download Dàn ý thuyết minh về cái kéo Phiên bản doc

Dàn ý thuyết minh về cái kéo

 Phiên bản doc

Download Dàn ý thuyết minh về cái kéo - Hướng dẫn trình bày bài văn thuyết minh về cái kéo

Diệu Hương Giang  cập nhật: 08/08/2022

Với dàn ý thuyết minh về cái kéo chi tiết nhất được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thể bám vào để tạo nên một bài văn thuyết minh về cái kéo hoàn chỉnh với đầy đủ các ý. Cùng Taimienphi.vn tham khảo top dàn ý thuyết minh về cái kéo hay nhất tại đây nhé.


Thông thường thì các bài văn dù là văn miêu tả, nghị luận hay thuyết minh đều được chia thành 3 phần cụ thể. Phần mở bài với mục đích giới thiệu về đối tượng thuyết minh, phần thân bài đi sâu vào vấn đề, phần kết bài tóm tắt lại lợi ích của đối tượng và đưa ra cảm nhận của bản thân. Các bạn có thể tham khảo ngay bài văn mẫu thuyết minh về áo dài Việt Nam hoàn chỉnh được đăng tải tại đây để nắm được bố cục một bài văn thuyết minh, qua các bài văn mẫu hay nhất thuyết minh về áo dài Việt Nam, các em học sinh sẽ nâng cao cho mình những kỹ năng làm văn thuyết minh cần thiết.

tai dan y bai thuyet minh va cai keo

Download dàn ý bài thuyết minh về cái kéo

Để làm tốt bài văn thuyết minh về cái kéo các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết dàn ý thuyết minh cái kéo được cập nhật đầy đủ và cụ thể dưới đây, thông qua dàn ý này các bạn học sinh sẽ dễ dàng hơn cho việc hoàn thiện bài văn cũng như sắp xếp ý và trình bày nội dung theo đúng trình tự, đảm bảo bài văn hay, hấp dẫn đem lại kết quả học tập tốt nhất.

Dàn ý thuyết minh về cái kéo

Download dàn ý thuyết minh về cái kéo

Lập dàn ý thuyết minh về cái kéo cụ thể như sau:

Phần I. Mở bài:

Giới thiệu về cái kéo, đoạn này thường viết ngắn 100 từ thể hiện được đối tượng cần thuyết minh là cái kéo.
Các em có thể triển khai phần mở bài như sau:
Tay cầm cây kéo cây kim
Vai mang gối lụa đi tìm người thương.
Tay cầm cây kéo, cây kim
Vai mang đồ lụa đi tìm thợ may

Kho tàng ca dao, tục ngữ luôn chứa đựng những gì bình dị và gần gũi với đời sống con người Việt Nam. Ca dao, tục ngữ là những giá trị văn hóa, truyền thống được đúc kết từ bao đời. Những thứ bình dị, quá đỗi tự nhiên cũng được đưa vào trong ca dao tục ngữ. Không biết tự bao giờ cái kéo, cây kim đã đi vào thơ văn của Việt Nam. Cái kéo như một vật dụng hữu ích được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mọi công việc đời sống như nấu ăn, thợ cắt tóc, thợ may hay học sinh cũng dùng kéo. Để biết rõ hơn thì ta cùng đi tìm hiểu về cái kéo.

Phần II. Thân bài:

Thuyết minh chi tiết về cái kéo, ở phần thân bài cần trình bày tư nguồn gốc, cấu tạo của cái kéo, lợi ích, và có sự so sánh với công việc ngoài thực tế.

a, Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo

Việc dùng kéo cũng bắt đầu đồng thời của việc dùng dao.

Kéo có 2 lưỡi dao, sử dung 2 ngón tay để cầm nắm.

Những di vật ở thế kỷ 2 - 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã cho thấy sự xuất hiện của kéo. Chính vì thế mà kéo có thể xuất hiện sớm hơn.

b, Cấu tạo và hình dạng của kéo:

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.
2 bộ phận:
Lưỡi kéo: dược làm từ bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang , tùy theo công dụng mà có kích cỡ to nhỏ khác nhau.
Phần tay cầm: được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

c, Từng thời kì phát triển của kéo

Kéo chốt đuôi
Kéo kẹp
Kéo khớp

d, Công dụng của kéo:

Kéo dùng trong may mặc: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang,….
Kéo dùng trong học tập: các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa....
Kéo dùng trong cắt tóc: thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo
Kéo dùng trong công nghiệp: kéo cùng để cắt tôn cắt sắt và các vật dụng cứng hơn
Kéo dùng trong nấu ăn: kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò...
Kéo trong y học: còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật....

e, So sánh từng loại kéo với công dụng và áp dụng vao những công việc khác nhau.

Bên cạnh đó cũng cần thể hiện rõ được các biện pháp nghệ thuật khi làm bài văn thuyết minh về cái kéo lớp 9.

Phần III. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về cái kéo, cùng với những điều đặc biệt mà cái kéo đem lại cho cuộc sống con người.

Ví dụ như: Kéo có nhiều công dụng khác nhau như cắt giấy, cắt vải,… dù là công dụng nào thì kéo cũng rất thân thuộc và hữu ích với đời sống con người. Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người. Tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong trong nhiều ngành như ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

Trên đây là dàn ý thuyết minh về chiếc kéo được cập nhật đầy đủ, đây cũng được coi là tài liệu hướng dẫn các em học sinh hoàn thiện được bài văn thuyết minh dễ dàng và hiệu quả nhất. Các bạn có thể tham khảo chi tiết dàn ý thuyết minh về cây kéo hay dàn ý thuyết minh về cây bút bi với rất nhiều những mẫu dàn ý bài viết hữu ích khác dành cho các bạn học sinh, qua dàn ý thuyết minh về cây bút bi hay các em học sinh sẽ dễ dàng triển khai một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh và đạt được điểm số cao . Trong qua trình làm văn các bạn học sinh cũng lưu ý sử dụng biện pháp nghệ thuật phù hợp để tăng phần hấp dẫn cho bài văn.

Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những mẫu bài văn theo từng khối lớp để ứng dụng cho nhu cầu học tập của mình tốt nhất như bài văn mẫu lớp 9 với rất nhiều các bài văn mẫu thuyết minh hay để tìm hiểu cách viết một bài tập làm văn hoàn chỉnh và đầy đủ ý, các bài văn mẫu lớp 9 đều tuyển chọn từ những bài văn hay nhất, những đề bài quen thuộc bám sát vào chương trình sách giáo khoa lớp 9.

Để nâng cao kỹ năng viết tập làm văn thuyết minh thì các em học sinh có thể tham khảo ngay một số bài văn thuyết minh hay nhất được Taimienphi.vn lựa chọn và đăng tải dưới đây như bài văn mẫu thuyết minh về con trâu, thuyết minh về chiếc nón lá, thuyết minh về cây lúa nước... Trong đó bài văn mẫu thuyết minh về con trâu cũng là bài văn mẫu tiêu biểu thuyết minh về con vật gần gũi với đời sống người nông dân Việt Nam, chắc chắn sẽ giúp các em dễ dàng viết các bài thuyết minh về con vật khác khi gặp đề bài tương tự.

Bên cạnh việc tham khảo dàn ý thuyết minh cây kéo, các bạn học sinh có thể tìm đọc thêm rất nhiều các bài văn mẫu hay thuyết minh về cái kéo để hình dung rõ hơn về một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, giúp các bạn học sinh nâng cao kiến thức cũng như khả năng viết bài tập làm văn hay và ấn tượng.

Tuyển tập các bài tập làm văn thuyết minh cái kéo hay nhất:

1. Bài văn thuyết minh cái kéo số 1:

Hằng ngày chúng ta sử dụng nhiều vật dụng khác nhau trong đó cái "kéo" là một trong những đồ vật hữu ích nhất. Nhưng ngoài việc sử dụng ra ta ít ai có thể biết được nguồn gốc của cái kéo? Kéo có bao nhiêu loại? ... Cái kéo được phát minh và xuất hiện vào thời gian nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi.

Dường như sự phát triển của cái kéo bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao trong một lúc. Những di vật thuộc thế kỉ hai - ba trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh rằng cái kéo đã xuất hiện từ rất lâu đời. Và từ đấy một người Romans làm giảm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào vào năm 100 sau công nguyên. Rồi một lần nữa ông Robert Hinchliffe sống ở quãng trường Cheney ở London đã cho ra đời nhưng cài kéo với nhiều cải cách mới. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc mà người ta sáng tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp... Sự phát triển tiếp của kéo là kéo chốt đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo này trong thực tế khá rắc rối vì để cắt cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó lại phải dùng tay để tách chúng ra.

Riêng dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước công nguyên. Chỉ còn rất ít di vật còn sót lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện.Từ thết kỉ 17 trở đi nhưng loại kéo chuyên dụng hơn, phát triển và cải cách nhiều hơn: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn khi cần.
So với kéo khớp kéo kẹp có cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn vì có thể sử dụng được một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà lưỡi kéo có thể tự mở ra. Do đồng thau mau chóng giảm sự đàn hồi nên kéo kẹp bằng sắt được bắt đầu sản xuất ở Trung Âu vào khoảng năm 500 trước công nguyên.

Kéo được cấu tạo bởi hai thanh kim loại mài sắc. Phần tay cầm được bọc bằng một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng có độ bén khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé hay cả nhưng thứ lớn hơn nữa miễn sao không quá dày là được. Kéo được áp dụng một nguyên tắc vật lý khá đơn giản đó chính là đòn bẩy giúp ta sử dụng được nhẹ nhàng mà không cần tốn lực nhiều. Có nhiều loại kéo đa dạng: kéo cắt vải, kéo cắt tóc, kéo cắt giấy, kéo hớt tóc, kéo cắt sắt, kéo dùng trong nhà bếp... và 1 phần quan trọng của ngành y tế chính là kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong những ca mổ không có kéo phẫu thuật thì sẽ gặp nhiều bất lợi và hậu quả khôn lường.

Không có gì đặc biệt hay phức tạp nhưng kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó khi sử dụng bằng dao hay lực của tay mà ta không thể làm tốt được. Cái kéo là một vật vô tri vô giác nhưng cũng có thể tạo ra nhiều điều tốt đẹp thì con người cũng có thể! Hãy tạo ra một đất nước với vô vàn điều tốt đẹp như những cái kéo nhỏ bé.

2. Bài văn thuyết minh cái kéo số 2:

Cái kéo được phát minh ở đâu và bao giờ là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh cho điều đó. Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo. Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế... cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống.

Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp...

Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.

Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ O liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.

Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa...; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò...; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật...

Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

3. Bài văn thuyết minh cái kéo số 3:

Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Chắc hẳn các bạn đã đoán chúng tôi là ai rồi chứ, chúng tôi là họ hàng nhà kéo đấy.

Chúng tôi được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Họ hàng nhà Kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp… Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Tóm lại, họ hàng nhà Kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà Kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?


Liên kết tải về - []

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

  • Thuyết minh về cây bút bi
    Chia sẻ bởi: Công Lý
    Bài thuyết minh chiếc bút bi thuộc chủ đề Thuyết minh về đồ dùng học tập trong Ngữ văn 8. Các em chưa biết thuyết minh về cây bút bi như thế nào cho đầy đủ các ý, đạt điểm cao. Vậy các em cùng tham khảo dàn ý và bài văn mẫu hay nhất dưới đây. Thông qua đây, các em dễ dàng biết được cấu tạo, công dụng của chiếc bút bi và có ý tưởng viết bài giúp bài văn thêm hoàn chỉnh.
  • Tả giá sách của em
    Chia sẻ bởi: Quỳnh Búp Bê
    Bài văn mẫu tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em viết bài tả giá sách của em để các em biết cách vận dụng viết bài tả đồ vật này sao cho hay và đúng nhất. Mời các em cùng đón đọc bài viết của chúng tôi dưới đây để biết cách viết văn hay hơn.
  • Tả cái tivi (vô tuyến truyền hình)
    Chia sẻ bởi: Trọng Tâm
    Tivi hay còn gọi là vô tuyến truyền hình (theo cách gọi của miền Nam) là vật dụng quá đỗi thân thiết với chúng ta trong cuộc sống ngày nay, em muốn tả tốt được đồ vật này, vậy mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết mẫu tả cái tivi (vô tuyến truyền hình) của chúng tôi ngay sau đây. Các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo bài soạn của chúng tôi để hướng dẫn con mình viết bài ở nhà cho hiệu quả hơn.
  • Tả cái tủ
    Chia sẻ bởi: Nguyễn Thuý Thanh
    Cùng với tivi, tủ lạnh, máy giặt,... tủ cũng là một vật dụng vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi gia đình chúng ta đặc biệt là tủ quần áo và để tả được người bạn thân thiết này, mời các em cùng đón đọc bài văn mẫu chi tiết tả cái tủ của chúng tôi ngay dưới đây.
  • Tả cái trống trường em
    Chia sẻ bởi: Nguyễn Thuý Thanh
    Cái trống trường là đồ vật vô cùng gần gũi, gắn liền với tuổi học trò của chúng ta và với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các em viết bài văn tả cái trống trường em để các em biết cách tả người bạn thân thiết này. Các em theo dõi bài văn mẫu dưới đây để bổ sung và hoàn thiện hơn cách viết của mình.
  • Dàn ý bình giảng đoạn trích Trao duyên
    Chia sẻ bởi: Nguyễn Cảnh Nam
    Đến với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh cách triển khai, xây dựng dàn ý bình giảng đoạn trích Trao duyên, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du nhằm giúp em hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp của nội dung, nghệ thuật đoạn trích. Các em cùng đón đọc để biết thêm nội dung chi tiết.
  • Văn tả hoa đào
    Chia sẻ bởi: Tin Nguyễn
    Nếu như hoa mai là loài hoa đặc trưng của miền Nam trong mỗi dịp Tết đến xuân về thì đối với người dân miền Bắc, loài hoa không thể thiếu được đó chính là hoa đào, nhằm giúp các em hình dung được rõ nét hơn về loài hoa độc đáo này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em viết bài văn tả hoa đào, mời các em cùng đón đọc.
  • Dàn ý bình giảng đoạn Trao duyên
    Nếu các em vẫn chưa biết cách lựa chọn các ý chính để triển khai dàn ý Bình giảng đoạn Trao duyên trích trong Truyện Kiều để trình bày suy nghĩ, đánh giá của bản thân về cái hay, cái đẹp của đoạn
  • Văn mẫu Tả con Vẹt lớp 4
    Chia sẻ bởi: Phạm Nhất Vương
    Vẹt là loài vật rất dễ thương và có khả năng bắt chước tiếng người rất giỏi, để tả loài vật này một cách đơn giản và dễ dàng nhất, các em có thể tham khảo bài viết văn mẫu tả con vẹt lớp 4 của chúng tôi ngay sau đây.
  • Dàn ý và bài văn tả cảnh biển lớp 5
    Nhắc đến biển, ta sẽ nghĩ ngay đến những con sóng dập dìu hay bãi cát mịn trải dài tới tận chân trời. Để tái hiện được khung cảnh đẹp đẽ ấy, mời em tham khảo Bài văn tả cảnh biển lớp 5 do đội ngũ
  • Dàn ý phân tích bài Hồi trống Cổ Thành
    Chia sẻ bởi: Cao Thắng
    Để xây dựng được dàn ý phân tích bài Hồi trống Cổ Thành, một trích đoạn nổi bật trong tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc "Tam quốc diễn nghĩa", mời các em học sinh cùng đón đọc bài hướng dẫn mẫu dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
  • Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh
    Chia sẻ bởi: Công Lý
    Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh hoàn thành yêu cầu Em hãy lập dàn ý về bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh nhằm giúp em biết cách lập dàn ý phân tích để xây dựng những ý chính của bài văn sao cho mạch lạc, logic.
  • Tả con lật đật
    Chia sẻ bởi: Trần Văn Việt
    Trong nhiều loại đồ chơi của trẻ em, có lẽ con lật đật là loại đồ chơi đặc biệt nhất - là hình ảnh một cô búp bê không chân không tay và nhất là không bao giơ đổ dù có xô nghiêng xô ngả đến mấy, loại đồ chơi này cũng là biểu tượng văn hóa của Nga, các em đón đọc bài văn mẫu tả con lật đật dưới đây để biết cách tả loại đồ chơi này.
Dàn ý thuyết minh về cái kéo - Kho hình ảnh
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Dàn ý thuyết minh về cái kéo được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat dàn ý thuyết minh về cái kéo là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Dàn ý thuyết minh về cái kéo Phiên bản doc

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm