Khi bạn khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế công lập, nếu như bạn có BHYT, bạn sẽ được miễn hoặc giảm chi phí, tuy nhiên, nếu như BHYT của bạn bị mất, bạn sẽ không được hưởng quyền lợi đó do không có giấy tờ chứng minh bạn đã đóng bảo hiểm, vì vậy, những hướng dẫn chi tiết Thủ tục cấp lại thẻ BHYT sẽ cần thiết cho bạn trong một thời điểm nhất định nào đó, bạn nên tham khảo để thực hiện. Sau khi hoàn thành Thủ tục cấp lại thẻ BHYT, bạn sẽ được cấp lại thẻ trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của người yêu cầu.
Thủ tục cấp lại thẻ BHYT
Để có thể được giải quyết cấp lại thẻ BHYT theo đúng quy định, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ, trong đó có Đơn đề nghị cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT được thực hiện theo mẫu. Trong đơn, bạn ghi rõ thông tin của người bị mất BHYT bao gồm: Họ tên, mã số quản lý, ngày sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, đơn vị, nội dung (ghi rõ nội dung xin cấp lại thẻ BHYT), lý do xin cấp lại BHYT, các giấy tờ gửi kèm hồ sơ, cam đoan những thông tin là đúng sự thật, ký và ghi rõ ngày thực hiện đơn. Những thông tin bạn kê khai trong Đơn đề nghị cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT phải chính xác và đúng theo thông tin đã có ở thẻ BHYT bị mất. Sau khi hoàn thành đơn của mình, bạn gửi đến cơ quan BHXH để kiểm tra, đối chiếu các thông tin.
Trong thời hạn chờ giải quyết cấp lại BHYT, bạn sẽ được cấp một giấy hẹn thời gian cấp lại thẻ BHYT, do vậy, nếu như bạn muốn đi khám và chữa bệnh theo BHYT, bạn chỉ cần xuất trình giấy hẹn cấp thẻ do cơ quan BHXH tại địa phương cung cấp và giấy tờ tùy thân như sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân, bạn vẫn được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước.
Thủ tục cấp lại thẻ BHYT được xây dựng trên nhiều cơ sở pháp lý như luật bảo hiểm y tếsố 25/2008/QH12, luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13, được thực hiện dựa trên các Thông tư, Quyết định của Nhà nước,.... bạn cần thực hiện các bước hướng dẫn đầy đủ, chi tiết trên để đảm bảo được quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm Y tế. Các bạn có thể lưu lại toàn bộ nội dung luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 để tham khảo thêm các quy định quan trọng khác.
Các bước thực hiện Thủ tục cấp lại thẻ BHYT khá đơn giản và dễ hiểu, vì vậy, nếu sau khi phát hiện thẻ BHYT của mình bị mất, bạn phải nhanh chóng làm đơn để được cấp lại trong thời gian sớm nhất để đảm bảo được quyền lợi chăm sóc sức khỏe chính đáng cho mình. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu được Thủ tục cấp lại thẻ BHYT trên, bạn có thể trực tiếp nhờ sự tư vấn của các cán bộ bảo hiểm để được hướng dẫn một cách chi tiết, chính xác nhất thủ tục cấp lại BHYT.
Bên cạnh đó với những gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi muốn đăng ký thẻ bảo hiểm y tế thì cần tham khảo ngay thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi để nắm được các quy định cần thực hiện để hoàn thành thủ tục đăng ký, thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ giúp các phụ huynh chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện thủ tục hành chính nhanh chóng và đầy đủ.