Bánh chưng chính là một món ăn truyền thống góp phần làm cho ngày Tết trở nên ý nghĩa hơn, dù quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách gói bánh chưng ngon, đẹp. Để gói chiếc bánh chưng đẹp thì các bạn hãy cùng làm theo cách dưới đây nhé.
Cách gói bánh chưng ngày Tết
Nguyên liệu cần chuẩn bị để gói bánh chưng
Để chiếc bánh chưng ngon, xanh bắt mắt thì bước đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:
- Gạo nếp: Bạn nên chọn loại nếp cái, mới được thu hoạch.
- Đỗ xanh: Cũng nên chọn loại đỗ xanh vừa mới thu hoạch, hạt mẩy và có ruột vàng.
- Thịt lợn: Bạn có thể chọn loại thịt ba chỉ hoặc là thịt vai sấn.
- Gừng, hành, muối, hạt tiêu
- Lá dong: Để tiết kiệm chi phí thì bạn nên chọn loại bánh tẻ to làm lá mặt, còn lá ở bên trong chỉ cần lá dong không cần to, không bị rách.
- Lạt buộc.
Sơ chế các nguyên liệu để gói bánh chưng
- Ngâm gạo nếp, đỗ xanh qua đêm để cho gạo nở. Sau khi ngâm xong, bạn nên vớt gạo nếp và đỗ xanh ra rồi cho ít muối vào. Với đỗ, bạn có thể chọn loại đỗ xanh đã tách vỏ để giảm bớt công đoạn đãi sạch đỗ cũng như bạn có thể cho vào nồi hấp để đỗ nở nhanh hơn. Khi đỗ chín thì bạn bỏ ra, dùng thìa để đánh tơi và nắm thành những nắm nhỏ để cho vào bánh chưng.
- Thịt ba chỉ hoặc là thịt vai sấn cần rửa sạch và thái theo những miếng bản to, dày.
- Lá dong rửa sạch và để nơi khô ráo. Phân chia lá dong để làm lá mặt và lá bên trong. Bên cạnh đó, nếu bạn dùng khuôn để gói thì bạn nên cắt lá đúng với kích thước của khuôn.
Cách gói bánh chưng đẹp
1. Cách gói bánh chưng bằng tay đẹp
Bước 1: Chọn hai chiếc lá dong mặt to và xếp vuông góc với nhau và úp mặt xuống phía dưới. Sau đó là đặt tiếp hai chiếc lá dong to lên trên cũng vuông góc với nhau cùng chiều với hai chiếc lá bên dưới nhưng hai chiếc lá này lại ngửa mặt lên.
Bước 2: Đổ khoảng 1 bát con gạo nếp đã ngâm và trộn với muối vào phần giữa của lá dong mà bạn vừa xếp.
Bước 3: Đổ phần đỗ xanh mà bạn đã chuẩn bị ở trên trên lớp gạo. Sau đó cho ít gừng, hành rồi cho 2 - 3 miếng thịt rồi cho ít hành, gừng lên trên. Nếu bạn thích có chút vị cay, mùi của hạt tiêu thì bạn có thể cho thêm ít hạt tiêu vào. Tiếp đó là đổ đỗ, cuối cùng là đổ thêm bát gạo lên trên.
Bước 4: Gấp lại các lá dong theo thứ tự từ chiếc lá bên trong cho tới chiếc lá bên ngoài, bên phải và trái trước. Đối với việc gấp lá dong thì bạn nên làm cho chắc tay, như thế bánh chưng mà bạn gói bằng tay mới đẹp, cân đối được. Bên cạnh đó, bạn nên giấu hoặc dùng kéo cắt mép thừa của lá dong.
Bước 5: Sử dụng ngón ty bóp lá dong vào phần bên trong, còn tay cái vẫn giữ cố định lá. Cứ làm như thế cho các đầu còn lại.
Bước 6: Chiếc bánh chưng mà bạn gói khi đã hình thành chiếc bánh thì bạn dùng chiếc lạt để buộc như hình. Buộc lạt thì bạn cũng nên buộc chặt để những chiếc lá không bị bung ra.
Bước 7: Khi buộc lạt xong thì bạn dùng cả hai bàn tay để ấn nhẹ bánh xuống giúp bánh chắc, đẹp hơn.
2. Cách gói bánh chưng bằng lá dong với khuôn
Bước 1: Đầu tiên, bạn xếp hai chiếc lạt theo hình chữ thập, rồi đặt chiếc khuôn lên trên lạt, giao điểm của hai chiếc lạt là tâm của khuôn. Đặt 2 chiếc lá dong mặt đã cắt theo đúng kích thước của khuôn đặt ở 2 góc so le của khuôn, sau đó gập phần đáy theo đường chéo của khuôn. Sau đó, đặt thêm 2 chiếc lá dong to theo 2 góc so le còn lại.
Bước 2: Tiếp tục cho những chiếc lá lót vào bên trong, bên các góc để khi gói bánh chưng sẽ không bị hở.
Bước 3: Đổ một bát gạo nếp vào bên trong, sau đó là cho lớp đỗ, rồi hành, gừng và cho thịt.
Bước 4: Tiếp tục đổ ít bát nhỏ đỗ lên trên lớp thịt, tiếp tục đổ gạp vào.
Bước 5: Khi đã thấy gạo phủ kín thì bạn gập lá lại, nhớ là từ trong ra ngoài. Sau đó là kéo khuôn lên để trên tay rồi buộc lạt lại theo hình chữ thập.
Bước 6: Ấn nhẹ cho chiếc bánh chưng mà bạn vừa gói.
Giống với cách gói bánh chưng bằng lá dong thì cách gói bánh chưng bằng lá chuối cũng tương tự như thế. Các bạn làm thoe các bước ở trên là có thể tạo ra chiếc bánh chưng đẹp mắt rồi.
Các lưu ý khi gói, luộc vào bảo quản bánh chưng
Luộc bánh chưng
- Luộc bánh chưng: Sau khi gói bánh chưng, chính là giai đoạn luộc bán chưng. Đây là khâu quyết định bánh chưng có ngon, có xanh không cũng như tốn rất nhiều thời gian, công sức. Để không bị khê và có lá xanh, bạn nên xếp những chiếc lá riềng, cuộng của lá dong xuống bên dưới đáy nồi. Sau đó là xếp từng chiếc bánh chưng cẩn thận, bạn nên úp hai chiếc bánh chưng lại với nhau để không bị rách. Tiếp đó là đặt lên bếp củi rồi đổ nước ngập những chiếc bánh chưng. Bạn nhớ cho lửa đủ to để nước luộc sôi, tiếp nước sôi khi nước luộc bánh chưng cạn.
- Khi luộc, bạn nhớ canh bánh trưng, không để cho lửa bị tắt và đun đủ 12 giờ để bánh chưng không bị lại gại. Sau 12 giờ luộc thì bạn vớt ra, để nguội. Sau đó là mang đi nén bánh chưng bằng cách xếp bánh chưng thành nhiều lớp và dùng các vật nặng để đè lên cho ra hết nước. Như thế, chiếc bánh chưng của bạn sẽ ngon, bắt mắt và để được lâu hơn.
- Bảo quản: Bạn có thể treo bánh trưng ở nơi thoáng gió, mát hoặc để vào trong tủ lạnh ngăn mát để ăn dần.
Với chia sẻ về cách gói bánh chưng trên đây, hi vọng các bạn đã biết được các bước gói bánh chưng để Tết này có thể trổ tài gói những tấm bánh chưng xinh xắn cho gia đình.
Tết đến, mọi người trổ tài làm những món mứt như mứt dừa, mứt xoài, mứt khế, mứt cà rốt ... Để làm mứt dừa ngon, có nhiều màu sắc, các bạn có thể tạo màu bằng các thực phẩm tạo màu như lá dứa, ca cao, cà phê ...