Nếu như các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức muốn đăng ký và sử dụng con dấu sẽ phải là đơn đề nghị được chứng nhận con dấu lên các cơ quan có thẩm quyền, khi giao nộp con dấu hoặc bị thu hồi con dấu, cơ quan thu hồi sẽ sử dụng mẫu giấy chứng nhận thu hồi con dấu để chứng nhận việc thu hồi con dấu đã được diễn ra. Mẫu giấy chứng nhận thu hồi con dấu được ban hành theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP của chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.
Trường hợp con dấu cũ bị sai, bạn phải nắm được thủ tục đổi, khắc lại con dấu để được cấp mới con dấu khác phục vụ cho công việc của mình, nắm được thủ tục đổi, khắc lại con dấu giúp bạn tiết kiệm thời gian khi làm lại con dấu mới.
Trong mẫu giấy chứng nhận thu hồi con dấu sẽ có một số nội dung cụ thể như tên cơ quan quản lý trực tiếp thu hồi con dấu, tên cơ quan đăng ký mẫu con dấu, địa danh ban hành giấy chứng nhận, tên văn bản có liên quan đến thu hồi con dấu, tên cơ quan, tổ chức nhà nước bị thu hồi con dấu, quyền hạn, chức vụ của người ký giấy chứng nhận,... Bên cạnh đó, các bạn cũng cần ghi rõ thời gian tiến hành thu hồi con dấu, lý do bị thu hồi, họ và tên người giao nộp con dấu,...
Bên cạnh mẫu giấy chứng nhận thu hồi con dấu, bạn có thể tham khảo thêm giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe để chứng nhận việc đã thu hồi biển số và giấy đăng ký xe của một cá nhân cụ thể nào đó, trong giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe gồm thông tin chi tiết về xe, chủ sở hữu xe, nội dung cách bố trí bố cục của giấy chứng nhận thu hồi đăng ký.