download Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi File DOC

Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi

 File DOC

Download Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi - Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia

Hoàng Gia Bách  cập nhật: 01/02/2019

Ở bài viết hướng dẫn viết văn nghị luận xã hội hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến các em bài mẫu nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi để các em hiểu rõ hơn về lời cảm ơn và xin lỗi, đôi khi là những cụm từ hết sức đơn giản nhưng nó lại phản ánh văn hóa ứng xử của mỗi chúng ta trong cuộc sống này.




Đề bài: Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi

 

 

nghi luan xa hoi ve van hoa cam on xin loi

Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi

 

Bài mẫu: Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi

 

Từ xưa đến nay, nền văn hoá của người Việt luôn được giữ gìn và phát huy đặc biệt là trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Người xưa có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", chẳng phải tự nhiên mà ông cha ta đã khuyên răn thế hệ sau bằng câu nói giản dị mà thấm thía đến vậy. Và trong xã hội hiện đại như ngày nay, văn hoá nói cảm ơn, xin lỗi đã và đang là vấn đề được mọi người quan tâm, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Nhắc đến cuộc sống hiện đại ta không thể không nhắc đến những thiết bị gắn kết con người như điện thoại thông minh, máy tính bảng, và sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của các trang mạng xã hội. Hình thức giao tiếp của con người cũng ngày càng đa dạng hoá, không chỉ bằng lời nói trực tiếp qua âm thanh, qua sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mà giờ đây, thông tin giao tiếp cũng được truyền tải qua chữ viết. Cho dù bằng bất cứ hình thức nào đi nữa, văn hoá cảm ơn, xin lỗi được các bạn trẻ và cả những người đứng tuổi ngày nay phát huy một cách tích cực. Chúng ta nghe thấy những lời cảm ơn khi được nhường ghế trên xe buýt, cảm ơn khi mua một món đồ, cảm ơn khi học được một bài học từ chính những hành động của người khác, cảm ơn bố mẹ khi đã mang đến cho bản thân mình những điều tuyệt vời nhất, và cảm ơn họ khi họ luôn sống mạnh khoẻ và vui vẻ. Chúng ta thường cảm ơn người khác khi mình nhận được sự giúp đỡ cũng như biết ơn họ nhưng đâu chỉ có vậy. Ta cảm ơn khi cả hai đều vui vẻ, cảm ơn khi người khác mang đến cho mình không chỉ giá trị vật chất mà còn cả tinh thần và những kinh nghiệm sống quý báu. Lời xin lỗi cũng vậy, xin lỗi khi chúng ta bất cẩn mắc sai lầm, nhưng ngay cả khi lỗi không phải của mình, ta cũng xin lỗi để bày tỏ thái độ hoà nhã mà chân thành, bày tỏ tình yêu thương và cảm thông giữa người với người. Những lời nói nói cảm ơn, xin lỗi thật đơn giản nhưng ý nghĩa mà chúng mang lại thật lớn và sâu sắc.

Bên cạnh những bạn trẻ biết biết sử dụng từ cảm ơn, xin lỗi thường xuyên gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày, thì vẫn còn một bộ phận các bạn trẻ sử dụng những câu nói đó như một lời nói xa xỉ, họ không biết cảm ơn, xin lỗi ngay cả khi được người khác giúp đỡ và khi bản thân mình mắc lỗi vậy. Họ chưa từng cảm ơn bố mẹ vì họ nghĩ bố mẹ chăm sóc họ là một điều tất yếu, nhưng họ đâu biết rằng các em nhỏ ở làng trẻ SOS mong muốn được cảm ơn bố mẹ biết nhường nào. Họ kiên quyết không chịu xin lỗi vì cho rằng bản thân mình không hề mắc lỗi. Lời xin lỗi và cảm ơn đối với họ khiến họ phải hạ thấp bản thân chăng? Đơn giản họ chưa hiểu rõ được giá trị và ý nghĩa của những lời nói đó.

Chỉ cần một lời nói cảm ơn, xin lỗi bạn sẽ thấy cuộc sống xung quanh của bạn thay đổi rất nhiều. "Cảm ơn bác lao công đã quét dọn sạch sẽ khu phố"; "Xin lỗi vì không giúp gì được cho bạn". Khi bạn nói lời cảm ơn, xin lỗi bạn sẽ nhận thấy rằng cả bạn và họ đều đã được nhận lại một thứ gì đó: Sự thấu hiểu, biết ơn và sẻ chia. Còn gì ấm áp bằng khi chúng ta trao nhau tình yêu thương giữa cái rét buốt ngày đông, trao nhau sự động viên tinh thần cho một ngày làm việc mới. Không những vậy, lời nói cảm ơn, xin lỗi còn thể hiện sự thanh lịch văn minh của mỗi người, mang đến những giá trị nhân văn cùng với những kĩ năng trong văn hoá ứng xử giữa người với người. Nhưng đôi khi, có người cho rằng, cảm ơn, xin lỗi chỉ là những lời nói khách sáo giữa những người thân thiết? Không phải vậy, những lời nói đó không chỉ bày tỏ sự biết ơn mà còn bày tỏ tình yêu thương kính trọng, càng làm gắn bó và bền chặt tình cảm giữa chúng ta. Chắc hẳn các bạn đều biết đến câu chuyện: Có một người phụ nữ nấu ăn trong quân đội, ngày qua ngày, bà đều nấu cho các chiến sĩ những bữa ăn ngon thế nhưng chẳng ai cảm ơn bà một lời. Đến một ngày khi các chiến sĩ ngồi vào bàn và bắt đầu ăn cơm thì họ thấy cơm rất khó nuốt và thức ăn rất khô, họ bèn hỏi người phụ nữ "Sao hôm nay bà không nấu?" Người phụ nữ hỏi lại "Bình thường tôi nấu có ngon không?" Tất cả các chiến sĩ đáp: "Thưa, có" "Vậy tại sao trong thời gian qua tôi nấu cơm mà không ai khen tôi và nói với tôi một lời cảm ơn?". Các bạn đã thấy, lời nói cảm ơn xin lỗi tưởng chừng rất đơn giản nhưng ý nghĩa vô cùng. Như trong câu chuyện kia, lời cảm ơn mang đến niềm tin và động lực cho người đàn bà tiếp tục công việc của mình. Đừng nghĩ rằng cảm ơn, xin lỗi là tự hạ thấp cái tôi của bản thân mình, chỉ có những người ích kỉ, tự mãn mới luôn cho rằng bản thân mình là trung tâm, bản thân mình không có lỗi và nghĩ rằng mình không cần sự giúp đỡ của bất kì ai cả. Cuộc sống ngày càng hiện đại và con người cũng dần trở nên vô cảm, thờ ơ, có người nói vì nhịp sống quá hối hả và vội vã nên họ không để ý tới những điều nhỏ nhặt như vậy. Nhưng các bạn có bao giờ để ý những người bạn ở các nước phương Tây, cuộc sống của họ còn nhanh hơn chúng ta rất nhiều lần vậy tại sao họ luôn nói lời cảm ơn xin lỗi với sự chân thành nhất. Bạn hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào khi văn hoá cảm ơn và xin lỗi bị lãng quên? Chắc hẳn nó sẽ lạnh lẽo và đáng sợ biết nhường nào!

Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi không khó. Ngay từ khi ngồi ghế nhà trường chúng ta đã được học những môn học như Đạo đức, Giáo dục công dân.. và chính chúng ta cũng đã nhận thức và rèn luyện được thói quen nói cảm ơn, xin lỗi. Chỉ cần với một thái độ chân thành, cởi mở, và quan tâm đến người khác. Nói lời cảm ơn, xin lỗi quả thực không khó như bạn nghĩ. Hãy để bản thân chúng ta hoà mình cùng một xã hội văn minh, tiến bộ và tràn ngập tình yêu thương.

Làm người đã khó, làm người tốt còn khó hơn. Đừng vội nghĩ chúng ta sẽ làm những việc lớn lao để thay đổi xã hội xung quanh mà hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, từ những lời cảm ơn, xin lỗi với chínhngười thân xung quanh bạn.

Xem thêm các bài văn mẫu về nghị luận xã hội:

Dàn ý Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường
Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online
Nghị luận xã hội về lòng tự trọng
Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia trong xã hội
Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu
Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi
Nghị luận xã hội về tình cảm giữa cha mẹ và con cái


Liên kết tải về - [125 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Nghị luận xã hội về văn hoá cảm ơn, xin lỗi File DOC

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm