download Cách khấn vái tổ tiên ngày Tết File DOC

Cách khấn vái tổ tiên ngày Tết

 File DOC

Download Cách khấn vái tổ tiên ngày Tết - Văn khấn tổ tiên ngày tết

Trần Văn Việt  cập nhật: 22/02/2019

Khấn vái tổ tiên trong ngày Tết Nguyên đán luôn được mọi gia đình Việt Nam từ miền Bắc tới miền Nam đều chú trọng, quan tâm. Để biết cách khấn vái tổ tiên ngày Tết đúng cách nhất giúp thể hiện được lòng thành với tổ tiên của mình, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.


Vào ngày mùng 1, ngày rằm, ngày giỗ, đặc biệt là vào ngày Tết Nguyên Đán, mọi gia đình lại làm lễ cúng gia tiên để cầu xin một năm gia đình được khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, công việc thuận lợi. Sau đây là cách khấn vái tổ tiên ngày Tết mà các bạn nên tham khảo.

cach khan vai to tien ngay tet

Văn khấn gia tiên ngày giỗ, ngày Tết

 

Cách cúng gia tiên ngày Tết

 

Giống với cúng giỗ ông bà, tổ tiên, trước khi làm lễ cúng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ đồ cúng gồm có đĩa quả, bình hoa, nước và rượu. Đĩa quả đặt ở phía Tây, bình hoa đặt ở phía Đông trong ban thờ. Tiếp đó, nếu như bạn dùng đèn điện thì bạn cắm điện để đèn sáng hoặc bạn đốt đèn dầu, cây nến đều được. Sau đó là thắp nhang, đánh chuông, khấn bài văn khấn gia tiên rồi cúng. Hương đèn được thắp để mời tổ tiên, còn tiếng chuông giúp thỉnh tổ tiên.

Trong quá trình cúng lễ, bạn cần phải chắp hai tay đưa lên ngang trán và khấn. Khấn chính là lời trình mà bạn muốn báo cáo với tổ tiên về ngày cúng có liên quan tới tên của người đã mất, ngày tháng năm ta, tây, tên địa phương mình ở, tên mình, tên các thành viên trong gia đình, lý do cúng gia tiên cũng như lời cầu nguyện của bạn ...

Đối với tên của người quá cố thì bạn nên khấn nhỏ. Tùy vào từng địa vị của người cúng cùng địa vị người quá cố mà sau khi khấn xong, bạn vái hai lạy. Nếu như bố cúng con chỉ cần vái bốn vái, còn con cháu cúng tổ tiên, phải lạy bốn lạy.

Cúng là gì?

 

Đối với giỗ Tết thì gia chủ sẽ bày các lễ vật như hoa quả, rượu, chén bát, mâm cơm ... lên ban thờ gia tiên và thần linh rồi thắp hương, tháp đèn để khấn, vái và lạy để có thể thể hiện được lòng biết ơn, thành kính đối với tổ tiên cũng như cầu mong cuộc sống của gia đình sẽ được bình an, may mắn. Đối với nghĩa thông thường thì cúng chính là thắp nhang, khấn, vái và lạy.

Khấn là gì?

 

Khấn chính là lời cầu đọc ở trong miệng khi bạn làm lễ cúng, nói tới ngày tháng năm âm lịch, dương lịch, nơi chốn, cúng ai, mục đích cúng, tên các thành viên trong gia đình, lời cầu xin. Khi khấn xong thì gia chủ sẽ thường vái để thay cho lời chào kính cẩn.

Vái là gì?

 

Vái hay còn gọi là bái. Đối với vái thì gia chủ có thể đứng hoặc quỳ đều được. Vái thường thay thế cho lạy khi cúng ở ngoài trời. Vái là cách bạn chắp hai bàn tay lại với nhau để trước ngực rồi đưa lên tới ngang đầu, lúc này hơi cúi đầu, khom lưng xuống sau đó là ngảnh lên, đưa hai bàn tay xuống theo nhịp. Động tác này chỉ thực hiện sau khi đã lạy xong. Tùy vào mỗi trường hợp mà người thực hiện nghi thức lễ cúng sẽ có số vái khác nhau.

Lạy là gì?

 

Lạy chính là một trong những hành động thể hiện được lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh. Lạy là cách chắp hai tay đưa lên tới cao hơn trán, rồi hạ xuống từ từ tới ngang ngực, trong một số trường hợp, người lạy sẽ tiếp tục quày xuống rồi chống cả hai bàn tay xuống dưới đât, sau đó là đầu cúi xuống tới khi trán gần chạm đất thì xong một lạy. Hay lại cũng là cách người lạy ở tư thế đứng, kẹp giữa 2 bàn tay là nén nhang, người lạy sẽ nhìn về phía trước, cùng một lúc thì người lạy sẽ đưa tay xuống và đầu cũng cúi xuống theo.

Các tư thế lạy khi cúng

 

Lạy gồm có hai tư thế: tư thế lạy của đàn bà và tư thế lạy của đàn ông. Cùng với bốn trường hợp với số lượng là 2 lạy, 3, 4 và 5 lạy. Tuy từng trường hợp, số lượng lạy sẽ mang ý nghĩa khác nhau.

Tư thế lạy của đàn ông

 

Đối với nam giới, tư thế lạy chính là cách đứng thẳng theo tư thế nghiêm, chắp cả hai tay ở trước ngực, sau khi đưa lên tới ngang chán đồng thời cúi mình xuống thì đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần đến mặt đất hay mặt chiếu thì xòe cả hai bàn tay ra rồi đặt nằm úp xuống. Bên cạnh đó là quỳ gối bên trái rồi quỳ gối bên phải xuống , cúp rạp đầu gần tới hai bàn tay. Tiếp đó là nâng người lên bằng việc đưa hai tay chắp lại với nhau để lên đầu gối bên trái đã co lên lúc bấy giờ và đưa về phía trước ngang đầu gối chân phải đang quỳ để có thể lấy được đà đứng lên, chân phỉa đang quỳ theo đà sẽ đứng lên để có thể cùng với chân trái đứng trong tư thế nghiêm. Cứ theo đó mà gia chủ tiếp tục lạy cho tới khi đủ số lạy.

Sau khi lạy xong, vái ba vái và lui ra. Tùy vào việc thuận chân mà quỳ chân phải hay là chân trái trước. Tuy nhiên, khi quỳ chân nào xuống trước, khi chuẩn bị đứng dậy cần phải đưa chân đó về phía trước khoảng nửa bước, tì cả hai bàn tay đang chắp lại ở trên đầu gối chân đó để có thể đứng lên vững vàng.

Thế lạy phủ phục của các nhà sư được xem là khó. Thầy phất tay áo cà sa, sau đó đưa hai tay chống xuống mặt đất, đồng thời sẽ quỳ cả hai chân xuống. Khi đứng dậy thì các thầy sẽ đẩy hai bàn tay lấy thế để có thể đứng hẳn mà không đặt tay lên đầu gối.

Tư thế lạy của đàn bà

 

Khác với thế lạy của đàn ông, đối với nữ giới thì tư thế lạy sẽ là cách ngồi trệt xuống đất, cả hai chân vắt chéo sang bên trái và bàn chân phải sẽ được ngửa lên để ở phía dưới của đùi chân trái. Nếu như mặc áo dài, cần phải kéo tà áo trước trải ngay ngắn ở phía trước, kéo vạt áo sau trải ngay ngắn về phía sau. Tiếp đó là chắp hai tay với nhau để ở phía trước ngực rồi đưa tay lên cao tới ngang trán, đồng thời đầu cúi xuống. Khi đầu gần chạm tới mặt đất, đưa hai bàn tay đặt nằm úp xuống đất rồi để đầu lên hai bàn tay đó, sau đó giữ khoảng 1, 2 giây rồi dùng lực của cả hai bàn tay đẩy lên để có thể ngồi thẳng như lúc ban đầu rồi đưa tay ngang trán. Cứ tiếp tục cho tới khi nào đủ số lạy. Sau khi lạy xong, đứng lên vái ba vái rồi lui ra.

Hay nữ giới có thể áp dụng tư thế lạy theo cách quỳ hai đầu gối xuống chiếu, mông đặt lên ở hai gót chân rồi hai tay chắp lại đưa lên đầu, đồng thời cúi mình xuống. Khi đầu cúi gần chạm mặt đất thì đồng thời xòe hai bàn tay úp xuống mặt đất để có thể để đầu lên hai bàn tay. Như thế, bạn sẽ hoàn thành xong 1 lạy và tiếp tục để đủ số lạy.

Ý nghĩa của lạy cùng số lần lạy

 

Theo quan niệm thì việc vái lạy vừa dùng khi đi dự đám tang, cúng tế, lạy Phật vừa dùng cho cả người sống bởi ngày xưa ở miền Bắc, khi con dâu về nhà chồng đều phải lạy cha mẹ chồng, lạy được hiểu là "lễ". Đây chính là một phong tục chỉ người Việt Nam mới có.

Ý nghĩa của 2 lạy, 2 vái

 

Đối với lạy hai lạy thường áp dụng lạy người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy bố mẹ. Còn khi đi phúng điếu, bạn là em, con cháu ... của người quá cố thì bạn nên lạy hai lạy.

Hai vái: Trường hợp người quá cổ để ở trong quan tài vẫn đặt ở trong nhà quan, mọi người tới phúng điếu, nếu như bạn là bậc cao niên, anh, chị, cô, dì, chú, bác ... của người quá cố, bạn chỉ cần đứng vái hai vái.

Ba vái: Nếu như vái sau khi đã lạy thì sẽ vái ba vái thay cho lời chào kính cẩn.

Bốn vái: Khi quan tài được hạ huyệt, có nghĩa quan tài đã được chôn rồi thì vái người quá cố là 4 vái.

Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái khi lễ Phật

 

Ba lạy tượng trưng cho Phật (Phật là giác, tức là giác ngộ, thông hiểu mọi lẽ), Pháp (Pháp là chánh có nghĩa là điều chánh đáng), Tăng (Tăng là tịnh, có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch) nên khi đi lễ Phật, ta sẽ lạy 3 lạy. Tuy nhiên, tùy vào từng chùa mà người ta có thể lạy 3, 4 hoặc 5 lạy. Đối với việc cúng Phật thì bạn cần mặc âu phục, nếu thấy lạy khó khăn thì bạn chỉ cần đứng nghiêm, vái ba vái.

Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái

 

Trường hợp lạy 4 lạy thường dành cho việc cúng người quá cố là bố mẹ, ông bà và thần linh. 4 lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, tứ tượng và bốn phương. Như vậy, 4 lạy sẽ gồm cả cõi âm và cõi dương mà hồn ở trên trời, phách hay vía ở dưới đất sẽ nương vào đó để làm nơi trú ngụ.

Còn bốn vái được sử dụng khi cúng người quá cố như là bố mẹ, ông bà, thần linh, nếu như không thể áp dụng được thế lạy.

Ý nghĩa của 5 lạy, 5 vái

 

Đối với 5 lạy thì tượng trưng cho ngũ hành, vua tượng trưng cho trung cung, có nghĩa là hành thỏ màu vàng được đặt nằ ở giữa. Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng, 5 lạy còn là tượng trưng cho bốn phương, nơi nhà vua ngự và trung ương. Do đó, cứ ngày 10/3 âm lịch hàng năm, tức là ngày giỗ Tổ Hùng Vương thì mọi người trong ban tế lễ sẽ lạy 5 lạy.

Trên đây là cách khấn vái tổ tiên ngày Tết, hy vọng các bạn đã có được thông tin hữu ích để làm lễ cúng tổ tiên đúng nghi thức.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi gia đình Việt Nam đều có tục lệ chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng và đọc văn khấn để tỏ lòng thành, lòng biết ơn với tổ tiên, thần linh. Các bạn nên chú ý tới bài văn khấn Rằm tháng Giêng để có nghi thức cúng lễ phù hợp.


Liên kết tải về - [5 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Cách khấn vái tổ tiên ngày Tết được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat cách khấn vái tổ tiên ngày tết là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Cách khấn vái tổ tiên ngày Tết File DOC

Phần mềm Liên quan & Tương tự
    Top download
    1. Đang tổng hợp...
    Bấm vào file dưới
    Để cài phần mềm