download Thuyết minh về di tích lịch sử File DOC

Thuyết minh về di tích lịch sử

 File DOC

Download Thuyết minh về di tích lịch sử - Bài văn mẫu hay lớp 10

Đỗ Bá Hưng  cập nhật: 01/02/2019

Những kiến thức trong bài viết thuyết minh về di tích lịch sử dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo để hoàn thành đề văn này, bên cạnh đó bổ sung nguồn tri thức phong phú cho em về các di tích lịch sử của đất nước mà em chưa biết.




Đề bài: Thuyết minh về di tích lịch sử

 

 

thuyet minh ve di tich lich su

Bài văn mẫu Thuyết minh về di tích lịch sử

 

Bài mẫu: Thuyết minh về di tích lịch sử

 

Đất nước ta không chỉ nổi tiếng với sự phong phú của các danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các di tích lịch sử trang nghiêm. Ta có thể kể tên các di tích như Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Chùa Hương, ... Và tiêu biểu trong số đó phải kể đến di tích lịch sử Đền Hùng.

Đây là nơi tôn thờ các vị Vua Hùng có công với dân tộc. Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm, thu hút những người con yêu nước từ khắp mọi miền tổ quốc về dâng hương, bày tỏ lòng thành kính của mình. Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xây dựng ở ngọn núi Nghĩa Lĩnh có chiều cao 175 m thuộc vùng đất Phong Châu, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ. Vùng đất Phong Châu chính là nơi trước đây Vua Hùng chọn làm kinh đô của nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của nước ta. Khu di tích này cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía Tây Bắc. Chúng ta có thể di chuyển đến địa điểm này bằng các phương tiện giao thông thông dụng như ô tô, xe khách, xe du lịch, xe máy,...Phong cảnh nơi đây rất đẹp và hùng vĩ, oai nghiêm với các ngọn núi trùng điệp, những rừng cây bạt ngàn nối tiếp nhau. Khu di tích Đền Hùng bao gồm cổng dẫn lên khu di tích, Đền Giếng, Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và chùa Thiên Quang.

Cổng dẫn lên khu di tích có hình vòm, bên trên có khắc hình hai con rồng vàng, hai bên cổng đắp hình hai võ sĩ trông rất uy nghiêm, hùng tráng. Bức đại tự "Cao sơn cảnh hành" là điểm nhấn nổi bật cho kiến trúc của cổng đền. Địa điểm ta bắt gặp đầu tiên sau khi bước qua cổng chính là Đền Hạ. Theo dân gian, đây chính là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú, khỏe mạnh. Năm mươi người con theo Lạc Long Quân xuống biển, năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ lên núi và người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương. Đây cũng là nguồn gốc con Rồng cháu Tiên cao quý của đồng bào ta. Nhà nước Văn Lang do vị Hùng Vương đầu tiên trị vì cũng là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Nằm cạnh Đền Hạ là nhà bia được xây dựng theo hình lục giác có sáu mái. Nơi ấy đã khắc ghi dòng chữ "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" của chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954. Thiên Quang thiền tự cũng nằm gần Đền Hạ, đó là nơi các cán bộ và chiến sĩ lắng nghe bác Hồ kể chuyện nhân dịp gặp mặt.

Tiếp theo là Đền Trung, đây là địa điểm ngắm cảnh lí tưởng và là địa điểm diễn ra các buổi họp bàn việc dân, việc nước của Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng. Tại đây, Hùng Vương thứ sáu đã truyền ngôi cho Lang Liêu - người con đã làm ra bánh giày tượng trưng cho trời, bánh chưng tượng trưng cho đất để dâng lên tổ tiên. Trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh là nơi tọa lạc của Đền Thượng với dòng chữ "Nam Việt triệu tổ". Các Vua Hùng thường thực hiện các nghi lễ, thờ cúng các vị thần của nông nghiệp để cầu mong mùa màng bội thu, đời sống nhân dân được no ấm. Nếu phía tây của Đền Thượng có cột đá thề chứng minh cho lời thề bảo vệ tổ quốc thì phía đông của Đền Thượng là Lăng Hùng Vương có hình vuông. Lăng được đắp các hình con rồng, kì lân và ở bên trong lăng là mộ của Vua Hùng. Nơi ấy vô cùng thiêng liêng, trang trọng.

Sẽ thật thiếu xót nếu không nhắc đến Đền Giếng. Đền được xây từ thế kỉ thứ XVIII, nước ở giếng rất trong, tương truyền hai cô con gái của Hùng Vương thứ 18 là công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung thường soi gương, chải tóc khi đi qua đây. Nhân dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của hai công chúa vì đã dạy nhân dân cách trồng lúa nước. Đi qua vài trăm bậc đá Hải Lựu nữa là đến Đền Mẫu Âu Cơ. Tượng thờ mẹ Âu Cơ cùng hai Lạc hầu, Lạc tướng được đặt ở bên trong đền. Đây là nơi những người con dân nước Việt bày tỏ lòng thành kính với người mẹ đã sinh ra các Vua Hùng, sinh ra đồng bào ta từ một bọc trăm trứng. Nhắc đến Mẫu Âu Cơ chúng ta không thể không nhắc đến Lạc Long Quân, đền thờ vị thủy tổ này được xây theo hướng tây nam, nằm ở núi Sim của khu di tích. Kiến trúc của đền là kiến trúc kiểu chữ đinh bao gồm cổng đền, Phương đình, Tả Vu, Hữu Vu, trụ biểu và đền thờ. Tượng Lạc Long Quân, Lạc hầu, Lạc tướng được đúc bằng đồng đặt bên trong đền.Nằm bên dưới chân núi là Bảo tàng Hùng Vương, các tranh ảnh, hiện vật liên quan đến công cuộc dựng nước của các Vua Hùng đều được đặt trong Bảo tàng.

Vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm, nhân dân ta từ khắp các tỉnh thành đổ về Đền Hùng để làm lễdâng hương, bày tỏ lòng thành kính trước các vị Vua Hùng. Lễ rước kiệu vua được tiến hành từ dưới chân núi đến Đền Thượng với các màu sắc rực rỡ của cờ và hoa cùng những bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Lễ dâng hương diễn ra hết sức linh thiêng và trang trọng bởi lễ dâng hương thể hiện đời sống tâm linh của người Việt Nam. Những làn khói nghi ngút như chứa đựng bao sự biết ơn, lòng tôn thờ của nhân dân ta đối với các vị Vua Hùng dựng nước. Đồng thời nó cũng chứa đựng những ước mong về cuộc sống ấm no, thanh bình của nhân dân. Sau phần lễ là phần hội, phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian như cuộc thi hát xoan, kéo co, đấu vật, đua thuyền,....Những trò chơi dân gian này thu hút nhiều người tham gia và mang lại không khí vui vẻ, sôi nổi cho buổi lễ hội. Lễ hội Đền Hùng vào những năm chẵn sẽ do Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức và vào những năm lẻ thì lễ hội này do Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2012. "Dù ai đi ngược về xuôi" thì cũng không thể quên ngày giỗ Tổ, đây là niềm tự hào đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Khu di tích lịch sử Đền Hùng không chỉ là nơi diễn ra nghi lễ dâng hương tưởng nhớ các vị Vua Hùng mà còn là địa điểm tham quan hấp dẫn mang tính nhân văn cao.

Xem thêm các bài thuyết minh về Hồ gươm, thuyết minh về phương pháp học văn, thuyết minh về món đặc sản, thuyết minh về chùa Hương:

Thuyết minh về di tích lịch sử

Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn

Thuyết minh về một món ăn đặc sản

Thuyết minh về tấm gương học tốt của lớp em

Thuyết minh về Hồ Gươm

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương


Liên kết tải về - [138 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Thuyết minh về di tích lịch sử được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat thuyết minh về di tích lịch sử là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Thuyết minh về di tích lịch sử File DOC

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm