sung những cách biên soạn giáo án hay giúp cho bài giảng của mình hoàn chỉnh hơn.




Mục lục:

- Bài mẫu số 1

- Bài mẫu số 2

 

Giáo án bài Nhớ rừng, mẫu số 1:

 

A. Mục tiêu cần đạtGiúp HS:

1. Kiến thức

- Hiểu sơ qua về phong trào thơ mới. Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức tây học: Chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Nắm và hiểu được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ

2.Kĩ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bị mất nước nô lệ là đau khổ...

 

B. Trọng tâm

- Đọc

+ Phân tích P1

C. Chuẩn bị

- GV: Soạn GA

+ máy chiếu+ Chân dung tác giả

+ Tranh ảnh

- HS: Đọc SGK+ Soạn văn

 

D. Hoạt động lên lớp

1. Kiểm tra(1')

-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2. Giới thiệu bài

3. Bài mới

Đầu thế kỉ 20, văn học Việt Nam có nhiều biến động với nhiều hiện tượng trào lưu văn học mới. Đặc biệt là sự xuất hiện của thơ mới

Thế Lữ là một nhà thơ đi tiên phong trong phong trào thơ mới

"Nhớ rừng" là cảm nhận nét đẹp của nhà thơ cũng như tâm sự của nhà thơ

Hoạt động của giáo viên và học sinh

 

H/s đọc chú thích SGK

Trình bày những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ?

Giáo viên mở rộng:

Ông lấy bút danh là "Thế Lữ" ngoài việc chơi chữ (nói lái) còn có ngụ ý: Ông tự nhận mình là người lữ hành nơi trần thế, chỉ biết tìm đến cái đẹp:

Tôi là người bộ hành phiêu lãng

Đường trần gian xuôi ngược để rong chơi

(Cây đàn muôn điệu).

Là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới chặng đầu, là cây bút dồi dào và tài năng nhất. Ông có công cùng với Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu...đem lại chiến thắng vẻ vang cho thơ mới trong cuộc giao tranh quyết liệt với thơ cũ.

Thế Lữ đi tìm cái đẹp ở mọi nơi mọi lúc: Thiên nhiên, Mĩ thuật, Âm nhạc...đều có mặt trong thơ ông. Nhưng thơ Thế Lữ vẫn mang nặng tâm tư thời thế mà "Nhớ rừng" là tiêu biểu, đặc sắc nhất. Bài thơ diễn tả tâm sự u uất của con hổ bị sa cơ- người anh hùng chiến bại. Tuy chiến bại mà vẫn đẹp, vẫn lẫm liệt ngang tàng. Tác phẩm đã đem lại tiếng vang lớn trong thơ ca VN một thời.

 

Nêu các tác phẩm chính?

Nêu những hiểu biết của em về bài thơ "Nhớ rừng"?

GV hướng dẫn cách đọc:

Đọc chính xác, rõ ràng, giọng điệu thống thiết, phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ.

GV đọc mẫu, gọi HS đọc nối tiếp.

Nhận xét cách đọc của HS

Giải thích từ khó

Bài thơ được viết theo thể loại nào?

Dựa vào nội dung, em có thể chia bài thơ thành mấy phần? Nội dung từng phần?

HS đọc khổ 1.

Lời con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú được miêu tả qua những chi tiết nào?

Nhận xét về giọng điệu của hai khổ thơ đầu?

Giọng thơ ấy giúp em hiểu gì về tâm trạng con hổ?

GV: "Gậm một khối...sắt" động từ "Gậm" đã diễn tả nỗi uất ức, gò bó, trói buộc và 1 cảnh ngộ tù túng, vô vị, không lối thoát. Các thanh trắc dồn cả vào đầu và cuối câu như kìm nén uất ức, bất lực, nhất là với 1 loài ưa tự do, tung hoành như hổ. Câu thơ đầu với những âm thanh chói tai, đặc quánh thì đến câu thứ hai lại buông xuôi như 1 tiếng thở dài với toàn những thanh bằng "Ta nằm dài..." Như kéo dài thêm nỗi đau

Đọc những câu thơ tiếp theo, em thấy hổ bày tỏ thái độ gì với những người, những vật xung quanh?

Em có nhận xét gì về thái độ của hổ thông qua cái nhìn ấy?

GV: Không phải ngẫu nhiên trong đoạn thơ tiếp theo, 6 câu thơ liền đều bộc lộ sự khinh thường (4 câu nói về người, 2 câu nói về đồng loại) nhưng có lẽ niềm căm phẫn con người, giống người mới đủ sức tạo nên 1 giọng thơ hằn học như vậy.

Oái oăm thay, cái nhìn kiêu hãnh, khinh thường kẻ khác lại xuất phát từ một thân phận như thế nào?

GV: "Phải làm trò lạ mắt....Chịu ngang bầy cùng..."

Những câu thơ trên giúp em hiểu thêm điều gì về cảnh ngộ của hổ lúc này?

GV: Bi kịch ấy được thể hiện rất rõ. Một chúa sơn lâm lừng lẫy mà phải chịu "sa cơ", chẳng qua chỉ là sa cơ lỡ bước thôi nhưng thật trớ trêu là hổ lại biết suy nghĩ chứ không như bọn gấu "dở hơi" và cặp báo "vô tư lự" kia nên nó vô cùng ngán ngẩm.

Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì khi miêu tả tâm trạng hổ? Hiệu quả của nó?

GV: Vì vậy ta mới thấy con hổ có suy nghĩ nội tâm thật dữ dội. Bằng lối nói nhân hoá, giọng thơ tự sự cho ta thấy được thực tại buồn chán nhưng cũng đầy kiêu hãnh; nỗi khát khao tự do đang giằng xé nội tâm của hổ.

Lời tâm sự của hổ cũng là lời tâm sự của ai? Nó được diễn tả như thế nào?

GV: bài thơ ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XX. Lúc này đất nước ta đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, 1 cổ hai tròng...cũng hệt như lúc này, hổ đang sống trong vườn bách thú. Biết vậy, nghĩ vậy nhưng không thể làm gì được

Nội dung

1.Tác giả :

- Thế Lữ (1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh.

- Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới.

- Tác phẩm chính : Mấy vần thơ (1935) Vàng và máu (1934)...

2. Tác phẩm:

- "Nhớ rừng" là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, in trong tập " Mấy vần thơ" và được đánh giá là tác phẩm mở đường cho sự chiến thắng của thơ mới

3. Đọc- hiểu chú thích

- Thể thơ: 8 chữ

4. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: (đoạn 1+4): Con hổ ở vườn bách thú.

+ Phần 2: (đoạn 2+3): Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ của nó.

+ Phần 3: (đoạn 5): Nỗi khao khát được trở về với cội nguồn.

1.Tâm trạng và cảnh ngộ thực tại của con hổ trong vườn bách thú.

Tâm trạng:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

NT: Giọng thơ như lời giận dữ, một tiếng thở dài ngao ngán.

=> Tâm trạng uất ức, căm hờn, chán ngán, bất lực.

Khinh:

+ Lũ người: ngạo mạn, ngẩn ngơ

+ Lũ vật: vô tư lự.

=> Kiêu hãnh, coi thường kẻ khác.

Thân phận: Làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

=> Cảnh ngộ trớ trêu

NT: Nhân hoá => Con hổ như con người, mang tâm trạng như con người.

=> Lời tâm sự của người dân VN: phải sống cuộc đời gò bó, tăm tối, tầm thường đầu thế kỉ XX.

2.Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ của nó.

Cảnh sơn lâm:

- Bóng cây già

- Tiếng gió gào ngàn

- Giọng nguồn hét núi

Điệp từ, động từ mạnh, chọn lọc từ ngữ gợi hình ảnh núi rừng hùng vĩ nhưng đấy bí ẩn

Hình ảnh con hổ:

- Dõng dạc, đường hoàng

- Lượn tấm thân như sóng cuộn

- Mắt thần khi đã quắc

- Mọi vật đều im hơi

- Chúa tể cả muôn loài

Nhịp thơ thay đổi, hình ảnh đẹp lãng mạn gợi vẻ uy nghi kiêu hùng của vị chúa tể

- Nào đâu những đêm vàng

- Đâu những chiều

- Than ôi!...

Hình ảnh thơ lãng mạn, có nhiều tầng ý nghĩa, độc đáo trong sử dụng ngôn từ, nhân hóa

Đó là sự tiếc nuối một thời oanh liệt, khao khát tự do

->Tiếng lòng của người dân yêu nước

Hình ảnh đối lập:

- Cảnh tù túng tầm thường và giả dối

- Cảnh sống phóng khoáng tự do

-> căm ghét sự tù túng và khát vọng tự do

3. Nỗi khát khao được trở về với cội nguồn

- Hỡi oai linh ... hùng vĩ.

- Ta đương theo giấc mộng ngàn ...

-> Giọng bi tráng, dữ đội

=> Bộc lộ trực tiếp, mãnh liệt nỗi nhớ; sựnuối tiếc cảnh sống tự do à Khát vọng giải phóng dân tộc

E. Tổng kết

1. Nội dung:

- Thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối.

- Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

2. Nghệ thuật

- Bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

- Hình ảnh, hình tượng thơ độc đáo, hoành tráng, giàu chất tạo hình.

- Nghệ thuật "điều khiển đội quân Việt ngữ" tài hoa của viên tướng thi từ Thế Lữ.

 

 

 

Giáo án bài Nhớ rừng, mẫu số 2:

 

A.Mục tiêu bài học

Cảm nhận được niềm khao khát, tự do mảnh liệt, nổi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở trong vườn bách thú.

Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng nạn, truyền cảm của bài thơ

B.Tiến trình lên lớp

I.Ổn định: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

II.Kiểm tra bài cũ: không trả bài vì tiết trước là tiết ôn tập

III.Giới thiệu bài mới:

Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930-1945. nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách riêng, làm cho tiếng nói tự do càng thêm phong phú. Thế Lữ đã mượn lời con hổ-chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niền khao khát tự do, nuốitiếc một quá khứ huy hoàng củamình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Hoạt động của giáo viên

 

1. Đọc hiểu chú thích

Dựa vào chú thích em hãy nêu vài nét về tác giả?

Tác phẩm?

2. Đọc hiểu văn bản

a. Bài thơ được chia làm 5 đoạn, em hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn

GV chuyển: 5 đoạn của bài thơ là một chuổi tâm trạng nối tiếp nhau một cách tự nhiên, logic trong nội tâm của con hổ giống như trong nội tâm của con người vậy

Trong bài cóhai đoạn được miêu tả đầy ấn tượng đó là những cảnh nào?

b. Đọc khổ 1 và cho biết câu đầu có nhưng từ nào đáng chú ý? Qua đó câu thơ thể hiện tâm trạng gì của con hổ?

Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế?

Tư thế nằm dài của con hổ thể hiện điều gì?

Thông qua tâm trạng của con hổ tác giả muốn thể hiện điều gì?

GV bình: Đoạn thơ đầu đã chạm ngay vào nổi đau mất nước, nổi đau của người dân thời bấy giời, nổi ngao ngán của con hổ cũng chính là nổi ngao ngán của người dân trong cảnh đời u tối bao trùm khắp đất nước.

c. Cũi sắt có thể giam cầm được thể xác nhưng không giam giữ được tư tưởng của con hổ?

Cảnh núi rừng nơi chúa tể sơn lâm được miêu tả như thế nào trong đoạn 2,3?

Em có nhận xét gì về cách dùng từ?

Hình ảnh con hổ được miêu tả như thế nào ?

Tâm trạng con hổ lúc này như thế nào?

Những kỷ niệm của con hổ đối với núi rừng?

 

Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đây?

GV: Có thể xem bốn thời điểm như một bộ tranh tứ bình về cảnh giang sơn của chúa sơn lâm? Cuối khổ 3 là câu hỏi tu từ vậy nó có tác dụng gì?

GV: Câu thơ cuối cùng tràn ngập cảm xúc buồn thương, thất vọng, nuối tiếc, nó như một tiếng thở dài ai oán của con hổ. Đó không chỉ là tâm trạng của con hổ mà còn là tâm trạng của một lớp người Việt Nam trong thời nô lệ, mất nước.

d. Hai khổ cuối

Cảnh vật ở khổ 4 có gì giống và khác cảnh khổ 1?

Khổ 4 thể hiện tâm trạng gì của con hổ?

Hai câu thơ mở đầu và cuối của khổ 5 có ý nghĩa gì?

e. Tổng kết: Nội dung và nghệ thuật

Hoạt động của học sinh

 

1. Đọc chú thích SGK và trả lời tác giả tác, tác phẩm

Thế Lữ (1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê Bắc Ninh-Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới (1932-1945) buổi đầu

Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơi mới

2. Đọc hiểu văn bản

Bố cục chia làm 5 đoạn:

- Đoạn 1: Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú

- Đoạn 2:Con hổ nhớ lại cảnh khi là chúa tể của muôn loài

- Đoạn 3: Con hổ nuối tiếc thời oanh kiệt không còn nữa

- Đoạn 4: Căm giận,khinh ghét cảnh sống tầm thường, giả dối

- Đoạn 5: Nổi nhớ rừng lại cháy lên khôn nguôi của con hổ

3. Tìm hiểu kỹ về nội dung

a. Tâm trạng con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú

Gặm một khốicăm hờn trong cũi sắt

- Gặm : hành động bứt phá của con hổ

- Khối : kết thành

àSử dụng động từ, danh từ . miêu tả tâm trạng căm hờn uất ức vì bị mất tự do của chúa sơn lâm

- Tủi nhục, ngao ngán vì bị sa cơ thất thế

Từ ngữ giàu hình ảnh

=> Đây là nổi tủi nhục của con hổ khi bị nhốt cũng chính là nổitủi nhục căm hờn, cay đắng của người dân bị mất nước

b. Nỗi nhớ rừng của con hổ

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

-Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi

-lá gai, cỏ sắc

àSử dụng hàng loạt động từ, danh từ, tính từ để tả cánh rừng

=>Cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ

àHình ảnh con hổ hiện lên mạnh mẽ, vừa nhẹ nhàng, uyển chuyển

- Nào đâu những đêm vàng... trăng tan?

- Đâu những ngày mưa... đổi mới?

- Đâu những bình minh... tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng...bí mật?

àĐiệp ngữ kếthợp với câu hỏi tu từ nối tiếp nhau, gợi lại những kỷ niệm tuyệt đẹp của một thời vàng son thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ.

àCâu hỏi tu từ kết hợp với dấu chấm cảm.

=>Nhấn mạnh sự nuối tiếc của con hổ

c. Nỗi chán ghét thực tại

- Giống miêu tả nỗi chán trường, uất hận của con hổ

- Khác:

khổ 1: miêu tả cảnh giam càm của con hổ

khổ 4: miêu tả chi tiết cảnh thiên nhiên nơi con hổ bị nhốt. Uất hận, chán ghét thực tại nhỏ bé, tầm thường, giả dối. Đây cũng là tâm trạng của bao thế hệ thanh niên thời bấy giờ

d. Tổng kết

C. Tổng kết

 

1. Nội dung: Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nổi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mảnh kiệt

2. Nghệ thuật: Vần thơ đầy cảm xúc lãng mạn, giàu hình ảnh.

D. Hướng dẫn học bài

 

- Học thuộc lòng bài thơ

- Soạn bài tiếp theo



Liên kết tải về - [156 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

  • Soạn giáo án điện tử, bài thuyết trình với LectureMaker
    Chia sẻ bởi: Trần Khởi My
    LectureMaker là ứng dụng hỗ trợ soạn giáo án điện tử cho các Giáo viên phục vụ công việc giảng dạy được tốt hơn. Qua bài viết này các bạn sẽ biết cách tạo bài giảng điện tử trên LectureMaker.
  • Cách tải giáo án điện tử trên Hành trang số
    Tìm hiểu cách tải giáo điện tử trên Hành trang số (hanhtrangso.nxbgd.vn) sẽ giúp thầy cô giáo cập nhật nhiều hình ảnh, giáo án, sách điện tử theo chương trình học từ lớp 1 - 12 để để bổ sung vào bài
  • Giải bài tập trang 49 SGK toán 2
    Chia sẻ bởi: Lê Thị Thuỷ
    Ở những bài viết trước các em học sinh lớp 2 đã được làm quen với phép trừ, bài viết ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách giải bài tập trang 49 SGK toán 2 Bài 1, 2, 3, 4 - Giải bài 31-5. Để biết rõ về cách đặt phép tính như thế nào cũng như quá trình làm quen với các dạng toán được tính ra sao các bạn hãy cùng tham khảo tài liệu giải toán lớp 2 được chúng tôi cập nhật chi tiết và dễ hiểu dưới đây.
  • Giải bài tập trang 15 SGK toán 2
    Ở những bài học trước chúng ta đã cùng nhau làm quen về các phép cộng cũng như giải bài Phép cộng có nhớ hay phép cộng có tổng bằng 10, bài viết dưới đây các em sẽ được tìm hiểu giải bài tập trang 15
  • Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Cánh Diều PDF tập 1, tập 2
    Chia sẻ bởi: Chipu
    Bộ sách giáo khoa lớp 4 Cánh Diều năm học 2023 - 2024 đã được nhiều trường học trên phạm vi cả nước lựa chọn, sử dụng trong chương trình giáo dục tiểu học. Địa chỉ truy cập SGK Cánh Diều 4 và link tải 12 môn học Toán, Tiếng Việt, công nghệ, thể chất,... sẽ được Taimienphi chia sẻ trong bài viết sau.
  • Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
    Chia sẻ bởi: Trần Quốc Anh
    Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức được biên soạn bởi NXB Giáo dục Việt Nam. Với nội dung dễ hiểu, chứa nhiều ví dụ gắn liền với thực tiễn, bộ sách cung cấp kiến thức cơ bản và giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết. Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF cho 10 môn học đã được Taimienphi.vn tổng hợp, mời bạn đọc cuộn xuống phía dưới và nhấn vào đường link tương ứng với tên sách để tải về.
  • Giải bài tập trang 12 SGK toán 2
    Liệu các em học sinh lớp 2 đã biết những con số như nào thì có tổng bằng 10 chưa, nếu các em còn chưa nắm rõ vấn đề này thì hãy cùng tham khảo tài liệu giải toán lớp 2 cùng với hệ thống giải bài tập
  • Giải bài tập trang 32 SGK toán 2
    Giải bài tập trang 32 SGK toán 2 - Kilôgam là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 2 tìm hiểu về một đơn vị đo cân nặng của vật hay của người. Để biết chi tiết hơn về những vấn đề này và đơn
  • Giải bài tập trang 61 SGK toán 2
    Ở những bài viết trước chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu về các phép tính 11, 13, 13 trừ đi một số, bài ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách giải bài tập trang 61 SGK toán 2. Để biết rõ
  • Giải bài tập trang 39 SGK toán 3
    Chia sẻ bởi: Trần Quốc Anh
    Trong cuộc sống thường ngày chúng ta vẫn thường xuyên phải sử dụng đến các phép chia đơn giản, và việc học toán ứng dụng cho thực tế là điều khá cần thiết, chính vì thế bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về dạng toán tìm số chia cùng với cách giải bài tập trang 39 SGK toán 3 - Tìm số chia đơn giản nhất. Việc ứng dụng tài liệu giải toán lớp 3 chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình ôn luyện và củng cố kiến thức của các bạn. Hãy cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
  • Giải bài tập trang 101 SGK toán 2
    Sau những bài bảng nhân 2, 3, 4 mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bảng nhân 5 để nắm vững hơn kiến thức và ứng dụng đem lại kết quả học tập tốt hơn.
  • Giải bài tập trang 35 SGK toán 3
    Ở bài viết trước chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu về bảng nhân 7, bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo nội dung lý thuyết và bài giải bài tập trang 35 SGK toán 3 - Bảng chia 7 một
  • Tổng hợp đề thi thử THPT 2021 môn Văn
    Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đề thi thử THPT Quốc gia, chúng tôi đã tổng hợp đề thi thử môn Văn THPT 2021 để các em tham khảo và chọn lựa được cho mình những đề
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Giáo án bài Nhớ rừng được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat giáo án bài nhớ rừng là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Giáo án bài Nhớ rừng File DOC


Phần mềm Liên quan & Tương tự
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm