1. Một số mẫu đơn xin việc phổ biến
- Mẫu số 1: Dành cho mọi ngành nghề
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 2: Đơn xin việc Lập trình viên
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 3: Đơn xin việc tiếp viên hàng không
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 4: Đơn xin việc phiên dịch viên tiếng Nhật
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 5:Đơn xin việc nhân viên quảng cáo
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 6: Đơn xin việc kỹ sư cơ khí
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 7: Đơn xin việc kế toán tổng hợp
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 8: Đơn xin việc file word thiết kế website
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 9: Đơn xin việc kỹ sư xây dựng
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 9: Đơn xin việc trong ngành giáo dục
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
- Mẫu số 9: Mẫu đơn xin việc Viết tay
- Tải mẫu: TẠI ĐÂY
2. Lợi ích của đơn xin việc
- Thể hiện sự quan tâm và nghiêm túc với công việc.
- Có cơ hội thể hiện bản thân.
- Khác biệt hóa bản thân.
- Ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Ngoài lý lịch tự thuật thể hiện trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, đơn xin việc cũng là một phần quan trọng giúp bạn ứng tuyển thành công. Bạn cần viết đúng chuẩn và chi tiết, gửi cùng email để nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp.
Theo đánh giá từ chuyên trang tuyển dụng - JobOKO, có rất nhiều hồ sơ xin việc không phù hợp dẫn tới hồ sơ bị loại ngay từ "vòng gửi xe". Do đó, bạn nên đầu tư thời gian để tìm hiểu cách viết đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chúng tôi cũng đã đã cập nhật thêm bộ hồ sơ xin việc đầy đủ để bạn tham khảo.
3. Nên viết gì trong đơn xin việc?
Đơn ứng tuyển xin việc giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về ứng viên từ thông tin cá nhân tới điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng ..., từ đó có thể đưa ra được nhận xét ứng viên đó có phù hợp hay không. Do đó, trong lá đơn cần có những nội dung như sau đây:
- Tiêu đề: Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp mà bạn đang muốn ứng tuyển, nộp đơn vào. Tốt nhất, bạn nên viết in hoa tên riêng công ty.
- Họ và tên người viết đơn: Ghi đầy đủ họ tên theo chứng minh thư.
- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân: Điền số CMT hoặc thẻ căn cước vẫn đang còn hiệu lực.
- Ngày cấp: Ghi ngày cấp trong thẻ chứng minh thư/thẻ căn cước.
- Trình độ văn hóa: Nếu như bạn học đại học/cao đẳng thì bạn ghi là Đại học/Cao đẳng còn nếu như bạn học hết lớp 12 thì bạn ghi là 12/12.
- Trình độ chuyên môn: Điền ngành bạn học.
- Ngoại ngữ: Bạn biết tiếng gì ngoài tiếng Việt thì bạn điền vào.
- Tình trạng sức khỏe: Điền như trong giấy khám sức khỏe.
4. Cách viết đơn xin việc ghi điểm nhà tuyển dụng
Bạn cần chuẩn hóa cả về hình thức lẫn nội dung để nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc với công việc, dù là đơn xin việc viết tay hay đánh máy bạn cũng cần phải soạn hoặc viết thật chỉn chu.
Lưu ý: Thông tin cá nhân không cần trình bày quá chi tiết, hầu hết chỉ là thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, ngành học và chuyên môn hiện có để cho nhà tuyển dụng biết bạn phù hợp với công việc.
Nhìn chung đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, bạn nên ghi kinh nghiệm trong công tác của đoàn, trường, đi làm part-time, đi làm thêm để nhà tuyển dụng, còn đối với những người đã đi làm phần kinh nghiệm làm việc và thành tích là phần rất quan trọng bởi phần này thể hiện được những công việc mà bạn làm và tính cách của bạn.
Hầu hết sinh viên mới ra trường đều chưa biết cách viết một mẫu đơn chuyên nghiệp, chúng tôi cũng đã có bài hướng dẫn cách viết đơn xin việc cho người mới ra trường để các bạn tham khảo.
5. Những lỗi cần tránh khi viết đơn xin việc
Dù lần đầu tiên viết hay viết nhiều lần đơn xin việc nhưng có rất nhiều người vẫn gặp các lỗi khiến đánh mất điểm trong mắt của nhà tuyển dụng. Do đó, khi viết đơn ứng tuyển xin việc thì bạn nên tránh lỗi như sau đây:
- Lỗi sai ngữ pháp, chính tả.
- Viết dài, nhiều nội dung không liên quan.
- Quên không viết vị trí ứng tuyển, tên công ty.
- Quá khiêm tốn hay quá tự tin.
- Thiếu trung thực.
- Đề cập tới lý do bỏ công ty trước.
- Liệt kê nhiều người tham khảo.
6. Các biểu mẫu tương tự
Đối với những ai đang có nhu cầu xin việc làm thêm thì đơn xin việc được gọi là đơn xin làm thêm với các yêu cầu khác biệt về thời gian và công việc so với những người xin việc làm full-time, trong đơn xin làm thêm sẽ nói rõ nguyện vọng của mình về công việc.
File CV xin việc cũng là một trong những nội dung quan trọng của bộ hồ sơ. Đơn xin việc thông thường là trình bày vấn đề muốn xin vào làm tại chỗ nào đó. Còn CV xin việc là nơi để bạn giới thiệu bản thân, quá trình học tập, công tác, các phần thưởng đạt được trong từng quá trình
7. Các mẫu đơn xin việc khác
Ngoài mẫu xin việc đã được chia sẻ, chúng tôi còn mang đến rất nhiều hình thức xin việc khác giúp bạn có thể tự do lựa chọn mẫu yêu thích, phù hợp công việc theo ý muốn.
- Đơn xin việc cho người Có kinh nghiệm.
- Đơn xin việc cho người Có kinh nghiệm tiếng Anh.
- Đơn xin việc - dành cho sinh viên mới ra trường.
- Đơn xin việc (Dạy học).
- Đơn xin việc (Tiếng Anh).
- Đơn xin việc (Tiếng Việt).
Hy vọng với các mẫu đơn xin việc chuẩn, bạn sẽ tìm được công việc như ý và gắn bó lâu dài. Ngoài ra, nếu mong muốn kết thúc công việc, bạn cần phải viết đơn xin thôi việc do công việc không còn phù hợp, tránh tình trạng nghỉ ngang mà không có thông báo trước.