download Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị File PDF

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

 File PDF

Download Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Hướng dẫn phân tích truyện Vợ Chồng A Phủ

Nguyễn Cảnh Nam  cập nhật: 05/02/2019

Mị là nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài với những nét tính cách đặc trưng cho người phụ nữ miền núi Tây Bắc, nổi bật trong đó là sức mạnh phản kháng, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, cùng Phân tích sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị để thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc khắc họa hình tượng nhân vật này.



Đề bài: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

phan tich suc song tiem tang cua nhan vat mi

Bài văn mẫu Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

Bài mẫu: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

Tô Hoài là nhà văn có quan niệm nghệ thuật nghệ thuật rất đúng đắn: văn học phải chân thật, dù sự chân thật ấy có nghiệt ngã đến đâu. Ông còn đưa ra một kinh nghiệm để viết một truyện ngắn thì linh hồn đầu tiên phải là nhân vật. Từ quan niệm từ định hướng ấy, ông đã xây dựng thành công nhân vật Mị trong truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ" một thành tựu xuất sắc của nhà văn sau cách mạng. Mị đại diện cho những người phụ nữ Mông nói riêng và những người dân nghèo Tây Bắc nói chung dưới ách áp bức đè nén của thần quyền, uy quyền vẫn tiềm tàng một sức sống tiềm tàng. Sức sống tiềm tàng của Mị đã được ngòi bút của nhà văn diễn tả rất sinh động, rất logic, biện chứng.

Nhân vật Mị được xây dựng rất gần với nhân vật trong truyện cổ tích miền núi với ba chặng đời đầy ý nghĩa. Chặng thứ nhất thật đẹp đẽ khi Mị còn tự do, chặng thứ hai thấm đầy nước mắt, tủi nhục khi cô bị bắt làm dâu nhà thống lý và chặng thứ ba khi cuộc đời Mị đã bước sang một trang mới. Cô cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài để đến Phiềng Sa để giác ngộ cách mạng. Chặng đời nào của Mị cũng được nhà văn tái hiện đầy chân thực và mang khái quát cao. Nói đến sức sống tiềm tàng là nói đến khát vọng mãnh liệt hướng đến cuộc sống tự do, hạnh phúc, một cuộc sống thực sự của con người. Sức sống tiềm tàng không bộc lộ ra bên ngoài mà ẩn kín ở bên trong chỉ khi nào gặp hoàn cảnh thuận lợi thì nó bùng lên. Trong truyện ngắn của Tô Hoài sức sống tiềm tàng của Mị được thể hiện qua lòng yêu đời ham sống, khát vọng tự do, khát khao hạnh phúc tròng giày xéo,chà đạp xúc phạm khi phải làm trâu ngựa cho nhà thống lý. Có những lúc tưởng như sức sống của Mị đã lịm tắt nhưng thực chất nó như hòn than hồng dưới lớp tro bụi vẫn luôn âm ỉ cháy mà không thể hủy diệt được. Sức sống tiềm tàng của Mị là một phát hiện, một khám phá mới mẻ của Tô Hoài khi hướng về người lao động trước và sau cách mạng.

Trên những trang viết của Tô Hoài, sức sống tiềm tàng của Mị đã được bộc lộ phong phú bởi những tác động của hoàn cảnh. Ngay trong tiếng sáo tha thiết làm say đắm lòng người của Mị, ta đã cảm nhận được tình yêu cuộc sống nồng nàn của người thiếu nữ. Tiếng sáo ấy là những cung bậc cảm xúc, là tiếng lòng của Mị. Cùng với tiếng sáo thì niềm ham sống và sự ý thức về giá trị sống của Mị còn được bộc lộ qua việc từ chối làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Người cha già của Mị suốt một đời khổ sở vừa tiếc một nương ngô phải trả lão mỗi năm, lại là lúc con lớn phải lấy chồng, ra chiều đồng ý. Hiểu được lòng bố, Mị nói thẳng suy nghĩ của mình rằng không muốn làm dâu nhà giàu. Câu nói đầu tiên của Mị trong tác phẩm vừa toát lên sự tự tin bằng sức lao động của tuổi trẻ, Mị sẽ thanh toán món nợ truyền kiếp cho cha mẹ. Điều đó cũng thể hiện sự lựa chọn của Mị thà phải làm việc cực nhọc trên nương rẫy, mà được tự do còn hơn là làm dâu nhà giàu thành nô lệ, nếu không tha thiết đến cuộc sống tự do Mị đã không có sự lựa chọn ấy.

Nhưng trong xã hội bất công, những người con gái như Mị đâu có thể tự quyết định số phận của mình. Dù không muốn nhưng Mị vẫn bị bắt về nhà thống lí theo tập tục cướp dâu. Cái tập tục đã đẩy bao nhiêu người con gái Mông vào bất hạnh. Sau lễ cúng trình ma cuộc đời Mị coi như đã an bài. Bước chân vào nhà thống lý, người con gái đẹp như bông hoa rừng ấy đã bước vào địa ngục trần gian, Mị không phải là con dâu mà cũng chẳng phải là con người. Cô chỉ là một thứ nô lệ, một công cụbiết nói phải làm việc khổ sai, bị chửi đánh đập như súc vật. Không buông xuôi, không cam chịu, Mị đã quyết định tìm đến cái chết. Hành động tự tử của Mị chứa đầy nghịch lí không phải vì Mị chán sống, mà Mị chỉ chán cuộc sống không được làm người nên việc tìm đến cái chết của Mị cũng mang tính lựa chọn thật quyết liệt. Cô thà chết như một con người còn hơn sống như một con vật. Hành vi của Mị đã mách bảo đây là một cô gái đầy bản lĩnh không chịu đầu hàng hoàn cảnh. Tuy nhiên, Mị đã rơi vào một cảnh ngộ đầybi kịch. Sống thì không muốn mà chết thì không được. Lòng hiếu thảo của người con đã không cho phép Mị chỉ nghĩa đến mình. Bởi cô chết, nỗi khổ lại đổ lên người cha già yếu. Câu nói thống thiết của người cha một đời phiền não đã làm Mị bừng tình: "Mày chết, nợ nhà giàu vẫn còn, tao thì già yếu quá rồi, không được con ơi...." . Cô đành phải sống, đành phải trở về nhà thống lý cam chịu làm dâu trừ nợ cho hết đời. Và Mị đã chọn cách sống như người đã chết. Cô đào sâu, chôn chặt mọi khát khao, không hi vọng không đợi chờ, Mị cứ sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi. Càng ngày càng khong nói, câm lặng không giao tiếp như cái bogs. Mị coi mình là con trâu, con ngựa sống lâu trong cái khổ đã quen rồi. Với cô, cuộc sống chỉ có nghĩa là kéo dài những ngày chưa chết nên khi người cha già của Mị chết đi, cô cũng không nghĩ đến cái chết nữa. Nghịch lí trong sâu thẳm tâm hồn Mị đã được nhà văn diễn tả thật sâu sắc ở người con gái ấy luôn tồn tại hai con người: một là mòn mỏi, nỗ lực, cam chịu, còn kia là bướng bỉnh cứng cỏi, âm thầm phản ứng dữ dội với số phận. Cách sống của Mị trong những ngày tủi nhục ở nhà thống lí chính là sự từ chối quay lưng với thực tại. Người con gái ấy chưa bao giờ thỏa hiệp với số phận, không có sức sống mãnh liệt tiềm tàng Mị không thể có thái độ như thế.

Tô Hoài đã tỏ ra am hiểu tường tận thế giới tâm hồn đầy phức tạp của người đàn bà khi miêu tả những gì đang chết đi trong Mị. Bị tước đoạt cuộc sống tự do, hạnh phúc Mị cũng mất luôn những cảm xúc, những nhu cầu tối thiểu Mị tồn tại trong thế giới trật trội tăm tối, ngạt ngạt của mình: một căn buồng kín mít, một ô cửa vuông bé bằng bàn tay lúc nào trông ra cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng.... Căn buồng ấy như một nhà tù giam cầm tuổi xuân của Mị và nó cũng là một nhà mồ để chôn vùi cuộc đời cô. Phải chăng, ngọn lửa sống trong Mị đã lụi tàn? Song, ở người con gái này, sức sống chưa bao giờ hết nó luôn âm ỉ, bền bỉ, dẻo dai và nó bừng thức khi mùa xuân về. Năm nay, cái rét đến sớm, người Mèo cũng ăn tết sớm. Những đồi cỏ tranh vàng ửng lên, những chiếc váy đem phơi sặc sỡ tiếng cười đùa vui vẻ như lũ trẻ và tiếng sáo rủ bạn đi chơi bồi hồi tha thiết đã tác động đến tâm hồn tê tái và cõi lòng băng giá của Mị. Không khí mùa xuân những nhu cầu chính đáng của tuổi trẻ cũng cựa mình thức dậy thật tự nhiên làm MỊ ngày càng raoh rực, ngày càng cồn cào. Bữa cơm ngày tết ở nhà thống lý kẻ ra người vào ngày càng tấp nập. Khi mọi người kéo đi chơi, một mình ngôi bên bếp lửa những xáo trộn bên trong của Mị đã hiện đã hiện ra thành hạnh phúc bên ngoài tiếng sáo ban chiều còn lấp ló đầu núi giờ nó văng vẳng ngay đầu làng. Mị nén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một. Cách uống rượu của Mị thật khác lạ, cô uống mà như đang nuốt đắng, nuốt cay, nuốt tủi, nuốt hận vào trong. Khi tầm hồn hồi sinh, khi khát vọng trở về, Mị phải tìm đến rượu để quên. Nhưng tiếng sáo ngoài kia từ bồi hồi tha thiết ở tận đầu núi giờ đã văng vẳng ngay đầu làng mà lửng lơ ngoài đường. Cùng với mem rượu nồng nàn đã làm cho lòng Mị phơi phới trở lại. Cô nhớ quá khứ đẹp đẽ được tự do thổi sáo, được yêu và có người yêu. Quá khứ đẹp đẽ cũng khiến Mị thấm thía hơn với kiếp sống ngựa trâu mất tự do không hạnh phúc. Mị và A Sử không có lòng với nhau. Lúc này trong Mị đang diễn ra một sự đấu tranh dữ dội, một bên là cảm thức về thân phận ngựa trâu tủi nhục, lại dẫn Mị nghĩ đến cái chết. Và một bên là khát vọng sống tuổi trẻ nhắc Mị mình vẫn còn tre và có quyền được đi chơi đã giục dã Mị. Khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc của tuổi trẻ đã mạnh hơn cái chết. Khát vọng đó đã chiến thắng đau khổ. Mị chuẩn bị đi chơi, tâm hồn hồi sinh thì mọi cảm xúc cũng trở về. Những hành động của Mị đã chứng tỏ điều đó. Việc đầu tiên là cô đến góc nhà xắn một miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Căn buồng của Mị lần đầu tiên có ánh sáng sau bao ngày u ám cùng với hi vọng lóe lên trong cô. Rồi cô vấn lại tóc, với lấy cái váy hoa nhu cầu vui, nhu cầu làm đẹp đã trở về. Tâm hồn của Mị đang sống lại như vạn vật ngoài kia đang đâm trồi nảy lộc khi xuân về. Sức sống trong Mị vừa bùng lên đã bị trả giá rất đắt. A Sử trở về bắt gặp những hành vi của Mị đã ngạc nhiên hỏi. Lúc này Mị đang sống trong thế giới của mình và cô không hề biết. Tâm hồn Mị đã vượt thoát khỏi căn buồng tù ngục cũng như khát vọng sống đã thoát khỏi thân xác đày đọa để bay đến bầu trời tự do. A Sử đã hiểu tất cả đã trói đứng cô bằng cả túm dây đay, tóc cô xõa xuống nó cũng quấn luôn vào cột rồi tắt đèn, đóng cửa, lạnh lùng đi tiếp. Những chi tiết chân thực mang ý nghĩa sâu xa cho thấy cuộc đấu tranh giành quyền sống của những người lao động như Mị trong xã hội bất công thật cam go, quyết liệt. Bởi giai cấp thống trị không từ một thủ đoạn nào để hủy diệt sự sống, để buộc người lao động phải cúi đầu cam chịu. Mị vẫn như người mộng du, trong tiếng sáo dập rờn,, trong giai điệu của tình yêu mời gọi. Và cô vùng bước đi để đến với những cuộc chơi nhưng những vòng dây trói đau nhức đã ném trả Mị về với thực tại phũ phàng. Mem rượu cũng đã hết, tiếng sáo đã không còn, bị trói đến không cựa quậy được, trong bóng tối Mị thổn thức khóc thương cho thân phận mình. Nước mắt chảy tràn dưới miệng không lau, không gạt được. Rồi cô lịm đi gần sáng mới bàng hoàng tỉnh lại, không biết mình còn sống hay đã chết, cô cựa quậy thử... Điều đó chứng tỏ, ngay cả trong lúc đau đớn, tủi nhục nhất Mị chưa bao giờ chán sống. Sự nổi loạn của Mị trong đêm tình mùa xuân giống như một tí chớp lóe. Nó khẳng định niềm ham sống của những người lao động như Mị không thế lực nào có thể ngăn nổi, khát vọng tự do của Mị không một loại dây nào có thể trói buộc. Nó như một đốm lửa rồi sẽ có lúc bùng lên thành đám cháy. Nó giống như một ngọn gió rồi sẽ trở thành bão cát cho Mị và những người bị đọa đày áp bức có sức mạnh để vùng lên làm chủ cuộc đời mình. Không có niềm tin về người lao động Tô Hoài không thể hiện xúc động với những người lao động như Mị.

Ngòi bút Tô Hoài đã tỏ ra am hiểu sâu sắc về đời sống tinh thần của người lao động khi phải sống trong khổ đau, áp bức tất cả đã được miêu tả chân thực, khách quan mà thật xúc động. Sau đêm tình mùa xuân, sức sống tiềm tàng trong Mị một lần nữa trỗi dậy thật quyết liệt để phá tung dây trói của thần quyền, uy quyền tìm đến cuộc sống tự do, tươi đẹp hơn. Mùa xuân lại đi qua, những đêm tình mùa xuân cũng đã hết, sóng gió trong lòng Mị cũng đã lắng lại nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài còn sự thật ngọn lửa sống trong cô đã được nhen lên sẽ không bao giờ tắt nữa. Điều đó đã được khẳng định khi A Phủ xuất hiện. A Phủ là người cùng cảnh ngộ với Mị có cùng số phận đau thương cũng có tính cách vô cùng mạnh mẽ. Cũng như đêm tình mùa xuân để đi đến quyết định cởi trói cho A Phủ, tinh thần của Mị diễn ra vô cùng phức tạp. Những đêm đầu rét không ngủ được Mị đã tìm đến ngọn lửa như một người bạn để sưởi ấm cho cõi lòng băng giá của mình. Đêm bào Mị cũng thức sưởi lửa dù cho A Sử có đạp vào mặt. Hạnh động của Mị đã cho thấy niềm khát khao âm thầm thoát khỏi sự cô đơn. Và mỗi lần ra thổi lửa hơ tay là mỗi lần A Phủ bị trói, MỊ vẫn thản nhiên không chút động lòng: A Phủ hay cái xác chết đứng đâys cũng thế thôi... Suy nghĩ này của Mị hoàn toàn dễ hiểu vì cảnh trói đánh người ở nhà thống lý ngày nào cũng có. Nhìn đến tê dại, cô thương mình còn không hết đâu còn chỗ để cảm thông, chia sẻ với người khác.. Tưởng rằng sự việc sẽ kết thúc như thế, nhưng thật bất ngờ đó là khi lé mắt nhìn sang thấy hai dòng nước mắt bò trên hõm má đã đen xạm. Nước mắt của người đàn ông đang tuyệt vọng vì muốn sống mà buộc phải chết. Nước mắt A Phủ đã làm Mị nhớ đến mình bị A Sử trói và nhớ lại việc người đàn bà trong nhà này đã bị trói đến chết. Và như một lẽ tự nhiên, Mị đã sót thương người đàn ông kia sắp phải chết oan ức. Trong đầu Mị vang lên những lời chất vấn về thực tại bất công: Vì sao người đàn ông phải chết?,,, Mị phẫn nộ trước sự độc ác của cha con nhà thống lý. Lòng thương người cùng sự thức tình về thực tại bất công đã biến Mị từ người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục thành người liều lĩnh. Từ một kẻ nô lệ đến thành kẻ nổi loạn. Chưa bao giờ Mị mãnh mẽ và dứt khoát như thế. Ý nghĩ cứu A Phủ đã đến với co rất nhanh. Lúc đầu cô cũng thấy sợ khi nghĩ mình phải chết thay trên cây cọc ấy. Nhưng nghĩ thế Mị vẫn không sợ, cô quyết định cắt dây trói rồi giục A Phủ chạy. Nhưng ngay sau đó, bản năng tự vệ và lòng ham sống đã thúc đẩy Mị nắm lấy cơ hội để tự cứu mình. Khi A Phủ chạy rồi chỉ còn cái cọc bỏ không, khoảnh khắc ngắn ngủi ấy đã giúp Mị nhận ra sự sống biết bao, cô vụt đuổi theo A Phủ với tiếng thở hắt hao " Cho tôi đi với". Từ không sợ chết đến sợ chết chỉ là biểu hiện tự nhiện thuận chiều của niềm ham sống, khi cô cắt dây trói cho A Phủ là cô thương người, còn khi cô đuổi theo A Phủ là cô thương chính mình. Đoạn văn miêu tả hành động Mị cứu A Phủ được ví như một bài ca, ca ngợi tự do, ca ngợi sự sống. Ở đó, những người lao động bị đè nén, áp bức đã tức nước vỡ bờ, vùng lên để đòi một nhân bản, nhân văn nhất.

Miêu tả nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng là Tô Hoài muốn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với cuộc sống tối tăm cực nhọc của đồng bào miền núi nhất là thân phận bất hạnh của những người phụ nữ bị áp bức bởi hủ tục lạc hậu của bọn chúa đất, chúa mường. Đồng thời nhà văn cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của con người dù trong hoàn cảnh nào cũng không mất đi. Những phẩm chất ấy giúp con người vươn lên để sống một cách có ý nghĩa nhất. Những trang văn miêu tả sức sống tiềm tàng của Mị trong truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ" còn là một lời khẳng điịnh văn học đúng là nhân học.

Xem thêm một số bài văn mẫu, dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mỵ, ý nghĩa tiếng sáo giá trị hiện thực, nhân đạo trong truyện Vợ Chồng A Phủ:

- Diễn biến tâm trạng của Mị trong "đêm tình mùa xuân" trong Vợ chồng A Phủ
- Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật trong Vợ chồng A phủ
- Phân tích Giá trị nhân văn trong Vợ chồng A Phủ
- Phân tích Giá trị hiện thực truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
- Phân tích Giá trị nhân văn trong Vợ chồng A Phủ
- Phân tích Giá trị hiện thực truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt


Liên kết tải về - [100 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật mị là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị File PDF

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm