download Các tình huống sư phạm (Tài liệu tình huống sư phạm)

Các tình huống sư phạm

 (Tài liệu tình huống sư phạm)

Download Các tình huống sư phạm - Những tình huống thường gặp trong dạy học

Hoàng Gia Bách  cập nhật: 12/12/2019

Các tình huống sư phạm là một cuốn tài liệu tổng hợp các trường hợp gặp phải đối với giáo viên, giảng viên và đưa ra các hướng giải quyết cho các sự cố đó. Vừa để người dùng nghiên cứu, vừa giúp người dùng nâng cao năng lực cho bản thân trong việc giải quyết tính huống.

 

1. Tình huống sư phạm là gì?

Tình huống sư phạm là những hoàn cảnh cụ thể mà các giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học,đó là các xung đột mâu thuẫn ở các cấp độ khác nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau và cũng có những xung đột giữa các giáo viên với nhau. Các tình huống sư phạm có khá nhiều những tình huống thường gặp trong dạy học từ những trường hợp đơn giản nhất, nó tổng hợp các cách giải quyết một vấn đề cho người giáo viên lựa chọn, nó cũng giúp các trường học tìm hiểu về tính cách, cách giải quyết vấn đề của một giáo viên để có sự sắp xếp chọn lựa hợp lý.

 

cac tinh huong su pham

Những tình huống thường gặp trong dạy học

2. Các tình huống sư phạm phổ biến ở các cấp học và cách giải quyết dành cho giáo viên.

2.1. Tình huống sư phạm mầm non

Có thể nói trong các cấp giáo dục thì các giáo viên mầm non là những người vất vả nhất trong việc xử lý các tình huống bởi đây là lứa tuổi mà các bé chưa có nhận thức hoàn thiện và rõ ràng, khiến cho việc giải truyết các tình huống trở nên khó khăn hơn nhiều. Trẻ bị đau mắt, trẻ không chịu đi ngủ, trẻ bướng bỉnh, trẻ bị ốm, trẻ biếng ăn, trẻ không chịu vẽ tranh.... là những tình huống mà các cô giáo mầm non hay gặp nhất. Vậy làm sao để giải quyết thấu tình đạt lý, bảo vệ được trẻ và không làm ảnh hưởng đến những trẻ khác? Taimienphi.vn sẽ dẫn ra những tình huống sư phạm mầm non cụ thể cùng với các tư vấn về hướng giải quyết hy vọng có thể trợ giúp nhiệt tình cho các giáo viên.

 

xu ly cac tinh huong su pham mam non

Những tình huống sư phạm mầm mon thường gặp
 
Tình huống sư phạm mầm non 1: Trong khi rửa mặt cho các trẻ tầm 24-36 tháng, bạn phát hiện một trẻ bị đau mắt. Trong trường hợp này, nếu là bạn thì bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết:
- Bạn hãy rửa mặt cho các trẻ khác và để lại trẻ rửa sau cùng. Sau khi rửa xong cho trẻ này, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, rồi luộc qua nước sôi và đem phơi nắng.
- Bạn cũng quên rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh việc lây nhiễm sang các trẻ khác.
- Dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với các trẻ khác.
- Khi đến giờ ra về, bạn nên gặp phụ huynh và trao đổi với họ về tình trạng của trẻ để cùng đưa ra phương án tốt nhất (có thể cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các bạn khác).
 
Tình huống sư phạm mầm non 2: Ở lớp mẫu giáo, trong giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho các trẻ chơi với cát và nước. Đến khi hết thời gian chơi, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để có thể chuyển sang hoạt động khác. Nhưng có một bé nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, vẫn tiếp tục nghịch cát, mặc cho cô gọi tới 3 - 4 lần. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào khi gặp tình huống này?
Cách giải quyết:
Đầu tiên giáo viên nên biết rằng, đây là biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở độ tuổi này, cái tôi trong các trẻ sẽ xuất hiện. Đây là hành động cho thấy trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Thêm vào đó, trẻ lại rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi, thế nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh thì trẻ lại làm ngược lại. Vậy nên, đừng la mắng trẻ vì như thế rất dễ làm tổn thương trẻ. Để xử lý tình huống này, các cô giáo nên:
- Nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi hay hơn (cô có thể đưa ra một vài ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo).
- Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần và cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ được chơi tiếp (nhưng phải là nói thật nhé, đừng nói dối vì trẻ con nhớ rất dai và chúng sẽ giận bạn nếu như phát hiện bạn nói dối).
- Nếu đứa trẻ này vẫn bướng bỉnh không nghe lời, thì các cô hãy giao hẹn với trẻ rằng :''Khi rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu, cô cháu mình hãy cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn nhé!''. Việc này sẽ kích thích tính hiếu thắng trong trẻ và khiến trẻ quên đi việc đùa nghịch với cát.
 
Tình huống sư phạm mầm non 3: Trong giờ ngủ trưa, có một số bé không chịu đi ngủ hay vẫn chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, còn có bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn bên cạnh để bạn khóc ré lên om sòm, có bé thì lại khóc thút thít đòi về với mẹ… Là một giáo viên mầm non, trong trường hợp này bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các bé khác?
Cách giải quyết:
- Khi lần đầu tiên tới lớp, các cô cần tạo cho trẻ thói quen đi ngủ khi đến giờ ngủ.
- Cô có thể kể vài câu chuyện cổ tích cho bé nghe, không nên kể to mà hãy kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Cô cũng có thể hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.
- Trong trường hợp, bé không muốn ngủ thì bạn cũng không nên ép buộc trẻ, hãy tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh chẳng hạn như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo rằng cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.
 
Tình huống sư phạm mầm non 4: Trong giờ kể chuyện, cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, thì bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp học không bị xáo trộn và làm ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn có thể chăm sóc được bé đó?
Cách giải quyết:
Trong tình huống này, bạn đừng quá bối rối mà hãy thật bình tĩnh và giải quyết theo từng bước sau:
- Bạn hãy đến bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn, đồng thời yêu cầu cả lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.
- Bạn hãy giao nhiệm vụ cho lớp trưởng rằng: cho cả lớp đọc thơ, hát hay có thể chỉ định các bạn hát, đọc thơ…
- Sau khi ổn định lớp, bạn hãy đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn những thức ăn gì và bạn có thể xoa dầu cho bé, đồng thời theo dõi tình trạng của bé.
- Nếu thấy bé không đỡ, bạn hãy nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý lớp hộ mình và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi để xử lí kịp thời, hợp lí nhất.
 
Tình huống sư phạm mầm non 5: Đến giờ ăn trưa, có một số trẻ quấy khóc, không chịu ăn và làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Là một giáo viên mầm non, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Cách giải quyết:
- Đối với trẻ biếng ăn, thì bạn nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ biếng ăn để từ đó có những lời động viên cũng như khuyến khích sao cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra các phần thưởng với mục đích động viên trẻ khi nào kết thúc phần ăn giỏi nhất và sạch sẽ nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phải đưa ra các hình phạt nhẹ nhàng chẳng hạn như phê bình, yêu cầu trẻ giúp cô dọn bàn ăn nếu như không chịu ăn,...
- Với một trẻ nào đó mà thấy đây là hiện tượng bất thường so với mọi khi thì cần xem trẻ có bị ốm đau không? Nếu cần bạn có thể báo cho phụ huynh để phối hợp giải quyết.
 
2.2. Tình huống sư phạm tiểu học 
 
Cấp tiểu học là khi học sinh vừa bước vào giai đoạn học chữ, đồng thời cũng là giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc đánh dấu các bước phát triển về nhận thức, tâm lý của trẻ trong môi trường học đường nghiêm túc. Các giáo viên tiểu học rất cần có kỹ năng xử lý các tình huống gặp phải sao cho vừa khéo léo, vừa thuyết phục, giúp học sinh tiến bộ, Taimienphi.vn sẽ giới thiệu một số tình huống sư phạm tiểu học phổ biến nhất cùng hướng giải quyết cho các giáo viên.
 

giai quyet cac tinh huong su pham tieu hoc thpt

 
Những tình huống sư phạm tiểu học thường gặp
 
Tình huống sư phạm tiểu học 1:
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một em học sinh đã lỡ làm mất xe đạp nên sợ không dám về nhà, đành đến nhà người thân trú nhờ. Bạn biết tình hình và nơi mà em học sinh đấy đang ở. Vậy thì phải giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết: 
 Đầu tiên, việc bạn cần làm là tới nhà và gặp phụ huynh của em học sinh ấy để trò chuyện, thăm hỏi và tìm cách trấn an gia đình. Tiếp đó hãy kể về những ưu điểm của em học sinh ấy để cho phụ huynh của em hiểu hơn về con mình cũng như biết rõ lý do em làm mất xe không phải bởi lý do xấu.
– Thứ hai là bạn cần khéo léo chỉ ra phương pháp giáo dục con bằng bạo lực không phải là một phương pháp giáo dục con đúng đắn bởi nó có thể khiến con trẻ gặp phải những tổn thương về tâm lý.
– Sau khi phụ huynh đã hiểu rõ về con của mình cũng như ý thức được việc giáo dục con bằng bạo lực là sai thì bạn hãy tìm cách để đưa em học sinh về với gia đình.
– Đến nơi em học sinh đang ở và khuyên rồi đưa em nhà, để em xin lỗi với bố mẹ cũng như hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn, không để chuyện này xảy ra lần nữa.
 
Tình huống sư phạm tiểu học 2: Các bạn đang dạy học dở thì bỗng có một em học sinh hốt hoảng đứng lên báo rằng sau giờ ra chơi vào lớp thì em bị mất tiền đóng quỹ lớp. Vậy với tình huống này nên xử lý như thế nào?
Cách giải quyết: Trước hết người giáo viên cần phải trấn an em học sinh ấy cũng như các học sinh trong lớp để mọi người giữ trật tự cũng như không quá hoảng hốt, lo lắng. Sau đó hãy tiếp tục với bài giảng của mình và dành ra một khoảng thời gian để giải quyết vấn đề này:
- Đầu tiên giáo viên cần khuyên em học sinh ấy kiểm tra lại thật kỹ cặp sách, sách vở, túi áo, quần xem và có chắc chắn là để mất tiền ở lớp hay lỡ quên ở nhà không.
- Nếu em học sinh xác thực chắc chắn đã mất tiền ở lớp thì giáo viên cũng cần giữ thái độ bình tĩnh và nói chuyện một cách thoải mái, nhẹ nhàng với các bạn học sinh trong lớp. Người giáo viên nên cố gắng động viên, thúc đẩy tinh thần tự giác của các em học sinh trong lớp. Cần phải giải thích cho các em về việc lấy tiền của bạn là sai và mở ra các cơ hội để các em đã trót lấy tiền có thể trả lại mà không ai biết rằng mình đã lấy.
- Trong tình huống Sư phạm Tiểu học này nếu người lấy trộm tiền là học sinh trong lớp thì các giáo viên tuyệt đối không vội vã quy chụp, nghi ngờ hay mạt sát học sinh. Thay vào đó, cần phải nhẹ nhàng, tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng để giải quyết.
- Giáo viên cần cho học sinh đã làm mất tiền, học sinh lấy tiền và cả học sinh trong lớp những lời khuyên về việc cất giữ tiền bạc cẩn thận như thế nào, việc lấy tiền của bạn sai trái ra sao để học sinh hiểu rõ hơn.
 
Tình huống sư phạm tiểu học 3:  Khi chấm bài kiểm tra hôm nay của học sinh, bạn cảm thấy bất ngờ vì có một trường hợp đột xuất, đó là bài làm của một học sinh có mức học trung bình yếu của lớp nhưng lại tốt đến kinh ngạc. Đến hôm trả bài nếu là bạn, bạn sẽ làm những gì trong tình huống này?
Hướng giải quyết:
Điều đầu tiên mà bạn không thể bỏ qua đó chính là khen ngợi bài làm của học sinh đó trước lớp vì em ấy đã có cách làm hay và độc đáo. Song song với việc đó bạn cần khéo léo xem xét xem bài làm đó có thực sự là của em đó hay không bằng cách gọi em ấy có thể lên bảng nói cách chữa bài và nói về cách làm của mình để các bạn khác trong lớp cùng nhau học tập theo, việc đó còn có thể giúp em ấy chứng minh được sự tiến bộ của mình và làm sáng tỏ việc mà bạn đang băn khoăn. Chắc chắn lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- TH1: Em học sinh này nói một cách trơn tru và làm tốt mọi thứ mà bạn yêu cầu. Từ đó chứng minh được em đã thực sự tiến bộ
- TH2: Em ấy lúng túng không nói rõ ràng được thì bạn cũng đừng vội phê bình em ấy ngay trước lớp, mà hãy làm điều này thật tế nhị có thể sau giờ học bạn nói chuyện riêng với em ấy. Và điểm đó bạn chưa nên ghi vội mà có thể để xem thời gian tới em ấy thể hiện thế nào.
 
Tình huống sư phạm tiểu học 4: 
Bạn vào lớp dạy khoảng 10 phút thì có một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp nhưng sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Nếu trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Hướng giải quyết:
Điều đầu tiên mà bạn cần phải làm đó chính là trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng. Sau đó bạn tiếp tục bài giảng của mình và vào cuối tiết học thì dành thời gian giải quyết vấn đề:
Trước tiên bạn nên khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em hay không và có phải mất ở lớp thật không.
Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ cho mình một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với các em học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em trước, rồi giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy tiền của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
Nếu có học sinh trong lớp lấy thì bạn không nên mạt sát học sinh mà hãy tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
Hãy đưa ra lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và toàn bộ học sinh trong lớp.
 
Tình huống sư phạm tiểu học 5:
Một lần cô (thầy) giáo trả sổ liên lạc cho học sinh, yêu cầu các em mang về nhà cho bố mẹ xem và ký tên. Thế nhưng, khi cô (thầy) giáo thu lại sổ phát hiện chữ ký trong sổ liên lạc của một em học sinh có chữ kí giả mạo. Nếu bạn là cô (thầy) giáo đó thì bạn sẽ làm gì ?
Hướng giải quyết:
Trong trường hợp này, bạn nên gặp riêng em học sinh đó yêu cầu giải thích : “tại sao em lại làm như vậy?’’ và phân tích cho học sinh đó hiểu rằng việc làm của em là hoàn toàn sai, khuyên nhủ em lần sau không được tái phạm nữa. Sau đó, thông báo sự việc với phụ huynh và cùng phối với gia đình để giáo dục học sinh tốt hơn.
 
2.3. Tình huống sư phạm Trung học
 

cac buoc xu ly cac tinh huong su pham kho giai quyet

 
Những tình huống sư phạm Trung học thường gặp
 
Tình huống sư phạm trung học 1: Khi thầy (cô) đang giảng bài trên bục giảng với bộ môn mình đang phụ trách, chợt phát hiện trong lớp một học sinh đang mở vở học bài một phân môn khác, các thầy cô nên xử lý thế nào?
Hướng giải quyết: Giáo viên bình tĩnh và đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức thuần túy vừa giảng cho cả lớp và yêu cầu học sinh đó trả lời:
- Nếu trả lời đúng thì việc đầu tiên giáo viên khen học sinh đó nhưng trong lời khen có ý nhắc nhở về việc tập trung học tập của em đó.
- Nếu trả lời sai thì nhắc nhỡ học sinh đó cần tập trung hơn trong giờ học.
 
Tình huống sư phạm trung học 2: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằng thầy giáo đã chấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo đó thì ngay lúc ấy bạn xử lý thế nào?
Cách xử lý: Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài làm một lần nữa và cuối giờ đến gặp thầy để thẩy trò cùng trao đổi xem lại bài chấm cho thỏa đáng. 
 
Tình huống sư phạm trung học 3: Một lần cô (thầy) giáo trả sổ liên lạc cho học sinh, yêu cầu các em mang về nhà cho bố mẹ xem và ký tên. Thế nhưng, khi cô (thầy) giáo thu lại sổ phát hiện chữ ký trong sổ liên lạc của một em học sinh có chữ kí giả mạo. Nếu bạn là cô (thầy) giáo đó thì bạn sẽ làm gì ?
Hướng giải quyết: Trong trường hợp này, bạn nên gặp riêng em học sinh đó yêu cầu giải thích : “tại sao em lại làm như vậy? ’’ và phân tích cho học sinh đó hiểu rằng việc làm của em là hoàn toàn sai, khuyên nhủ em lần sau không được tái phạm nữa. Sau đó, thông báo sự việc với phụ huynh và cùng phối với gia đình để giáo dục học sinh tốt hơn.
 
Tình huống sư phạm trung học 4: Trong lớp 10B do thầy Tuấn làm chủ nhiệm có em Hùng hay nghỉ học không phép. Tuần qua em cũng có 2 buổi nghỉ học không phép. Nếu là thầy Tuấn, bạn sẽ xử lý thế nào? 
Cách giải quyết: Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng học sinh để tìm hiểu lý do, sau đó đến thăm và báo với phụ huynh học sinh biết tình hình và tìm hiểu nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, giáo viên bàn với phụ huynh học sinh cách giúp đỡ thích hợp.
 
Tình huống sư phạm trung học 4: Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Bạn nên xử lý như thế nào?
Cách giải quyết: Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng nghe bài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giải thích cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chung một mục đích là giúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nên so sánh để rồi khen người này, chê bai người kia
 
Tình huống sư phạm trung học 5: Theo dư luận của học sinh, bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm có một đôi hình như “đã yêu nhau”. Bạn thấy cả hai thường không chú ý nghe giảng khi ở trong lớp. Và một lần bạn gặp hai học sinh ấy cùng nhau và bạn hoàn toàn khẳng định tin “đồn thổi” ấy là đúng sự thật. Điều đáng nói đây là năm cuối cấp, và sức học của cả hai học sinh ấy đều có chiều hướng đi xuống, nhất là cậu con trai từ một học sinh khá giỏi đã tụt xuống mức trung bình khá. Là một chủ nhiệm lớp, trước tình huống đó bạn xử lý ra sao?
Gợi ý giải quyết: Bạn làm như không biết chuyện hai em đó có tình cảm với nhau, và cho lớp tổ chức một buổi thảo luận về “tình yêu tuổi học trò” để định hướng đúng đắn cho các em qua những lời tâm sự của bạn. Sau đó bạn có thể gặp riêng từng em, ân cần tâm sự hỏi han xem lý do gì khiến các em học hành sa sút để các em có thể giãi bày và bạn sẽ đưa ra lời khuyên chân tình, xác đáng.

3. Tình huống sư phạm của giáo viên chủ nhiệm lớp

Là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) của một lớp, bạn sẽ gặp phải rất nhiều tình huống trớ trêu và hóc búa, nếu là một giáo viên còn ít kinh nghiệm sư phạm, bạn sẽ vô cùng khó khăn khi giải quyết cho thỏa đáng. Taimienphi.vn sẽ dẫn ra một số tình huống cụ thể cùng với một số gợi ý giải quyết tình huống sư phạm dành cho bạn.

Tình huống 1: Có phụ huynh học sinh đến nhờ giáo viên chủ nhiệm xin Nhà trường cho con lên lớp (do thi lại không đủ điểm). Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp đó thì sẽ xử lý trường hợp này ra sao?
Hướng giải quyết:
Phân tích cho phụ huynh hiểu tác hại của việc ngồi nhầm lớp.
Chỉ ra những nhược điểm trong học tập của em học sinh đó so với các bạn trong lớp và các bạn thi lại nhưng đủ điều kiện lên lớp.
Đề nghị phụ huynh không đến xin nhà trường về việc nói trên vì quan điểm của Nhà trường cũng thống nhất như vậy để đảm bảo chất lượng bền vững.
 
Tình huống 2: Lớp bạn đang chủ nhiệm có 1 học sinh từ trường khác chuyển đến. Học sinh trong lớp không thích chơi với học sinh này mặc dù em cũng rất hiền và hòa đồng (đặc biệt học giỏi hơn các học sinh khác trong lớp). Bạn đã tổ chức sinh hoạt lớp và nhắc nhở cách ứng xử của học sinh trong lớp để giảm sự ganh tị nhưng chưa có hiệu quả. Bạn sẽ làm gì, xử lý như thế nào để tất cả các em trong lớp hòa đồng cùng bạn học sinh mới này?
Hướng giải quyết:
Không nên nóng vội. Nếu thực sự học sinh mới đó hiền và hoà đồng thì bạn bè trong lớp sẽ gần gủi và mất dần thành kiến rất nhanh. Giáo viên cũng không nên quán triệt học sinh không được thành kiến với bạn điều này dễ gây cho học sinh có suy nghĩ là học sinh mới đó được cô giáo bênh vực và càng thành kiến hơn. 
Giáo viên nên gặp riêng học sinh mới để hướng dẫn em tiếp cận với các bạn trong lớp, luôn luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp với thái độ tích cực không được kiêu ngạo…, như thế thì thành kiến sẽ nhanh chóng mất đi.
 
Tình huống 3: trong lớp bạn chủ nhiệm có một em học sinh trước đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi xuống. Sau khi tìm hiểu thì biết rằng bố mẹ em đó mới li hôn và em đã bỏ tiết đi chơi game. Khi bạn gọi riêng em đó để nhắc nhở thì em đó trả lời: “Bố mẹ có thương em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì muộn em cũng phải bỏ học thôi". Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
Hướng giải quyết:
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình mà em hãy xem lại những hành động trong thời gian vừa qua. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em thì còn có thầy cô, các bạn luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế mà phụ lòng mọi người. Đồng thời GVCN cũng nên về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em. GVCN cần có thái độ ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp với các thầy cô trong trường nếu em đó chưa tiến bộ. 
 
Tình huống 4: Một phụ huynh đến gặp xin cho con mình được nghỉ tập văn nghệ vì lí do tập văn nghệ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn văn hóa. Nếu bạn là GVCN của em học sinh đó, bạn nên trả lời phụ huynh như thế nào?
Hướng giải quyết:
Khen ngợi khi phụ huynh có một đứa con ngoan, học giỏi, đặc biệt có năng khiếu văn nghệ rất tốt, có nhiều tố chất hoạt động xã hội rất được thầy cô và ban bè mến mộ. Nếu được bồi dưỡng sớm thì sẽ rất phát triển.
Phân tích cho phụ huynh biết: Năng khiếu văn nghệ của trẻ em là hết sức quan trọng, nhất là trong xã hội ngày nay, năng khiếu văn nghệ, ca hát rất dễ tạo cơ hội cho con người thành đạt về mọi mặt. 
Tham gia hoạt động văn nghệ trong trường học thực chất là một hoạt động học tập rèn luyện, có tác dụng bổ trợ cho các việc học văn hóa. 
Nhà trường sẽ sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý cho đội văn nghệ nhà trường, trong đó có cả con bác.
 
Tình huống 5: Ngân là học sinh do bạn chủ nhiệm và còn là con của Hiệu trưởng của trường. Trong một lần thi kiểm tra định kì bị giáo viên coi thi bắt quả tang Ngân đang quay cóp bài và còn có lời lẽ thiếu lễ phép với giáo viên đó. Bạn cũng chứng kiến được sự việc đó. Là GVCN trong trường hợp này bạn sẽ ứng xử lí như thế nào?
Hướng giải quyết:
Kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thích cho em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để không gây căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng “thấy người quen mà không giúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em nếu như em thực sự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.
Trấn an để em yên tâm, em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng nề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy cô sẽ sẵn sàng giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng dù không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn.
Sau kì thi nên gặp riêng em học sinh đó trao đổi một cách thẳng thắn.

4. Một số tình huống sư phạm khó xử

Tình huống 1: Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi rất vui vẻ, bỗng dưng có 2 bé trai tranh giành nhau một chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu nhường ai, nếu bạn là cô giáo thì trong tình huống này sẽ xử lý như thế nào? Đây là tình huống khó xử thường gặp ở các lớp mầm non.
Cách giải quyết: Cô lại gần 2 bé và dỗ dành các con đang chơi trò gì vậy? Sau đó gợi ý rằng, cô có thể chơi chung với các con không và hướng dẫn các bé một trò chơi đơn giản chẳng hạn như đố về màu sắc của xe và các bộ phận của xe nhưng 2 bé sẽ phải oẳn tù tì trước để phân định ai thắng sẽ được cầm ô tô chỉ và hỏi bạn và nếu bạn đoán đúng sẽ đổi chỗ cho nhau và cô sẽ giữ vai trò là trọng tài. Khi các con đã có thể vui vẻ trở lại thì 2 bé sẽ tự chơi. 
 
Tình huống 2: Một đồng nghiệp có việc bận đột xuất đã điện thoại nhờ bạn dạy thay giúp một buổi, bạn đã vui vẻ nhận lời và hoàn thành buổi dạy một cách hoàn mỹ. Nhưng sau đó, hiệu trưởng biết được và đã gọi bạn và đồng nghiệp lên kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc, yêu cầu không được tái phạm. Đồng nghiệp của bạn rất ấm ức, cho rằng hiệu trưởng quá nguyên tắc và máy móc, thời đại này cần quản lý “thoáng” một chút thì người dưới quyền sẽ thoải mái và tự giác làm việc có hiệu quả hơn. Còn bạn? Bạn có phản ứng như thế nào?
Cách giải quyết: “Kỷ luật là tự giác”, người tuân thủ kỷ luật là người tự giác và thoải mái nhất. Hiệu trưởng đã thực thi hoàn toàn đúng chức năng quản lý của mình, nếu không, cả trường sẽ ngày càng không còn tuân thủ theo một kỷ luật, nguyên tắc nào nữa. Giá như, người đồng nghiệp đã báo cáo hiệu trưởng xin phép và trình bày rõ việc dàn xếp lớp thì mọi việc thật tốt đẹp.
- Người đồng nghiệp có thái độ phản ứng như vậy là chủ quan, không đúng, vì rằng dù không bỏ lớp, vẫn có thể coi là đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vi phạm nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ. Bản thân người dạy thay không nên có phản ứng gì ngoài việc nhận khuyết điểm (cùng vi phạm nguyên tắc) và hứa khắc phục, đồng thời sẽ có lời khuyên nhủ đồng nghiệp.
 
 Tình huống 3: Trong một tiết thao giảng của đồng nghiệp - vừa là bạn rất thân của bạn, tiết dạy không được thành công: còn nhiều thiếu sót về kiến thức, chưa tốt về phương pháp. Tuy vậy, khi đóng góp xây dựng tiết dạy để rút kinh nghiệm chung thì mọi người “nhìn mặt nhau” và đều góp ý một cách chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra những ưu hay khuyết điểm của tiết dạy. Còn bạn? Bạn sẽ đóng góp ý kiến của mình như thế nào?
Cách giải quyết:
- Đây là một tình huống khó xử vì số đông đã “bằng mặt, không bằng lòng”. Tuy nhiên, cần xác định rằng: tình cảm đồng nghiệp, bạn bè bền vững phải dựa trên nền tảng của sự thẳng thắn, trung thực và chân thành. Vì vậy trong trường hợp này, không nên “theo đuôi” với số đông đồng nghiệp.
- Song, cần lưu ý là việc phê bình hay góp ý người khác, hơn nữa là đồng nghiệp, lại là bạn thân là cả một nghệ thuật và rất cần sự khéo léo, tế nhị. Cần phân tích tiết dạy một cách khách quan cả về ưu điểm và khuyết điểm; không bươi móc, nhỏ nhặt và đưa ra được hướng giải quyết tốt hơn. Có thể nhất thời đồng nghiệp của bạn sẽ chột dạ, không vừa lòng, cho rằng bạn có ý “chơi trội”, nhưng nếu bạn thực sự trung thực và chân thành thì sớm muộn gì bạn của bạn cũng sẽ hiểu.
 
Tình huống 4: Phòng bên cạnh lớp dạy của bạn là lớp dạy của một cô giáo lớn tuổi, có thâm niên và kinh nghiệm trong nghề. Cô giáo ấy rất nghiêm khắc, thậm chí hay la đánh học sinh và quản lý lớp rất trật tự, yên lặng. Trong khi đó, bạn quản lý lớp thân thiện, thoải mái hơn, trong giờ dạy thường tổ chức cho học sinh hoạt động nên lớp ồn ào. Mặc dù bạn không đồng ý với phương pháp giáo dục, quản lý lớp của cô giáo ấy nhưng chưa có dịp góp ý. Ngược lại đã nhiều lần cô giáo ấy than phiền với bạn, thậm chí đã phản ánh lên hiệu trưởng, hiệu trưởng cũng đã gọi bạn lên nhắc nhở. Bạn nên xử lý thế nào?
Cách giải quyết: 
- Trước hết không nên phân bua, bào chữa gì với hiệu trưởng mà khéo léo trao đổi với hiệu trường là mình đang thể nghiệm phương pháp mới và hứa sẽ cố gắng không để lớp hoạt động quá ồn ảnh hưởng đến lớp khác. Đối với cô giáo kia phải giữ thái độ tôn trọng, thân mật và hứa sẽ cố gắng không để lớp ồn ào làm ảnh hưởng đến lớp của cô. Mặc khác, cần kiểm tra lại phương pháp, cách thức dạy học và quản lý lớp của mình để hoàn thiện những điểm chưa tốt, chưa hay, hạn chế sự sôi nổi, ồn ào quá mức làm ảnh hưởng đến lớp khác.
- Tiếp tục khẳng định mình qua việc đổi mới phương pháp dạy học trong thực tế dạy học và nâng cao chất lượng của lớp đến các hoạt động chuyên môn của trường; mặt khác tìm cơ hội trao đổi chuyên môn một cách khéo léo, chân tình với cô giáo ấy. Điều quan trọng là không chán nản, bi quan mà tin tưởng chờ đợi kết quả nhìn nhận mới của tập thể đối với mình.
 
Tình huống 5: Bạn là giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà một em học sinh nghỉ học mấy hôm nay. Đến cổng thì nghe phụ huynh học sinh nói vọng to ra: "Thầy ( cô) nào dạy mày mà mày dốt thế?". Bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Cách giải quyết: Vẫn vào nhà thăm em học sinh ñó bình thường. Vì đó là một câu cửa miệng chứ không có ý đồ gì. Và đó có thể là do thói quen hoặc văn hóa của vị phụ huynh. Là giáo viên thì phải làm sao mà không thẹn với lòng mình là được. đừng để cái tôi của mình lớn quá.
 
Trên đây chỉ là cách phân loại mang tính chất tương đối của chúng tôi, bởi những tình huống sư phạm giống nhau có thể bắt gặp ở những cấp học khác nhau, tình huống sư phạm mà giáo viên chủ nhiệm gặp phải cũng có thể gặp ở những giáo viên bình thường. Cách gợi ý giải quyết cũng mang tính tham khảo, mỗi giáo viên tùy theo kinh nghiệm và trình độ của mình có thể có cách xử lý hay hơn.

5. Những nguyên tắc vàng nên áp dụng khi xử lý các tình huống sư phạm.

- Lấy học sinh là đối tượng trung tâm để giải quyết. Dựa trên đối tượng cụ thể, cách xử lý tình huống sẽ khác nhau.
- Giải quyết hợp tình trước, sau đó hợp lý sau.
- Chỉ giải quyết trực tiếp khi nắm rõ vấn đề, giải quyết vào thời điểm khác khi chưa rõ cần tìm hiểu thêm hoặc vấn đề đó là vấn đề cá nhân.
- Không phát sinh thêm tình huống có vấn đề sau khi giải quyết.
- Không ảnh hưởng đến các học sinh khác và tiến độ của bài giảng.
- Luôn có hướng động viên nhằm giúp học sinh phát triển sau khi giải quyết tình huống.
 

Liên kết tải về - [339,9 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

Các tình huống sư phạm - Kho hình ảnh
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Các tình huống sư phạm được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat các tình huống sư phạm là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Các tình huống sư phạm (Tài liệu tình huống sư phạm)

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm