Chính quyền địa phương là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật nhằm chỉ các tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được Hiến Pháp và pháp luật công nhận vì mục đích quản lý một khu vực nhất định. Tại Việt Nam, Luật tổ chức chính quyền địa phương đã ra đời để quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, quy định cụ thể về hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính hiện nay.
Download Luật tổ chức chính quyền địa phương
Luật tổ chức chính quyền địa phương 77/2015/QH13 là Luật mới nhất quy định về vấn đề tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, Luật tổ chức chính quyền địa phương 77/2015/QH13 đã được bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện và phù hợp hơn với tình hình chung hiện tại. Cụ thể, Luật đã bổ sung thêm đơn vị hành chính đó là thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt.
Ngoài ra, Luật tổ chức chính quyền địa phương 77/2015/QH13 còn quy định thêm về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, có sự phân biệt giữa chính quyền địa phương đô thị và nông thôn nhằm cụ thể hóa Hiến Pháp 2013, giúp Luật phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư và yêu cầu quản lý ở mỗi vùng, miền. Bên cạnh đó, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương cũng được Luật tổ chức chính quyền địa phương 77/2015/QH13 nhấn mạnh và bổ sung thêm.
Luật tổ chức chính quyền địa phương 77/2015/QH13 là một bộ Luật đầy đủ, rõ ràng, phù hợp và có tính thực thi cao. Theo đó, việc thành lập, giải thể, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, tiêu chí, tiêu chuẩn thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân cũng được quy định cụ thể, chi tiết. Các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương cần nhanh chóng cập nhật những bổ sung, thay đổi của Luật để thực hiện đúng, đủ nhằm xây dựng địa phương vững mạnh hơn.
Luật tổ chức chính quyền địa phương vẫn giữ nguyên nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, hội đồng nhân dân và tiêu chuẩn đánh giá của đại biểu hội đồng nhân dân, quy định nhiệm kỳ hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, quy định về chính quyền địa phương ở tình, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh,... Chính quyền địa phương có nhiệm vụ phải đảm bảo được thi hành pháp luật của chính quyền địa phương, tăng cường điều kiện để đảm bảo cho việc thi hành pháp luật tại địa phương như tổ chức thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Các tổ chức chính quyền địa phương có trách nhiệm thực hiện và quản lý việc thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương tại địa phương đang phụ trách nhằm đảm bảo được sự thống nhất vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy được toàn bộ vai trò của tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc thi hành các quy định của pháp luật và đảm bảo thi hành pháp luật tại địa phương của mình.