Cuộc thi Báo chí viết về tấm gương Dân vận khéo là một hoạt động ý nghĩa và thiết thực nhằm hướng tới kỷ niệm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng giúp mọi người có thể nâng cao trách nhiệm và thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng của Bác Hồ và của Đảng. Sau đây là một số bài dự thi dân vận khéo hay, mời mọi người cùng tham khảo.
Bài dự thi tấm gương dân vận khéo
Bài viết tấm gương dân vận khéo
1. Bài dự thi dân vận khéo số 1: Khi cán bộ làm nông dân
Mở đầu câu chuyện với tôi, ông Ngô Văn Xuân, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Liên tâm sự: "Cũng là người nông dân thôi, nhưng được nhân dân tin tưởng giao nhiệm vụ, tôi nghĩ bản thân mình cần nỗ lực cống hiến cho nhiều hơn nữa. Khi được lĩnh hội những giá trị về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôi hiểu rằng nhân dân là tất cả, bản thân người cán bộ nào nếu mất lòng dân thì người đó thất bại. Công tác dân vận, vận động nhân dân là chiếc chìa khóa thành công của mọi công cuộc đổi mới, "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho... Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Chính vì thế, tôi luôn lấy cái lí của người cán bộ, cái tâm của người nông dân để kêu gọi, vận động bà con... ấy thế mà lại thành công..."
Với nhận thức đó, người cán bộ xã Hòa Liên đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn của bản thân, của địa phương để "thay da đổi thịt" cho mảnh đất Trường Định còn bao gian truân.
Thôn Trường Định là một thôn nằm ở vùng trũng thấp sát sông Cu Đê. Đời sống bà con dựa vào nông nghiệp là chính, "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất". Những năm trước, khi cây cầu chưa xây dựng, việc đi lại của người dân chủ yếu là thuyền đò. Mỗi mùa nước lớn, ông trời cứ như giận ai, nhấn chìm toàn bộ hoa màu của người dân. Dường như Trường Định tách biệt với bên kìa vùng đất liền. Chính vì vậy, đời sống bà con còn lắm khó khăn, hộ nghèo cũng nhiều, thất nghiệp cũng nhiều, các phong trào chung của thôn dường như đi vào ngõ cụt.
Mảnh đất tưởng chừng chỉ giậm chân tại sự nghèo khó đã có nhưng khởi sắc bởi bàn tay của người nông dân ấy. Người nông dân khởi đầu với hai bàn tay trắng gầy guộc và một trái tim đầy yêu thương và chân thành, ấy là Chủ tịch Hội nông dân xã kiêm Bí thư thôn Trường Định, đồng chí Ngô Văn Xuân.
Năm 2016, chú được đưa về thôn Trường Định giữ chức Bí thư chi bộ, thực hiện phát động xây dựng thôn kiểu mẫu cho xã Hòa Liên. Những khó khăn, thử thách không đếm xuể. Xác định việc quan trọng, cần thiết ngay lúc này là củng cố, khơi dậy lại hệ thống chính trị ở thôn, chú đã từng bước giựt lại sự sống cho chi bộ, các hội đoàn thể; để đến hôm nay các hội đoàn thể liên tục đạt vững mạnh, xuất sắc. Mặc dù ban đầu khi nhận công việc này, chú phải đi vận động từ cá nhân để họ chịu đứng ra làm người đứng đầu. Ai cũng nản chí, ai cũng mệt mỏi, để họ lấy lại nhiệt huyết cống hiến cho cộng đồng là cả một quá trình khó khăn. Dần rồi hình ảnh bác nông dân thuần chất, người Bí thư mẫu mực đã đi vào lòng người nơi đây.
Từ những cố gắng, nỗ lực của bản thân, trong 02 năm, đất và con người thôn Trường Định đã khác, khác xưa lắm rồi.
Con đường đã được bê tông hóa theo chuẩn nông thôn mới lên 6km, chẳng còn lậy lội, ngập úng trong trong mùa mưa như mấy năm trước. Bà con ai nấy cũng phấn khởi, cười xề xề, chiều chiều quét dọn cho nó sạch, nó đẹp như mới. Suốt tuyến đường, được trồng cây xanh, đặt các pano tuyên truyền, xây dựng tổ đoàn kết, văn hóa văn minh khu dân cư. Dọc con sông Cu Đê được điểm tô, rợp mát bới những hàng dừa xanh, hứa hẹn một khu du lịch sinh thái không xa tại mảnh đất thôn quê này.
Có đường rồi thì phải có đèn, từ 2016-2017, toàn thôn hiện có 4.700 đường điện chiếu sáng, chiếm 90% toàn thôn. Đời sống tinh thần của người dân ấy thế được tăng cao.
Không những mang cái đường, cái điện về với làng với xóm, mà chú mang cả công ăn việc làm về cho bà con. Đứng ở vị trí của một chủ tịch Hội nông dân, chú nhìn ra những tiềm năng của vùng đất Trường Định được bồi đắp phù sa từ dòng sông Cu Đê. Ngày hôm nay khi đến mảnh đất này, người ta không quên dành cho nhau những quả dưa hấu Hắc mỹ nhân theo tiêu chuẩn VietGAP. Bà con nông dân được vận động để chuyển đổi đất trồng hoa màu, tham dự các lớp tập huấn của Hội nông dân thành phố. Có những thời điểm được mùa, giá tăng cao, dịp tết, bà con lại phấn khởi vô cùng.
"Ai về Trường Định mà coi, con tôm nó nhảy, con cua nó bò". Tăng năng suất, tăng chất lượng, bà con thi đua nhau phát triển kinh tế nhờ sự vận động và chia sẻ của chú. Vào mùa thu hoạch tôm ở nơi đây đông vui nhộn nhịp lắm. Từ việc ban đầu chỉ vài hộ rụt rè dám nuôi con tôm, giờ thì diện tích lên gần 24ha với 36 hộ; mỗi năm thu gần 29,2 tỳ đồng với 84 tấn/năm. Đây là mô hình phát triển khá bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Ngoài dưa hấu, tôm nước lợ, thì vùng đất này đang mở rộng thêm nhiều mô hình hơn nữa như nuôi cua, cá dìa xen kẻ vụ mùa để hạn chế rủi ro thiên tai. Có thể nói thịt tôm, thịt cua ở đây ngọt hơn bình thường, phải chăng nó đi từ những đôi bàn tay lam lũ, vay vốn ngân hàng, từ chưa biết gì về kỹ thuật cho đến những cố gắng hơn ai hết của chú Xuân, của bà con.
Từ khi có công việc ổn định, Trường Định cũng giảm dần hộ nghèo, bà con an tâm phấn khởi sản xuất. Rồi các hoạt động trong thôn cũng đẩy mạnh hơn, nhất là hoạt động của chi hội phụ nữ. Bác Hồ từng nói "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" quả thực đúng. Bằng cái tâm, cái lòng của người cán bộ, chú Xuân đã đưa Trường Định đồng lòng một khối, để liệu cái khó vạn lần. Nhìn vào ánh mắt chú, đâu đó chúng tôi thấy ánh lên sự vui mừng, hạnh phúc và mong chờ mảnh đất Trường Định sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
Chú Ngô Thiện Mỹ, Bí thư chi bộ Quan Nam 6, từng có những dòng thơ thế này:
Ai về qua đất Hòa Liên
Ở đây đất tốt, dưa cười với ta
Nhớ sang Trường Định, đất hiền thấm sâu
Quanh năm xanh tốt mượt mà
Cu Đê nay đã bắt cầu
Giúp cho cuộc sống chan hòa, đi lên
Dòng sông xanh thẳm một màu yêu thương
Nuôi tôm nước lợ vững bền
Ngày xưa cách trở đôi đường
Ngày xưa sản xuất bấp bênh khó nghèo
Qua sông khó nhọc thất thường sớm trưa
Bây giờ áp dụng thâm canh
Tảo tần sáng nắng chiều mưa
Sản lượng đảm bảo lên nhanh, theo đà
Dốc lòng sản xuất vẫn chưa hết nghèo...
Hắc Mỹ Nhân dưa hấu theo
Đã qua 4 vụ ngỡ ngàng
Năng suất vượt trội xóm làng hân hoan
Được mùa, được giá, rộn ràng
Niềm vui khôn tả, râm ran mọi người
Nhìn nhau ai cũng vui tươi
Những quả ngọt ngày hôm nay là một chặng đường gian nan, chẳng nơi đâu dễ như dân mà cũng chẳng nơi đâu khó như dân. Khi được đưa về làm Bí thư chi bộ, chú nếm không biết bao nhiêu tủi hờn, "dân nói khó nghe lắm". Chú vẫn nhớ cái lần đi vận động một hộ nông dân trong việc chuyển đổi lúa hữu cơ, gia đình này thuần nông nên không muốn ai quản lí trong việc canh tác, chưa hiểu về cái lợi của lúa hữu cơ nên một mực từ chối. Năm lần, bảy lượt chú đến, nói cho họ nghe về quyền lợi giống lúa hữu cơ nào là được nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% phân bón, 100% kỹ thuật, trung bình bán 1 tạ với giá gấp 2,3 lần lúa bình thường. Rồi họ nghe theo, kết quả hiện nay Trường Định có khoảng 20 ha lúa hữu cơ xanh mượt. Trong việc hoàn thành chỉ tiêu xây dựng "Nông thôn mới", mới thực sự là thử thách với chú. Bản thân không phải là người của thôn nên chú chưa thể nào hiểu hết được tâm tư nguyện vọng của bà con hay nôm na là chưa có tình cảm nhiều, bà con cũng chưa yêu quý nhiều; bà con phải đóng góp một khoản lớn trong 1 năm nhiều hơn so với thu nhập lao động nên họ bất bình, phản đối... Những lí do trên cùng rất nhiều lí do khác như đánh đố sức chịu đựng, cái "khéo" của người cán bộ. Chú nhớ là phải đi từng hộ dân, họp từng tổ để gần dân hơn, nói từ từ cho họ hiểu cái quyền lợi họ nhận được là những gì, đi đôi với quyền lợi là trách nhiệm cần thực hiện. Chú chia sẻ: "những hộ nào dễ thì thôi, còn hộ khó thì mình chịu khó, nhẫn nại hơn tí, họ là nông dân sao hiểu hết được đường lối, chủ trương của nhà nước nhanh như mình được. Nếu mình mà lơ họ thì phong trào chung cũng không thành, mình cũng khó mà làm cán bộ tốt được". Buổi nói chuyện khép lại trong những tâm sự đầy chân thành, nghị lực và sáng tạo của người cán bộ Hòa Liên, đọng lại trong chúng ta sự kính trọng và màu xanh hi vọng đầy hứa hẹn ở thôn Trường Định.
Là Đảng viên, là chủ tịch Hội nông dân, là Bí thư chi bộ, chú Ngô Văn Xuân đã làm tốt vai trò đầu tàu, gương mẫu của Đảng viên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chúng tôi tin tưởng rằng, với những nỗ lực, cố gắng của mình chú sẽ có những cách làm hay để đưa những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước ngày càng gần dân, sát dân hơn nữa. Chú xứng đáng là tấm gương "Dân vận khéo" để mọi người học hỏi.
2. Bài dự thi dân vận khéo số 2
"Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công". Đó là câu kết của bài báo "Dân vận" do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 15/10/1949 trên Báo Sự Thật, số 120. Mấy chục năm qua, những lời Bác dạy trong bài báo "Dân vận" đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Là người dân thôn ............. xã ............ huyện .............ín ai cũng biết đến Ông trưởng thôn .............. Một người không nằm trong hàng ngũ của Đảng nhưng là người được bà con nhân dân vô cùng tín nhiệm bởi sự khéo léo trong công tác dân vận đoàn kết dân tộc. Người đàn ông đã ngoài 60 tuổi nhưng sức vẫn còn rất khỏe và đặc biệt là sự nhiệt huyết đóng góp cho quê hương. Ông đã được nhân dân thôn ............. làm trưởng thôn hai nhiệm kỳ.
Khi gặp gỡ Ông không ai nghĩ ông đã 67 tuổi bởi sự trẻ trung, nhanh nhẹn và đầy nhiệt huyết đóng góp cho quê hương. Tìm hiểu về Ông tôi được biết Ông sinh ra trong một gia đình đông con, gia đình thiếu thốn, bố mẹ thì ốm yếu nên ngay từ bé anh em đã tự gồng gánh, nuôi nhau ăn học rất cực nhọc. Khi lớn lên các anh em Ông đều lên đường đi bảo vệ tổ quốc. Khi trở về lại hăng hái tham gia các hoạt động lao động ở địa phương kiến thiết đấu nước. Sau năm 1986 với chính sách khoán 10 đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, anh em nhà Ông đã không ngần ngại đi học nghề ở nơi khác về dạy và vực dạy nghề truyền thống của quê hương đó là nghề thêu. Trong khoảng những năm 1990 đến nay tiếng tăm của Ông không chỉ dừng lại ở địa phương thôn ............. mà tiếng tăm của Ông đã vang xa mọi miền của tổ quốc như TP Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hội An... hay ngay cả Đà Lạt các nghệ nhân thêu cũng biết đến Ông.
Ngay cả hiện tại dù công việc bận, các nơi mời ông đi truyền nghề Ông vẫn không từ chối. Mặt khác được bà con nhân dân địa phương tín nhiệm bầu là trưởng thôn, Ông cũng vui vẻ nhận lời và làm việc một cách hiệu quả, được bà con vô cùng tín nhiệm.
Trước đây, với những người tiền nhiệm khi làm việc không mấy người được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ, hay nói chính xác là họ đã làm mất long tin vào nhân dân. Nhưng từ khi ông lên làm việc mọi việc đều vô cùng tốt đẹp. Lúc đầu có nhiều người không tin vào tài năng lãnh đạo của Ông, nhưng ngày một ngày hai họ đã dần hiểu con người của ông, cách làm của ông.
Ông luôn là người đi đầu trong các phong trào của địa phương, luôn tuyên truyền thấu tình đạt lý cho nhân dân những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước để rồi từ đó dân tin và chính quyền vào Đảng, nhà nước.
Từ các cuộc vận động hưởng ứng ngày đền ơn đáp nghĩa 27/7, đến ủng hộ vì người nghèo, đồng bào lũ lụt, hay các phong trào ấm tình đồng đội trước đây người dân rất thờ ơ và cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của mình thì nay nhân dân đã thực sự ý thức được và thực hiện một cách nghiêm túc. Trước đây thôn ............. luôn là địa phương nợ sản phẩm nhiều nhất xã, đó là sự trây ì của nhân dân nhưng nay được trưởng thôn nhắc nhở thuyết phục đã không còn nợ sản phẩm mà lại còn được coi là tấm gương cho địa phương khác noi theo. Đó chính là tài năng dân vận của Ông.
Cùng với uy tín, và tài dân vận khéo léo của mình , Ông đã cùng các ban ngành đoàn thể hỏa giải nhiều vụ tranh giành đất đai, mâu thuẫn trong khu dân cư, mâu thuẫn vợ chồng ....
Tôi còn nhớ một thời gian dài các phong trào của địa phương tôi rất trầm lắng, nhưng khi ông làm trưởng thôn, với tài dân vận của mình ông đã vực dậy mọi thứ tưởng chừng như ngủ yên mãi mãi. Đầu tiên là phải kể đến hội làng, hội chùa đã được khôi phục, phong trào văn nghệ của địa phương cũng được phát triển mạnh với đội văn nghệ địa phương với hàng vài chục người tham gia với mọi lứa tuổi. Rồi các phong trào thanh thiếu niên lâu nay bị "vùi dập" thì nay đã được dựng lại với đội bóng đá của thôn, phong trào khuyến học của địa phương, của dòng họ cũng được thúc đẩy và phát triển mạnh.
Không thể không nhắc đến tài dân vận khéo léo của Ông khi ông đem đến niềm vui cho nhân dân địa phương thôn ............. đó là ông đã khéo léo vận dụng, áp dụng phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Để rồi thôn ............. có hàng nghìn mét đường bê tông đường làng, đường làng ngõ xóm không còn cảnh chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã bụi, hệ thống đường đèn điện dọc đường làng cũng được thắp sang phục vụ cho bà con đi lại và đảm bảo an ninh trật tự. Cũng với cách làm này ông đã vận động được nhân dân đóng góp tu sửa lại ngôi đình làng bốn trăm năm tuổi, xây dựng bờ kè toàn bộ ao trứơc cửa Đình làng sang trang sạch đẹp.
Với tài năng dân vận khéo léo, sự nhiệt huyết với quê hương ông đã tham mưu cho cấp ủy, động viên nhân dân hiến đất mở rộng đường làng, đóng góp tiền xây đường bê tông hóa ra các cánh đồng của địa phương thuận lợi cho bà con nhân dân trong việc đồng áng. Ông cũng động viên nhân dân chung tay cả nhà chùa xây dựng lại ngôi chùa đã đổ nát nhiều năm nay. Nay nhân dân địa phương đã có ngôi chùa khang trang để thực hiện, duy trì tín ngưỡng phật giáo của mình.
Đặc biệt hơn cả chính là tài năng dân vận khéo léo của mình Ông đã vận động được nhân dân địa phương hai thôn ............. và Xóm Bến cùng nhau chung sức góp tiền, hiến ruộng để xây dựng ngôi chùa mới ở địa phương phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, ngoài ra ruộng khuyên góp thừa ông đã đã có ý tưởng cùng nhân dân xây dựng một sân bóng mini cho thanh thiếu niên địa phương và mở rộng phần nghĩa trang địa phương.
Trong mắt tôi và nhân dân địa phương Ông luôn là người mẫu mực, là một công dân tốt là một " đầy tớ" thực sự của dân , là một "dân vận viên" gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cá nhân tôi tin tưởng rằng, với những nỗ lực, cố gắng của mình ông sẽ có những cách làm hay hơn nữa để đưa những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước ngày càng gần dân, sát dân hơn nữa để dân tin vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Ông thực sự xứng đáng là tấm gương "Dân vận khéo" để mọi người học hỏi. Tấm gương của ông một lần nữa đã chứng minh câu nói của Bác: "Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công" là hoàn toàn đúng đắn.
Bài dự thi dân vận khéo hay và ý nghĩa đều được tổng hợp ở trên đây, các bạn dễ dàng viết bài viết về tấm gương dân vân khéo và nâng cao ý thức, trách nhiệm để xã hội đi lên.
Bài dự thi Bố là tất cả cũng rất hay và ý nghĩa, bài dự thi Bố là tất cả mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc và tính nhân văn khi hiểu được tấm lòng của người bố luôn dành cho con.
Để đăng ký tham gia vào phong trào "Dân vận Khéo" mới nhất, các em học sinh, đối tượng cá nhân hoặc tổ chức hãy tải ngay mẫu đăng ký Dân vận Khéo mới nhất. Bạn nhớ tùy vào từng đối tượng mà có mẫu đăng ký khác nhau nên cần lựa chọn mẫu phù hợp đúng với đối tượng.