download Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt File PDF

Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt

 File PDF

Download Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt - Để học tốt ngữ văn lớp 12

Đỗ Bá Hưng  cập nhật: 28/01/2019

Các em học sinh cùng tìm hiểu và phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt để hiểu hơn về dụng ý nghệ thuật và giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân văn cao cả tác giả Kim Lân đã gửi gắm thông qua việc xây dựng tình huống truyện đầy độc đáo, mới lạ đó.



Đề bài: Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt

phan tich tinh huong truyen trong vo nhat

Bài văn mẫu Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt

Bài mẫu: Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt

Nhà văn Kim Lân cả một đời gắn bó với đồng đất Bắc Ninh nên có sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn cũng như tâm tư tình cảm của nhân dân Việt Nam. Chính điều đó đã cho nhà văn những trang viết đặc sắc và tiêu biểu nhất là truyện ngắn "Vợ nhặt" (Con chó xấu xí 1962). Truyện ngắn lấy bối cảnh là nạn đói hãi hùng năm 1945, qua đó nhà văn đã tạo nên một tác phẩm có giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực vô cùng to lớn. Góp vào thành công của truyện, phải nhắc đến tình huống truyện độc đáo, một tình huống đầy éo le, nghịch lí cũng thật cảm động.

Truyện ngắn "Vợ nhặt" là một chương của truyện dài "Xóm ngụ cư" được viết lại trong sự ám ảnh day dứt của nhà văn về thân phận con người trong cảnh đói khát. Tư tưởng chủ đề truyện đã được nhà văn gửi gắm ngay từ nhan đề và làm sáng tỏ bằng một tình huống truyện độc đáo, éo le. Trên phông nền nhàu nát của nạn đói hoành hành, vẻ đẹp của người lao động đã được thể hiện chân thực và đậm nét. Trước hết, tình huống truyện là một tình huống đặc biệt được tác giả sáng tạo lên nhằm thúc đẩy nhân vật bộc lộ tình cảm và làm sáng tỏ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với truyện ngắn, tình huống là vấn đề then chốt nên càng mới lạ, càng li kì, càng hấp dẫn. Trong truyện ngắn "Vợ nhặt", nhà văn Kim Lân đã xây dựng một tình huống như thế.

Với sự tài năng trong cách xây dựng tình huống truyện, Kim Lân đã khắc họa cho người đọc thấy được tình huống truyện của "Vợ Nhặt" vừa lạ, vừa éo le nhưng cũng thật cảm động. Đầu tiên, người đọc thấy điểm "lạ" được tác giả thể hiện qua hình ảnh của nhân vật Tràng. Thật vậy, Tràng là một người vốn xấu xí, nhà nghèo tính cách vô tâm, vô tư, và đặc biệt Tràng còn là dân ngụ cư - thật tội nghiệp, bị khinh miệt, miệt thị dân ngụ cư đã ăn sâu vào trong tiềm thức của những người dân lúc ấy:

"Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư"

Có thể nói, Tràng hội tụ được tất cả những yếu tố của một chàng trai ế vợ. Nhưng tự dưng Tràng lại có vợ, không những thế còn là "nhặt" chẳng phải là chuyện quá lạ hay sao. Đặc biệt trong hoàn cảnh quay quắt ấy, người ta nuôi thân mình còn chẳng xong nhưng giờ đây Tràng còn đèo bòng lại càng khiến chi tiết câu chuyện trở nên thật "lạ". Cùng với điểm "lạ" trong tình huống truyện của Kim Lân còn thể hiện qua nhân vật thị- một người đàn bà quên cả tự trọng để nhận vơ một người đàn ông xa lạ làm chồng. Hơn thế, cái đám cưới của Tràng và thị cũng thật lạ bởi nó không diễn ra trong tiếng pháo nổ, trong tiếng chúc mừng hay tiếng reo hò của đám trẻ con mà nó diễn ra trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn của cả dân tộc, dưới tiếng quạ kêu, trên nền của cái chết.

Không những khai thác tình huống truyện ở điểm khác lạ, Kim Lân còn giúp ta hiểu được sự éo le những chi tiết truyện ấy. Đầu tiên, với hình ảnh của nhân vật thị, người phụ nữ xuất hiện trong nạn đói 1 cách thảm hại: "ngồi vêu ra ở nhà kho để nhặt hạt rơi, hạt vãi", vịn vào câu nói đùa của Tràng , để bám theo Tràng sau 2 hôm không gặp. Vì cái đói, thị đã đánh mất cả lòng tự trọng, trở nên rẻ mạt, và bèo bọt sẵn sàng theo không một người đàn ông lạ về làm vợ không cần lễ nghi thủ tục. Cùng với đó, ở nhân vật Tràng, ta thấy anh là người có số phận không hạnh phúc, anh xấu xí, ngẩn ngơ lại là dân ngụ cư,là dân đi ở đợ, nghèo khổ và bị coi thường trong nạn đói, Tràng tỏ ra mỏi mệt, mặt đăm chiêu nên khi thấy thị theo về thật anh cũng "trợn nghĩ": "thóc gạo đến cái thân mình còn chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". Khi 2 vợ chồng về đến xóm ngụ cư, những người hàng xóm với gương mặt hốc hác, u tối cũng bộc lộ nỗi lo âu: "Ôi chao! Giờ đất còn rước cái nợ đời về" "Biết có nuôi nổi nhau sông được qua cái thì này không". Không chỉ vậy, ta còn thấy sự éo le ấyđược thể hiện của những cảm xúc của bà cụ Tứ. Thật vậy, khi bà thấy thị như hiểu ra chuyện bà cụ cúi đầu, nín lặng, bà ai oán, xót thương cho số phận của con trai mình: "chao ôi người ta dựng vợ, gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn lên làm nổi... còn mình..". Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà giờ đây rỉ xuống 2 dòng nước mắt. Người mẹ ấy, giờ đây còn đang lo lắng cho số phận của con, bà nghĩ liệu vợ chồng chúng nó lấy nhau cuộc đời chúng có hơn bố mẹ trước kia không. Để rồi khi người phụ nữ ấy nghĩ đến hiện thực khắc nghiệt, hoàn cảnh khó khăn lúc đó mà bà nói "Năm nay thì đói to đấy". Bà nghẹn lời, nước mắt cứ chảy ròng ròng. Bà cũng đã nhận ra rằng người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy con mình, mà con mình mới có vợ được.

Hơn thế, tình huống truyện của Kim Lân ngoài những điều lạ lẫm, những chi tiết éo le, thì nhà văn tài hoa ấy cũng cho ta thấy những câu chuyện cũng thật cảm động.Tràng vốn rất nghèo khó, đói kém nhưng vẫn luôn sẵn sàng đón người phụ nữ khổ sở vào cuộc đời mình, từnỗi sợ hãi ban đầu hắn tặc lưỡi 1 cái "chậc, kệ!". Qua đây ta cũng có thể thấy được, tuy Tràng có một hình thức xấu xí, nhưng lại có một trái tim nhân ái, ấm áp. Mặt khác, đằng sau vẻ ngoài xấu xí của con người tưởng như ngớ ngẩn ấy làniềm khát khao hạnh phúc. Chúng ta có thể thấy, Kim Lân đã cho ta thấy vô cùng cảm động trước những hành động đầu tiên của Tràng, từ khi có người vợ mới: "mua cho thị cái thúng con" từ đó ta cũng thấy được sự chu đáo của Tràng khi dẫn thị về tới nhà. Kim Lân rất tinh tế khi đã diễn tả niềm hạnh phúc to lớn của anh Tràng ngớ ngẩn vô tư ấy có một gia đình mới: "ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng về" "trên đường về mặt hắn phởn phơ tủm tỉm cưới một mình, hai mắt sáng lấp lánh". Khi về đến nhà thấy nhà cửa bừa bộn hắn nhìn thị cười nói: "không có người đàn bà nhà cửa nó thế đấy", qua đó thấy được sự đề cao vai trò của người vợ trong gia đình của Tràng. Tiếp theo đó, hình ảnh Tràng thể hiện sự sốt ruột lo lắng mong đợi mẹ về: loanh quanh đứng ngóng, reo lên như một đứa trẻ tươi cười với mẹ. Cùng với đó, Kim Lân còn thể hiện một niềm tin vào tương lai tươi sáng của Tràng qua những suy nghĩ, hành động của anh vào sáng hôm sau khi thấy mẹ và vợ dọn dẹp lại nhà cửa hắn nghĩ: "Thương yêu gắn bó với cái nhà lạ lùng. Bây giờ, hắn mới trưởng thành, hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này, dự phần tu sửa cái nhà" và khi nghe thị nói về đám người phá kho thóc, Tràng đã nghĩ tới "một đám người đói vá lá cờ đỏ bay phất phới".

Cùng với đó, điều làm cho người đọc cảm động trong tình huống truyện của Vợ nhặt còn được thể hiện qua nhân vật thị. Bản thân thị giờ đây cũng đã có sự thay đổi: Trước khi theo Tràng về làm vợ, thị đanh đá, chỏng lỏn, chua ngoa, cong cớn, sẵn sàng bỏ qua tự trọng và danh dự để bấu víu lấy Tràng. Nhưng khi về làm vợ, thị đã có những thay đổi về cả ngôn ngữ và hành động. Đầu tiên, điều đó được Kim Lân khắc họa rõ nét qua những ngôn ngữ của thị, ăn nói lễ phép với bà cụ Tứ, lễ phép với chồng; thị dọn dẹp nhà cửa cùng bà cụ Tứ và cách nói chuyện dịu dàng trong bữa cơm ra mắtgia đình chồng với câu chuyện về những người phá kho thóc Nhật. Có thể nói thị là một người phụ nữ thông minh, thức thời, thị hiểu ra mình cần có nhà để vun vén, có người thân để sẻ chia, hóa ra trong cái đói cùng cực ấy, người ta không chỉ khao khát sống mà còn khao khát được hạnh phúc. Thị không chỉ mang đến cho Tràng niềm vui,niềm hạnh phúc mà còn gieo vào trong đầu óc của một con người giản dị ấy khao khát hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Và cuối cùng, trong những tình huống truyện đặc sắc ấy, Kim Lân còn khắc họa rõ nét hình ảnh bà cụ Tứ. Ban đầu bà nín lặng, tủi hổ, xót xa thấu cảm, có chút gì trong đó là sự hàm ơn người phụ nữ để "thằng con bà cũng có vợ". Người mẹ ấy nhẹ nhàng nói với con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng" từ "mừng lòng" ở đây thể hiện được sự vui mừng và bằng lòng của bà cụ. Mặt khác bà cũng rất lo lắng cho các con của mình: "Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá". Hơn thế, mặc dù là người gần đất xa trời nhưng bà lại là người gieo vào trong lòng của con mình niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng: "ai giàu ba họ, ai khó ba đời", bà còn hướng đến một tương lai tươi sáng: "Tao tính mua lấy đôi gà, chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem". Qua đây, ta cũng thấy bà cụ Tứ rất tinh tế xua đi hiện thực khổ sở của con cái với miếng cám đắng chát và nghẹn bứ, đó là chè khoán - "ngon đáo để"

Xây dựng lên tình huống truyện, nhà văn có điều kiện khắc họa tâm lí nhân vật một cách sâu sắc. Truyện chỉ diễn ra một ngày, một đêm mà các nhân vật trong truyện đã trải qua đủ các cung bậc tâm trạng, có buồn vui, có lo sợ, hi vọng... Đồng thời có thúc đẩy cốt truyện phát triển vì tình thế oái oăm đã đẩy các nhân vật vào tình thế phải lựa chọn. Điều đó khiến diễn biến truyện khó đoán trước, vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn. Đồng thời, tình huống cũng làm toát lên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc, phơi bày thảm cảnh, thân phận bèo bọt, rẻ rúng như rơm rác của người lao động. Tác giả đã đanh thép tố cáo chế độ thực dân Pháp với chính sách cai trị hà khắc đã gây ra nạn đói kinh hoàng năm 1945 để đâu đâu cũng thấy tang thương, chết chóc. Giá trị của con người bị hạ xuống mức thấp nhất. Những gì vốn tốt đẹp thiêng liêng trở nên thê thảm, đáng thương. Và cũng chính trong hoàn cảnh đói khát, sự sống đang bị hủy diệt thì vẻ đẹp của người lao động Việt Nam càng được bộc lộ rõ nét. Với cách cư xử đầy tình người, với sự yêu thương, cưu mang đùm bọc nhau với niềm tha thiết hướng về mái ấm gia đình.

Có thế nói, tình huống truyện "Vợ nhặt" chứa chan cảm hứng nhân văn, mang vẻ đẹp của một bài ca về tình người. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng tình huống này để qua đó, các nhân vật bộc lộ được tính cách và làm tăng thêm sự hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện.

Xem thêm các bài văn mẫu hướng dẫn phân tích, sơ đồ tư duy, nêu cảm nhận, soạn văn bài Vợ Nhặt:

- Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt
- Nghệ thuật đặc sắc của Vợ Nhặt
- Soạn Văn lớp 12 - Bài Vợ Nhặt
- Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt
- Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện Vợ nhặt
- Sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt
- Sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt
- Phân tích hình ảnh gia đình có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt
- Giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt
- Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt


Liên kết tải về - [2 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat phân tích tình huống truyện trong vợ nhặt là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt File PDF

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm