download Truyện ngắn Làng cho thấy những chuyển biển trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp File PDF

Truyện ngắn Làng cho thấy những chuyển biển trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp

 File PDF

Download Truyện ngắn Làng cho thấy những chuyển biển trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp - Bài văn mẫu chứng minh nhận định

Hoàng Gia Bách  cập nhật: 04/03/2019

Em hãy viết bài văn để chứng minh nhận định: Truyện ngắn Làng cho thấy những chuyển biến trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp, tiêu biểu là qua hình tượng nhân vật ông Hai – một lão nông tri điền có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc.


Đề bài: Truyện ngắn Làng cho thấy những chuyển biến trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp.
Kim Lân vốn xuất thân là nông dân, thế nên trong nền văn xuôi Việt Nam, tác phẩm của ông thể hiện rõ sự am hiểu về người nông dân, về cuộc sống của họ nơi làng quê dân dã. Thậm chí khi nói về mình và đời văn của mình Kim Lân nói: "Tôi vốn là một anh nông dân, cho nên mỗi khi viết về cái đề tài này thì tôi dốc mình ra mà viết". Kim Lân cũng giống như Nam Cao khi viết ông luôn luôn hóa thân, nhập tâm vào nhân vật để khai thác cho triệt để cái nội tâm sâu sắc của nhân vật. Trong suốt đời văn của mình có lẽ Làng được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất trong các tác phẩm của Kim Lân, một tác phẩm viết về người nông dân, về cuộc sống nơi thôn quê.
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thành danh từ giai đoạn trước cách mạng tháng tám. Dẫu viết không nhiều tác phẩm, nhưng ông vẫn được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đề tài làm nên tên tuổi của ông chính là đề tài người nông dân, ông khai thác cái chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng. Ông cũng khám phá được cái vẻ đẹp thuần phác đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân. Kim Lân có một lối viết tự nhiên giản dị, cách miêu tả rất đỗi chân thực, đặc biệt ông lại có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật.
Làng được viết năm 1948 là thời kỳ của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ (1948). Nhan đề Làng là danh từ chung có ý nghĩa khái quát, gợi lên tình cảm yêu làng, gắn bó với làng của người nông dân Việt Nam, từ đó khái quát được lên tình yêu quê hương đất nước của con người Việt Nam. Làng xoay quanh hai tình huống truyện độc đáo: Ông Hai, người làng Chợ Dầu, yêu làng tha thiết, nhưng ở nơi tả cư lại nghe tin làng theo giặc và khi ông Hai nghe tin cải chính. Ngôi kể thứ ba đem đến tính khách quan, mạch truyện được linh hoạt nhằm thấy được cách  nhìn của tác giả và những lời bình xung quanh.
Ông Hai là một người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng của mình, ông rất tự hào về ngôi làng mà mình đã sống mấy mươi năm cuộc đời, ông thích kể chuyện làng mình cho người khác nghe lắm. Nào thì trước cách mạnh làng ông có những con đường đẹp, "Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân", ông còn khoe cả cái sinh phần của một vị quan lớn trong làng, ông tự hào về tất cả những gì đẹp đẽ trong làng. Sau cách mạng thì ông lại khoe về một làng quê cách mạng, một làng Chợ Dầu kháng chiến với "những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tối. Những buổi tập quân sự", rồi cả phòng thông tin tuyên truyền to sáng nhất vùng nữa. Ngay cả sau khi đi tản cư, ông Hai vẫn cứ giữ cái thói quen khoe làng, ông kể cho nhiều người nghe bất chấp việc họ có để tâm hay không, nhưng ông cứ thích kể như vậy. Ông khoe nhiều vậy chỉ để vơi đi cái nỗi nhớ, cái tình yêu tha thiết với làng ở nơi tản cư, "Chao ôi, ông lão nhớ làng, nhớ làng quá", ông luôn nhớ và muốn về làng. Thậm chí ngay lúc đầu ông muốn ở lại làng, ông còn không có ý định đi tản cư. Nỗi nhớ làng chính là niềm tự hào của ông Hai về một làng Chợ Dầu cách mạng, đó là những hoài niệm về chòi gác trước làng, rồi con đường hầm,…
Chính vì yêu và tin làng tha thiết như thế nên khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông đã rất đau đớn và xấu hổ vô cùng. Khi nghe tin giặc tràn vào làng, suy nghĩ đầu tiên của ông chính là sự tin tưởng làng đang chống giặc, ông hỏi một câu chắc nịch và hồi hộp: "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?". Ông chưa bao giờ có thể tưởng tượng đến cái làng quê mà ông vô cùng tôn thờ và nhung nhớ ấy lại có ngày giặc, thế nên khi người đàn bà nọ nói câu "Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa.". Dường như đó là tiếng sét đánh ngang tai ông lão, "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", ngay lúc này đây hẳn ông chẳng thể tin nổi vào tai mình nữa, "Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được". Ông Hai cố hỏi lại bằng chất giọng "è è" với cái hy vọng mong manh rằng bản thân mình già lẫn nên nghe nhầm hoặc có thể là tin bịa đặt cũng nên. Nhưng cái câu khẳng định của người đàn bà kia đã hoàn toàn khiến ông lão sụp đổ, ông xấu hổ chỉ biết lặng lẳng bỏ đi thẳng bởi ông sợ người ta nhớ ra ông cũng là người làng Chợ Dầu, sợ mang tiếng người làng bán nước. Điều ấy khiến ông đau đớn như không thể điều khiển được cơ thể của mình. Ông lầm lũi về nhà tủi thân, chảy nước mắt vì nhục nhã, tủi hổ, rồi ông bắt đầu tức giận "nắm chặt hai tay lại và rít lên": "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!". Rồi suốt những ngày sau đó ông Hai chẳng còn dám đi đâu nữa, ông sống trong một cái tâm trạng sợ hãi, ám ảnh, "Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít". Đến khi mụ chủ nhà có ý định đuổi đi ông lão đã phải dằn vặt trước hàng trăm ý nghĩ đen tối ngổn ngang đang bủa vây, ông nghĩ đến việc về làng, nhưng tấm lòng trung thành với cách mạng với Bác không cho phép ông làm vậy, không cho phép ông cúi đầu trước bọn Tây cướp nước. Ông nghĩ: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù", đau đớn lắm.
Khi nói chuyện với đứa con nhỏ, đứa con nói nhà ở làng Chợ Dầu rồi thì ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm, làm ông lão nước mắt giàn cả ra, "chảy ròng ròng hai má". Giờ đây có lòng ông dường như đã vơi bớt đi cái nỗi khổ tâm, đau đớn, day dứt, ông đã tìm ra một con đường mới, một chân lý mới đó là "cây ngay không sợ chết đứng". "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai."
Đến khi nghe tin làng theo giặc được cải chính, ông Hai như được hồi sinh, rạng rỡ hẳn, ông về nhà với tâm trạng vui mừng, phấn khởi còn chia quà cho các con. Nghe tin nhà cũ của mình bị đốt nhưng lòng lại vui sướng và tự hào vì cũng đã hi sinh cho cuộc kháng chiến. Ông lập tức tìm bác Thứ để khôi phục danh dự và lòng tự trọng của bản thân, giọng nói rất hùng hồn và tự hào: "Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". Lúc này đây ông Hai vừa sung sướng vì tin làng theo giặc được cải chính, lại càng thêm tự hào vì ngôi làng chống giặc của mình hơn thế nữa. Rồi ông lại tiếp tục kể những câu chuyện về làng, về những chiến tích làng đạt được, ông Hai có một tình yêu và tin làng sâu sắc đến thế, cũng như việc ông tin vào cách mạng và Bác Hồ hơn cả.
Truyện ngắn Làng là một tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết về người nông dân, về những biến chuyển trong tâm hồn của họ. Bằng những lời văn tinh tế và giản dị, ngòi bút khắc họa nội tâm nhân vật một cách sâu sắc đã cho ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương sâu sắc của nhân vật ông Hai. Mà suy rộng ra hơn nữa đó là tình yêu thương đất nước, lòng tin yêu cách mạng, Bác Hồ, cũng là lòng căm thù quân giặc đã ăn sâu vào máu xương cũng chẳng kém gì cái tình yêu làng quê của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.
 



Liên kết tải về - [262 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Truyện ngắn Làng cho thấy những chuyển biển trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat truyện ngắn làng cho thấy những chuyển biển trong tình cảm của người nông dân việt nam thời chống pháp là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Truyện ngắn Làng cho thấy những chuyển biển trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp File PDF

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm