Cuộc thi "Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương" được tổ chức nhằm giúp cho nhân dân, cán bộ và đảng viên ở tỉnh Thanh Hóa hiểu và tự hào về con người và nơi "chôn rau cắt rốn". Để làm bài dự thi được đánh giá cao, chúng ta cùng làm theo mẫu dưới đây.
Phần I: 16 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thanh Hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra di vật (trống đồng) của nền văn hóa Đông Sơn vào thời gian nào?
a. Năm 1922.
b. Năm 1923.
c. Năm 1924.
d. Năm 1925.
=> Đáp án: c. Năm 1924.
Câu 2: Tỉnh lỵ Thanh Hóa thời nhà Lý được đặt ở địa phương nào dưới đây?
a. Tư Phố (hiện nay thuộc xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa).
b. Duy Tinh (hiện nay thuộc xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc).
c. Vạn Lại (hiện nay thuộc xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân).
d. Hạc Thành (hiện nay thuộc thành phố Thanh Hóa).
=> Đáp án: b. Duy Tinh (hiện nay thuộc xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc).
Câu 3: Vị tướng nào là người Thanh Hóa có công dẹp loạn "Tam vương" thời Lý?
a. Đào Cam Mộc.
b. Lê Phụng Hiểu.
c. Lý Thường Kiệt.
d. Tô Hiến Thành.
=> Đáp án: b. Lê Phụng Hiểu.
Câu 4: Đền Đồng Cổ (thờ thần Trống Đồng) hiện nay thuộc địa phương nào của tỉnh Thanh Hóa?
a. Làng Trịnh Lộc, xã Yên Phú, huyện Yên Định.
b. Làng Quan Yên, xã Định Tiến, huyện Yên Định.
c. Làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định.
d. Làng Đồng Phang, xã Định Hòa, huyện Yên Định.
=> Đáp án: c. Làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định.
Câu 5: Bộ sử nào dưới đây ghi chép về việc đổi tên " Trại Ái Châu" thành "Phủ Thanh Hóa"?
a. Đại Việt sử ký.
b. Đại Việt sử ký toàn thư.
c. Đại Việt sử ký tiền biên.
d. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
=> Đáp án: d. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Câu 6: Năm 1029, Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương được đặt tên dưới triều vua nào của nhà Lý?
a. Lý Thái Tổ.
b. Lý Thái Tông.
c. Lý Thánh Tông.
d. Lý Nhân Tông.
=> Đáp án: b. Lý Thái Tông.
Câu 7: Trong triều đại nhà Lý, Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm Tổng trấn Thanh Hóa vào thời gian nào?
a. Từ năm 1082 đến năm 1101.
b. Từ năm 1069 đến năm 1072.
c. Từ năm 1072 đến năm 1082.
d. Từ năm 1102 đến năm 1109.
=> Đáp án: a. Từ năm 1082 đến năm 1101.
Câu 8: Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bộ luật chính thức của Nhà nước Đại Việt thời Hậu Lê được ban hành dưới triều vua nào?
a. Lê Lợi (Lê Thái Tổ).
b. Lê Thái Tông.
c. Lê Nhân Tông.
d. Lê Thánh Tông.
=> Đáp án: b. Lê Thái Tông.
Câu 9: Trong lịch sử Việt Nam, những vị vua, chúa, danh nhân, công thần nào dưới đây là người Thanh Hóa?
a. Triệu Thị Trinh, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lê Lợi.
b. Mai Thúc Loan, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Đào Cam Mộc, Nguyễn Kim.
c. Lê Hoàn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng.
d. Triệu Thị Trinh, Đào Duy Từ, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi.
=> Đáp án: d. Triệu Thị Trinh, Đào Duy Từ, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi.
Câu 10: Năm 1841, tên gọi tỉnh Thanh Hóa được đặt dưới triều vua nào của nhà Nguyễn?
a. Gia Long.
b. Minh Mệnh.
c. Thiệu Trị.
d. Tự Đức.
=> Đáp án: c. Thiệu Trị.
Câu 11: Thanh Hóa là nơi phát tích của các vương triều và dòng chúa nào trong lịch sử Việt Nam?
a. Tiền Lê, Lý, Hồ, Hậu Lê, Mạc; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
b. Hồ, Hậu Lê, Mạc, Nguyễn; chúa Nguyễn.
c. Tiền Lê, Lý, Mạc, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
d. Tiền Lê, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
=> Đáp án: d. Tiền Lê, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
Câu 12: Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, những lãnh tụ nào dưới đây là người Thanh Hóa?
a. Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
b. Trần Xuân Soạn, Cao Thắng, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân.
c. Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
d. Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước, Cao Thắng.
=> Đáp án: a. Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
Câu 13: Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại địa điểm nào?
a. Làng Hàm Hạ, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn.
b. Làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa.
c. Làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân.
d. Làng Cự Đà, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa.
=> Đáp án: c. Làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân.
Câu 14: Trong lần về thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: "... Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó...", câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong thời gian và địa điểm nào?
a. Năm 1947, tại rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
b. Năm 1957, tại trụ sở Tỉnh ủy Thanh Hóa.
c. Năm 1960, tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
d. Năm 1961, tại sân vận động tỉnh Thanh Hóa.
=> Đáp án: b. Năm 1957, tại trụ sở Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Câu 15: Thành Nhà Hồ được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 27/6/2010.
b. Ngày 27/6/2011.
c. Ngày 16/6/2012.
d. Ngày 16/6/2013.
=> Đáp án: b. Ngày 27/6/2011.
Câu 16: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội?
a. 16 kỳ Đại hội.
b. 17 kỳ Đại hội.
c. 18 kỳ Đại hội.
d. 19 kỳ Đại hội.
=> Đáp án: c. 18 kỳ Đại hội.
Phần II: Câu hỏi tự luận (Bài viết không quá 7.000 từ)
Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về sự ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương vào năm 1029? Theo bạn, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng trong việc xây dựng Thanh Hóa trở thành "Tỉnh kiểu mẫu" như Bác Hồ hằng mong muốn.
Trả lời:
Ngày 12/7/2017, tại kỳ họp thứ ba, HĐND tỉnh khóa XVII đã quyết nghị lấy năm 1029 là năm ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Sự kiện lịch sử này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo sự phấn khởi, lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Danh xưng là tên gọi của một quốc gia dân tộc hay của một con người cụ thể. Tên của một người đã là điều đương nhiên phải có, tên của một dân tộc một quốc gia càng không thể thiếu. Việc xác định danh xưng chính là việc làm để định danh mốc thời gian ra đời, góp phần khẳng định bề dày truyền thống, sự tồn tại phát triển của quốc gia hay con người đó trong tiến trình thời gian.
Hai tiếng Thanh Hóa đã vang lên tự hào, kiêu hãnh trong sử sách, trong các văn bản của các triều đại và các phương tiện truyền thông xưa và nay. Có một câu hỏi luôn đặt ra day dứt chiếm trọn suy nghĩ của nhiều thế hệ - Tên gọi Thanh Hóa có tự bao giờ? Vấn đề này đã được đặt ra và tập trung kiếm tìm cả đến chục năm. Mới đây nhất, sau 3 cuộc hội thảo lớn thu hút nhiều tâm sức, nhiệt huyết của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài tỉnh, câu hỏi đã có lời giải đáp.
Trên cứ liệu khoa học của Hội thảo, tại Kỳ họp thứ Ba, HĐND tỉnh khóa XVII đã biểu quyết thông qua Nghị quyết lấy năm 1029 là năm ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Như vậy Danh xưng Thanh Hóa có từ triều đại nhà Lý, thời Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành năm thứ Hai - một triều đại an bình thịnh trị in dấu ấn đặc biệt trên đất Thanh Hóa, một triều đại có sự đóng góp to lớn với công lao hiển hách của các người con ưu tú xứ Thanh đó là: Đào Cam Mộc, Lê Phụng Hiểu, Nguyễn Tuyên...
Cứ liệu lịch sử để định danh đó được dựa vào "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" của các sử thần triều Nguyễn; sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi và công trình nghiên cứu Việt Nam qua các đời của GS Đào Duy Anh. Từ sự phát hiện và tìm hiểu nghiên cứu chúng tôi muốn góp thêm tư liệu Danh xưng Thanh Hóa có từ thời Lý và được duy trì kéo dài ở triều đại này. Căn cứ này có sức thuyết phục cao nhất vì sử liệu được nêu ra tồn tại bằng văn bản trên tấm bia nhà Lý hiện đang được lưu giữ tại Khu văn hóa thôn Thọ Văn xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa. Tấm bia vốn có thể được đặt tại chùa Ngố (Ngố Tự) ngôi chùa có cự ly gần nhất khi tấm bia được phát hiện, sau đó được di lên Nghè ba xã, rồi được di về trụ sở Ủy ban xã Hoằng Phúc, tiếp đến được đưa về đền Cao Sơn, trước khi yên vị tại Khu văn hóa thôn Thọ Văn như bây giờ.
Đây là một trong những tấm bia quý hiếm tính trên đầu ngón tay của nước ta.
Cao Sơn nơi một thời bia Minh Tịnh tọa lạc.
Theo công trình nghiên cứu "Văn khắc Hán Nôm Việt Nam tập 1. Sách do Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viễn Đông Bác cổ xuất bản năm 1996 số bia từ thời Bắc thuộc đến thời nhà Lý cả nước có tổng số 27 bia và chuông riêng Thanh Hoá có 6 bia:
1- Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An Đạo tràng chi bi văn, dựng năm 618 ở thôn Trường Xuân xã Đông Minh Đông sơn (hiện để tại Bảo tàng Lịch sử).
2- An Hoài Sơn Báo ân tự bi ký dựng năm 1100 tại Núi Nhồi chùa Báo Ân Đông Sơn Thanh Hoá.
3- Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh dựng năm 1118 tại thôn Duy Tinh xã Văn Lộc huyện Hậu Lộc.
4- Càn Ni Sơn Hương Nghiêm tự bi minh dựng năm 1125 đặt tại chùa Hương Nghiêm xã Thiệu Trung Thiệu Hoá Thanh Hoá.
5- Ngưỡng Sơn Linh xứng tự bi minh dựng năm 1126 xã Ngọ Xá, phủ Hà Trung Thanh Hoá (hiện để tại Bảo tàng Lịch sử).
6- Bảo Chưởng Thái Bà mộ chí năm 1207 tại xã Hoà Chúng huyện Quảng Xương (hiện để tại Bảo tàng Lịch sử).
Trong số 6 bia nói trên thì 3 tấm bia đã được đưa vào Bảo tàng Lịch sử và có chế độ bảo vệ đặc biệt, 3 tấm còn ở lại Thanh Hoá thì đã bị biến dạng hư hỏng nhiều.
Trên đây là mẫu dự thi của cuộc thi Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương giúp bạn làm bài dự thi tốt nhất.
Taimienphi.vn còn chia sẻ đáp án Cuộc thi Giao thông học đường năm 2019 giúp các bạn đọc biết được đáp án Cuộc thi Giao thông học đường tốt cũng như tham gia Giao thông chấp hành đúng luật lệ hơn.
Xem thêm các bài văn mẫu thuyết minh, giới thiệu về một danh lam thắng cảnh:
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
- Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em
- Tìm kiếm danh lam thắng cảnh trên Cốc Cốc Map
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Bái Đính