download Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ File PDF

Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ

 File PDF

Download Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ - Hướng dẫn làm văn nghị luận xã hội hay

Nguyễn Cảnh Nam  cập nhật: 15/01/2019

Những bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ và hơn 200 chữ dưới đây đều là những quan điểm, suy nghĩ của người viết về các vấn đề xã hội quan trọng, cần đưa ra để bàn luận nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc hoàn thành các đề văn nghị luận xã hội đồng thời qua đó giúp nâng cao, mở rộng sự hiểu biết của các em đối với những vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Đề bài: Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ

Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ, mẫu số 1: Bàn về nhận định của Nam Cao "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ của bản thân. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình."

Từ xưa đến nay, mạnh yếu luôn là vấn đề không ai có thể định nghĩa chính xác bởi mỗi thời, mỗi người đều có những quan niệm khác nhau. Và khi bàn về kẻ mạnh, Nam Cao đã có nhận định vô cùng sâu sắc "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ của bản thân. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình".

Câu nói của nhà văn Nam Cao đã mang tới một quan niệm khá tiến bộ, mới mẻ, gợi cho người đọc chiều sâu suy nghĩ về khái niệm kẻ mạnh. "Mạnh" ở đây có thể hiểu là người có thể chất, sức lực vượt trội người khác hoặc cũng có thể hiểu là người có trí tuệ, tâm hồn lớn, cũng có thể là người vượt những người khác cả về mặt thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, xét cho cùng "kẻ mạnh" ở đây là kẻ dám làm, có quyết tâm, bản lĩnh phi thường, sẵn sàng đối mặt với tất cả thử thách khó khăn trong cuộc sống và đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhưng "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ" nghĩa là để đạt được mục tiêu của bản thân, kẻ đó phải tự thân vận động, đi con đường đúng đắn và bằng sức mạnh chân chính, chứ không phải là kẻ dùng sức mạnh để chèn ép, gây khó dễ cho người khác, ỷ lớn bắt nạt bé, lừa gạt hoặc lợi dụng người khác để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Thực tế lịch sử đã cho thấy, nhiều cường quốc như phát xít Đức, Nhật, Ý và thực dân Pháp, đế quốc Mỹ... thể hiện uy quyền của mình bằng cách tiến hành xâm lược các nước khác nhỏ hơn để mở rộng lãnh thổ và vơ vét tài nguyên khiến cho người dân các nước thuộc địa vô cùng khốn đốn. Hay những tên địa chủ, cường hào ác bá trong xã hội Việt Nam xưa kia bòn rút, giẫm đạp, thậm chí tước đi quyền sống, quyền làm người của những người nông dân yếu thế, thấp cổ bé họng. Chúng ta có thể nhắc đến một chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố phải bán hết cả gia sản nghèo nàn của mình cộng thêm cả đứa con rứt ruột đẻ ra mới có đủ tiền nộp thứ thuế người vô lí. Chúng ta cũng không thể nào quên được hình ảnh anh nông dân Chí Phèo bị những "kẻ mạnh" là chế độ nhà tù thực dân và cái xã hội phong kiến thối nát giẫm đạp, nhào nặn thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại" mất cả nhân hình lẫn nhân tính, để rồi cuối cùng chua xót mà cất lên tiếng kêu bất lực "Ai cho tao lương thiện?".

Cũng theo Nam Cao "Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình", đó mới là hành động chân chính, cao cả mà con người luôn phải hướng tới. Bởi sức mạnh không phải là sự giễu võ giương oai, đánh bại hoặc hủy diệt kẻ khác bằng những hành động vô nhân tính, hèn hạ, bỉ ổi mà kẻ mạnh được mọi người công nhận phải là người có tấm lòng nhân hậu, biết giúp đỡ những người yếu thế hơn mình với sự chân thành, hết lòng và có sức lan tỏa, gieo trồng những hạt giống tốt đẹp đến với những người xung quanh. Kẻ mạnh đúng nghĩa cũng là kẻ phải luôn tự nhận thức được những hành động của mình, không những nâng đỡ, vực dậy người khác mà còn phải tự kéo mình ra khỏi những cạm bẫy, những dục vọng tầm thường của bản thân. Muốn làm được như vậy, cần có sự buông bỏ những tham, sân, hận, nỗ lực cố gắng hết sức mình và cần hơn cả là một trái tim nhân hậu, vị tha.

Vậy nhưng, phải nhấn mạnh thêm một điều nữa rằng không phải tất cả những "kẻ mạnh giẫm lên vai kẻ khác" đều là kẻ xấu bởi có đôi khi, trong cuộc sống có những tình huống đòi hỏi chúng ta phải có sự cạnh tranh quyết liệt, đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết như trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp, đòi hỏi cả dân tộc Việt Nam phải đứng lên chống giặc, khi đó ta cần phải biến sức mạnh dân tộc thành thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập, tự do chính đáng. Và cũng không phải tất cả những kẻ "giúp đỡ kẻ khác trên vai của chính mình" đều là những "kẻ mạnh" bởi đó còn có thể là những kẻ nhu nhược, bị hoàn cảnh bắt buộc, bị người khác lợi dụng hoặc giúp đỡ người khác nhằm mục đích trục lợi cho bản thân mình, bề ngoài thể hiện giúp đỡ nhưng thật ra bên trong là đang đẩy người khác xuống vực thẳm, thật đáng lên án.

Bất kể ai trong chúng ta cũng đều có nguồn sức mạnh tiềm tàng trong con người mình, chỉ khác nhau ở chỗ chúng ta sử dụng sức mạnh đó vào những việc như thế nào mà thôi. Đôi khi những người luôn giúp đỡ những người khác cũng chỉ là những con người hết sức bình thường như bao người khác chứ chẳng có sức mạnh siêu nhiên nào cả, cái mà họ hơn người là ở tấm lòng nhân hậu, vị tha, sự đồng cảm, chia sẻ với những khốn khó của người khác. Ắt hẳn, chúng ta vẫn không thể quên được hình ảnh Mẹ Teresa, chỉ là người phụ nữ nhỏ bé và hết sức bình dị nhưng Mẹ đã khiến cả thế giới phải ngã mũ kính nể bởi tấm lòng yêu thương, nhân ái, dành cả cuộc đời của mình để giúp đỡ những người bất hạnh, nghèo khổ. Giải thưởng Nobel Hòa Bình chính là một cách để cả thế giới công nhận những đóng góp hết sức to lớn, nhân văn của Mẹ, đó chẳng phải là sức mạnh chân chính của "kẻ mạnh" hay sao?

Tóm lại, nhận định "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ của bản thân. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình" của Nam Cao là nhận định tiến bộ, sâu sắc và tương đối đúng đắn. Mỗi người chúng ta cần tự nhận thức về bản thân và người khác để trở thành những kẻ mạnh chân chính, góp phần làm cho xã hội ngày càng trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.

Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ, mẫu số 2: Suy nghĩ của em về sự vô cảm trong xã hội hiện nay.

"Lâu nay tôi vẫn sống giữa phố xá đông vui, tiếng xe che tiếng nói

Lâu nay tôi vẫn sống với laptop, TV, người đi qua nhau chẳng một câu"

Những câu trong bài hát Việt Nam những chuyến đi (Vicky Nhung), một bài hát tôi rất thích, đã nói lên phần nào thực trạng cuộc sống hiện đại với những bộn bề lo toan, những bon chen và nhịp sống hối hả, dần dần đã khiến con người rời xa nhau hơn và cũng không biết từ bao giờ, căn bệnh vô cảm lại là căn bệnh tinh thần vô cùng đáng sợ trong xã hội ngày nay. Vô cảm hiểu một cách đơn giản là không có cảm xúc, lạnh lùng, thờ ơ với cuộc sống, với muôn vật, với những người xung quanh. Người vô cảm là người không thể hiện tình cảm, cảm xúc với bất kì điều gì đang diễn ra, sống hời hợt, lãnh đạm, khép mình, chỉ chạy theo những giá trị vật chất tầm thường, xa hoa, phù phiếm mà quên đi những giá trị nhân văn cao đẹp. Bệnh vô cảm có muôn hình vạn trạng và có thể xảy ra ở bất kì ai, ở bất kì lĩnh vực nào. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần xây dựng cho mình một lối sống nhân hậu, vị tha, luôn vô tư sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh, vứt bỏ những nhỏ nhen, ích kỉ của cái tôi cá nhân, hòa nhập vào cuộc sống của mọi người, mọi vật quanh ta để thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới luôn phong phú, tốt đẹp và tràn ngập yêu thương.

Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ, mẫu số 3: Em hiểu như thế nào về câu nói "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng"?

Cuộc sống vốn dĩ không bao giờ bằng phẳng và công bằng, muốn cuộc sống công bằng với mình, chỉ còn cách tranh đấu và nỗ lực vươn lên bằng tất cả sức lực, tài năng vốn có của bản thân để đạt được thành tựu như mình mong muốn. Hơn thế nữa, "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng". Lỗ Tấn đã đưa ra một bài học vô cùng sâu sắc và thấm thía về sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong cuộc sống. Bên cạnh trí tuệ và nhiệt huyết, 99% quyết định thành công phải nằm ở sự chăm chỉ, bản lĩnh vượt khó, không ngại gian khổ thất bại và chỉ có cần cù lao động, kiên trì theo đuổi mục tiêu thì con người mới vươn tới đỉnh cao. Còn những kẻ lười biếng, những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, không chịu làm việc, không chịu suy nghĩ, luôn dựa dẫm, ỉ lại người khác... thì sẽ mãi thất bại, không được người khác tôn trọng. Con người có thể làm chủ vận mệnh của bản thân và mọi của cải vật chất đều là do con người làm ra, sướng hay khổ, giàu hay nghèo cũng từ con người mà ra. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta phải luôn đề ra cho mình mục tiêu lí tưởng rõ ràng và chăm chỉ, ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu để vươn tới những điều tốt đẹp và vươn tới lí tưởng đó, vì "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng"!



Liên kết tải về - [263 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ File PDF

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm