1. Kịch bản Team building là gì? Kịch bản Team building gồm mấy phần?
Kịch bản Team building là việc thứ tự sắp xếp các nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động team buiding của một tổ chức, doanh nghiệp. Kịch bản chương trình team buiding sẽ bao gồm tổng quan nội dung, nhiệm vụ của từng cá nhân, thành viên tham gia vào chương trình trong từng khoảng thời gian nhất định.
Kịch bản tổ chức chương trình team buiding thường được xây dựng bởi thành viên trong tổ chức, công ty hoặc thuê ngoài từ các đơn vị sự kiện team buiding chuyên nghiệp.
Thông thường, kịch bản team buiding sẽ gồm 4 phần chính:
- Phần 1: Chuẩn bị
- Phần 2: Khởi động
- Phần 3: Tham gia thử thách
- Phần 4. Tổng kết, trao giải, chụp hình lưu niệm
Một chương trình team buiding hấp dẫn không thể được tổ chức ngẫu nhiên bằng cách ghép các trò chơi, hoạt động lại với nhau mà cần có sự chuẩn bị kỹ càng về chủ đề, concept, kịch bản chương trình.
Kịch bản team buiding, Các mẫu Kịch bản tổ chức sự kiện teambuilding chi tiết
2. Các mẫu kịch bản team buiding hay, phổ biến
Dưới đây là chi tiết các mẫu thiết kế chương trình team buiding phổ biến tại bãi biển, Resort, văn phòng,..., hay, phổ biến nhất. Các bạn có thể tham khảo, tải về và thiết kế, xây dựng một chương trình team buiding ý nghĩa, phù hợp với số lượng người tham gia, địa điểm tổ chức chương trình và văn hóa làm việc của công ty, tổ chức mình.
2.1. Kịch bản Team building cho sinh viên, học sinh
Trong xã hội hiện đại, việc học tập trên ghế nhà trường không còn đơn giản là thầy đọc, trò ghi chép mà được đổi mới với nhiều hoạt động bổ ích như: dã ngoại học tập, thăm quan, cuộc thi hùng biện, trờ chơi team buiding,....
Dưới đây là các mẫu kịch bản cho các em học sinh, sinh viên, giúp các em giải tỏa căng thẳng, rèn luyện thể lực, kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc nhóm mà bạn có thể tham khảo, sử dụng.
- Bấm tải mẫu kịch bản team buiding cho học sinh, sinh viên TẠI ĐÂY
2.2. Kịch bản Team building cho nhân viên công ty, người đi làm
Khác với học sinh, sinh viên, người đi làm sẽ được phân loại thành nhiều nhóm người với độ tuổi, học vấn, tình trạng sức khỏe khác nhau. Để có thể tổ chức một sự kiện team buiding cho nhân viên công ty hay, bên cạnh việc tham khảo các mẫu kịch bản team buiding trên internet, bạn cần làm việc với bộ phận nhân sự, ban lãnh đạo công ty để xác định mục tiêu tổ chức sự kiện team buiding, đối tượng người tham gia, tính chất công việc để thiết kế một chương trình phù hợp.
- Bấm tải mẫu kịch bản chương trình team buiding hay nhất cho công ty, tổ chức TẠI ĐÂY
2.3. Kịch bản Team building bãi biển, Resort
Team buiding kết hợp du lịch đang là xu hướng được nhiều tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Thông qua hoạt động team buiding, doanh nghiệp có thể tạo sân chơi vui vẻ để giúp nhân viên tái tạo năng lượng làm việc, đề cao tinh thần cá nhân và tinh thần đội nhóm. Thông thường, sự kiện team buiding loại này sẽ được tổ chức tại bãi biển, rừng núi hoặc khu Resort mà cả đoàn nghỉ ngơi.
- Bấm tải mẫu kịch bản Team building resort TẠI ĐÂY
3. Các vấn đề cần lưu ý khi xây dựng kịch bản Team building
3.1. Đối tượng tham gia
Để có thể thiết kế khung chương trình Team building phù hợp, bạn cần xác định đúng đối tượng tham gia chương trình: Học sinh, sinh viên, người đi làm, tỷ lệ nam/nữ tham gia, tình trạng sức khỏe,...
Ví dụ: Nếu tỉ lệ nam/nữ cân bằng bạn có thể thiết kế các chương trình Team
building yêu cầu sự kết hợp của cả thể lực và sự khéo léo. Nếu đối tượng tham gia chương trình là sinh viên, học sinh, bạn có thể thiết kế các chương trình thiên về vận động nhằm giúp các em rèn luyện thể chất, ý chí tinh thần của cả tập thể.
Đối tượng tham gia, yếu tố ảnh hưởng đến kịch bản trò chơi Team building
3.2. Mục tiêu tổ chức chương trình Team building
Việc xây dựng kịch bản chương trình Team building phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng thực tế của tập thể. Để có thể thiết kế chương trình team buiding phù hợp, bạn cần quan sát, đánh giá tính cách, mối quan hệ của các tthành viên trong tập thể, họ có điểm mạnh, điểm yếu gì, cần thay đổi gì để có thể phát triển hơn nữa.
Các mục tiêu tổ chức Team building thường là:
- Giúp các thành viên làm quen, gắn kết, xây dựng kỹ năng hợp tác hoặc thích ứng với sự thay đổi
- Rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, khám phá các giá trị của nhóm
- Chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm
3.3. Địa điểm tổ chức sự kiện
Địa điểm tổ chức cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kịch bản chương trình Team
building. Với những địa điểm tổ chức Team building ở khuôn viên rộng như sân trường, công
viên, bãi biển, rừng núi, các trò chơi Team building nên được thiết kế thiên về vận động thể lực. Ngược lại, những trò chơi Team building trong văn phòng, resort,..., lại thiên về hướng trí tuệ, tư duy.
3.4. Thời gian, thời lượng tổ chức sự kiện team buiding
- Chương trình Team building thường được kết hợp tổ chức vào các dịp đặc biệt của tập thể
như sinh nhật, đêm gala, đi dã ngoại, du lịch, khóa huấn luyện... Tùy theo thời gian nghỉ ngơi,
các hoạt động thăm quan của tập thể mà bạn có thể sắp xếp, tổ chức các chương trình Team
building phù hợp.
Thời gian tổ chức chương trình Team building phù hợp là 45 - 120 phút, xây dựng phù hợp với cấu trúc, mục đích của chương trình để không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tập thể.
4. Quy trình thiết kế kịch bản chương trình Team building chuẩn
Thiết kế kịch bản chương trình team buiding hay, thu hút người chơi không hề đơn giản. Ngoài kinh nghiệm tham gia thiết kế trò chơi team buiding cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, bạn cần phải có sự am hiểu về địa hình nơi tổ chức sự kiện để tìm ra giải pháp phù hợp.
Giới thiệu quy trình các bước thiết kế team buiding chuẩn
Dưới đây là các bước để thiết kế một chương trình team building hay, thú vị mà bạn cần tuân thủ
Bước 1. Lựa chọn chủ đề, slogan chương trình team building
Để lựa chọn được chủ đề phù hợp cho chương trình team buiding của mình bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Ai là người tham gia chương trình? Lĩnh vực hoạt động chính của họ là gì?
- Mục đích tổ chức team buiding của tổ chức là gì?
- Bạn muốn mọi người nhận được bài học, thông điệp gì sau khi tham gia các trò chơi?
Bước 2: Xây dựng concept chương trình team building
Concept chương trình team buiding có thể được phác thảo xoay quanh chủ đề đã lựa chọn.
Ví dụ: Nếu chủ đề mà bạn lựa chọn là team buiding quân đội thì bạn cần nghiên cứu các trò chơi, xây dựng khung chương trình và chuẩn bị đạo cụ xoay quanh chủ đề này.
Bước 3: Thiết kế kịch bản tổ chức sự kiện team buiding
Kịch bản chương trình team buiding thường gồm từ 3 - 5 trò chơi, thực hiện trong khoảng thời gian từ 45 - 120 phút. Mỗi trò chơi sẽ mang một tên gọi và ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau, liên quan trực đến chủ đề, Slogan và concept chương trình mà bạn xây dựng ở phía trên.
Lưu ý: Cùng với việc viết kịch bản team buiding, chuẩn bị công cụ, dụng cụ cho sự kiện, bạn cũng cần chuẩn bị thêm 1, 2 kịch bản team buiding dự phòng. Quá trình tổ chức trò chơi team buiding sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, sức khỏe của các thành viên tham gia,..., vì thế, với kịch bản team buiding dự phòng đã có, bạn có thể linh hoạt đối phó với các tình huống phát sinh mà không khiến chương trình bị lỗi, hỏng, gây mất tinh thần của người tham gia.
Trên đây là chi tiết các mẫu kịch bản chương trình team buiding và một vài mẹo, quy trình thiết kế sự kiện team buiding hay cho học sinh, sinh viên, nhân viên công ty,.... Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với các bạn, giúp bạn tìm được tài liệu hữu ích để tham khảo và áp dụng vào việc thiết kế, tổ chức chương trình team buiding thực tế của tổ chức, doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công.