Giáo án mầm non chủ đề Vườn cây cảnh cần biên soạn nội dung gì và cần đưa các hoạt động nào vào là câu hỏi rất nhiều các giáo viên đặt ra khi gặp chủ đề thế giới thực vật. Giáo án chủ đề cây xanh, cây cảnh giống như giáo án phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho bé vì thế các giáo viên cần giáo dục cho các bé cách quan sát, tính đoàn kết khi tham gia hoạt động ngoài trời, cũng như thực hiện các công việc chăm sóc cây cảnh đơn giản để phụ giúp gia đình.
Download Giáo án mầm non chủ đề Vườn cây cảnh - Phần mềm Giáo án vườn cây của bé
Hiện nay ngoài giáo án vườn cây của bé thì giáo án kỹ năng sống mầm non cũng là tài liệu giảng dạy rất hay mà các giáo viên có thể tham khảo để đưa vào chương trình giảng dạy trên lớp dành cho các bé từ 3-5 tuổi, giáo án kỹ năng sống mầm non được biên soạn kỹ lưỡng, nội dung trọng tâm, các giáo viên có thể sử dụng lên tiết ngay mà không cần soạn thảo lại.
Nội dung giáo án mầm non khám phá vườn cây cảnh
Đề tài: VƯỜN CÂY CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Có biểu tượng phong phú về một số cây cảnh, phân biệt một số loại cây cảnh có lá đẹp, hoa đẹp, dạng thân đẹp.
- Nắm được ích lợi của việc trồng cây cảnh và công việc chăm sóc cây cảnh .
- Rèn kỹ năng vận động cơ bản: chuyền vật bằng 2 tay sang bên cạnh và nhảy lò cò
- Phát triển các tố chất vận động, trí nhớ có chủ định khả năng quan sát, tư duy ngôn ngữ
- GD trẻ tinh thần đồn kết trong các hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số cây cảnh các loại khác nhau và kiến thức về cây cảnh...
- Các bình tưới bằng đồ chơi của trẻ đổ đầy nước.
- Cho trẻ quan sát cây cảnh trong các giờ HĐNT: gọi tên, phát hiện nét đẹp, lạ của cây...
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC "Tìm cây": yêu cầu trẻ tìm cây theo yêu cầu của cô...
+ Tìm cây có lá 2 màu !... + Tìm cây có có lá 3 màu !... + Tìm cây có lá nhiều màu!
+ Tìm cây thân có gai !... + Tìm cây có dạng thân cong!... + Tìm cây có hoa lạ!
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Những cây này được trồng ở đâu?... Để làm gì vậy?
+ Vì sao gọi là cây cảnh? ( cô gợi ý cho trẻ phát hiện ra vẻ đẹp của cây... )
- Khai thác kinh nghiệm của trẻ về cây cảnh: tên gọi, đặc điểm đặc trưng của loại cây cảnh...
+ Bạn thích cây nào nhất?... Cây cảnh ấy có gì đẹp? ( hỏi vài trẻ... )
+ Những cây cảnh nào có lá đẹp? ( lá nhiều màu, lá có dạng tròn, dài, lá kim, lá có gai...)
+ Hoa của cây này có gì đặc biệt? ( dạng hoa lan, hoa đơn, hoa chùm, hoa dây... )
+ Vì sao chậu hoa này phải treo lên nhỉ?
+ Các bạn có biết cây Bon -sai không?... Đó là loại cây cảnh gì?
+ Ở đây các bạn có nhìn thấy những cây nào có dạng thân lạ không?
+ Đố các bạn biết vì sao những cây cảnh này có dạng thân lạ như vậy?
( cô giải thích cho trẻ hiểu: có những cây cảnh đẹp tự nhiên, nhưng cũng có những cây đẹp do bàn
tay của con người, của những nghệ nhân chuyên nghiệp... )
- Gợi ý giáo dục trẻ:
+ Muốn có nhiều cây cảnh đẹp phải làm những gì?
+ Thế nào là giữ gìn, bảo vệ cái đẹp
* Hoạt động 2:
- Cho trẻ di chuyển thành đội hình vòng tròn, dừng lại làm các động tác cùng với cô: xới đất bỏ vào
chậu, gieo hạt...
- Hỏi trẻ:
+ Làm thế nào cho cây lớn lên?
+ Chăm sóc cây thế nào? ( bón phân, tưới nước... )
- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang (số lượng trẻ của 2 nhóm đều nhau)
- Tổ chức cho trẻ "Thi chuyền nước tưới cây": thùng nước tưới cây được chuyền từ trẻ đầu hàng đến trẻ cuối hàng bằng 2 tay, nhóm nào chuyển nhanh và không làm đổ nước nhiều là thắng cuộc...
- Sau đó cho trẻ chuyền ngược lại, cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Hoạt động 3:
- TC " Nhảy lò cò": tập trung trẻ lại giữa sân, cô sắp xếp các chậu kiểng theo nhiều hướng khác nhau, mỗi hướng một loại...
- Cách chơi: khi nghe yêu cầu của cô về loại cây cảnh nào thì trẻ lập tức nhảy lò cò đến nơi đặt chậu kiểng ấy.
- Luật chơi: thực hiện đúng vận động nhảy lò cò (có thể cho trẻ nhảy lò cò tại chỗ chung 1 lần)
- Nhóm nào tìm đúng cây cảnh trước thì nắm tay lại thành vòng tròn chung quanh cây kiểng và cùng hô to lên...
- Các yêu cầu chơi:
+ Nhóm bạn nam tìm cây cảnh lá dài... Nhóm bạn nữ tìm cây cảnh lá tròn
+ Nhóm bạn nam tìm cây cảnh lá nhiều màu... Nhóm bạn nữ tìm cây cảnh có hoa...
+ Nhóm bạn nam tìm cây cảnh thân dây... Nhóm bạn nữ tìm cây cảnh thân có gai...
( cô có thể thay đổi các yêu cầu sao cho phù hợp với hồn cảnh và nội dung hoạt động... )
- Cô kiểm tra lại: cho trẻ gọi tên cây cảnh...
- Hát và vận động tự do một bài tùy ý để kết thúc...
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm mẫu giáo án mầm non chủ đề Cây cảnh quanh bé cũng liên quan đến hoạt động khám phá cây cảnh cho các bé ở độ tuổi từ 4-5 tuổi, nội dung giáo án mầm non chủ đề Cây cảnh quanh bé được xây dựng theo chuẩn giáo án của bộ Giáo dục vì thế các giáo viên hoàn toàn yên tâm sử dụng.