Khi viết đoạn văn mẫu phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học và tự đọc thêm, các em cần giới thiệu chi tiết kì ảo, mô tả và phân tích ý nghĩa của nó, sau đó đánh giá vai trò của nó đối với cốt truyện và nhân vật. 8 đoạn văn mẫu phân tích chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại dưới đây sẽ giúp em hiểu rõ hơn về các yếu tố kì ảo trong văn học thần thoại.
Hướng dẫn cách phân tích chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại
Những đoạn văn mẫu phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học và tự đọc thêm
1. Mẫu số 1: Truyện Thần Sét
Đề bài: Phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học
Nằm trong nhóm thần thoại suy nguyên thuộc kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện "Thần Sét" cũng kể về nguồn gốc hiện tượng tự nhiên. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, các tác giả dân gian đã sáng tạo ra chi tiết kì ảo: do thần Sét đánh lầm kẻ vô tội nên bị Ngọc Hoàng bắt nằm im trong một đám rừng ở thiên đình. Ngọc Hoàng ra lệnh cho con gà thần thỉnh thoảng mổ một cái vào người thần Sét khiến thần đau nhói mà không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha tội, hễ cứ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần nghe tiếng chớp, biết thần Sét xuống nên người hạ giới thường bắt chước tiếng gà để dọa thần. Thông qua chi tiết này, tác giả dân gian muốn giải thích về hiện tượng sấm sét trên trời. Trong một số trường hợp không may khiến con người và con vật chết. Đồng thời, thể hiện kinh nghiệm dân gian của nhân dân trong việc đối phó với các hiện tượng cực đoan của tự nhiên.
2. Mẫu số 2: Truyện thần Trụ Trời
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần Trụ Trời
Truyện "Thần Trụ Trời" nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi chi tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném vung đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.
3. Mẫu số 3: Truyện Thánh Gióng
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng
Chi tiết hoang đường kì ảo trong truyện Thánh Gióng được thể hiện qua hình ảnh cậu bé Đổng từ một đứa trẻ không biết nói trở thành một anh hùng cứu nước. Nghe tin vua cần người tài để bảo vệ đất nước khỏi lũ quân xâm lược giặc n, Gióng lớn nhanh như thổi đến ngỡ ngàng. Ăn không biết no, quần áo vừa mặc đã chật ních, còn nói chuyện vắt vẻo không giống Gióng - một cậu bé 3 tuổi mãi chưa biết nói của trước đây. Hơn thế nữa, hình ảnh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt ra chiến trường, nhổ tre làm công cụ để đánh giặc gây ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Chi tiết này không chỉ thể hiện khả năng siêu nhiên mà còn thể hiện được tình yêu quê hương, sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ quê nhà.
4. Mẫu số 4: Truyện Nữ thần Lúa
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Lúa
Truyện "Nữ thần Lúa" là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải sự ra đời của cây lúa, câu chuyện còn giải thích được phong tục cúng nữ thần Lúa ở mọi nơi. Truyện không chỉ gây hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện mà còn sử dụng yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện trở nên nổi bật. Nổi bật là chi tiết nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Chi tiết này nhằm lý giải sự phát triển theo từng giai đoạn của bông lúa, và trí tưởng tượng phong phú của tác giải dân gian. Việc sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân; tín ngưỡng thờ thần của dân tộc Việt Nam.
Cách phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại
5. Mẫu số 5: Truyện Nữ Oa vá Trời
Đề bài: Phân tích 1 chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại Nữ Oa vá
Như chúng ta đã biết, các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện thần thoại là những chi tiết không có thật. Nó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ nhưng lại là những dấu ấn cho toàn bộ câu chuyện. Và nhân dân ta đã sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường. Trong đó thì chi tiết Nữ Oa vá trời để cứu nhân gian khỏi lầm than là một chi tiết khiến em nhớ mãi. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm hại vị thần Thủy, Hỏa gây sự đánh nhau khiến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa không quản ngày đêm, khó khăn, vất vả, một mình vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Tương truyền, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.
Ngoài cách viết đoạn văn mẫu phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học và tự đọc thêm về Nữ Oa vá Trời, Taimienphi cũng sẽ hướng dẫn các em cách viết đoạn văn nếu lý do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, giúp em nâng cao kỹ năng viết và cải thiện điểm số.
6. Mẫu số 6: Truyện Thần Gió
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió
Hệ thống thần thoại suy nguyên có rất nhiều truyện kể về nguồn gốc vũ trụ và loài vật trong đó có truyện kể về "Thần Gió". Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ông văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian thông qua cây ngải. Đồng thời, nó còn cho thấy kinh nghiệm của tác giả dân gian trong việc dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu.
7. Mẫu số 7: Truyện Nữ thần Lúa
Đề bài: Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo trong truyện đã học hoặc tự đọc thêm
Truyện "Nữ thần Lúa" là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải sự ra đời của cây lúa, câu chuyện còn giải thích được phong tục cúng nữ thần Lúa ở mọi nơi. Truyện không chỉ gây hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện mà còn sử dụng yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện trở nên nổi bật. Nổi bật là chi tiết nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Chi tiết này nhằm lý giải sự phát triển theo từng giai đoạn của bông lúa, và trí tưởng tượng phong phú của tác giải dân gian. Việc sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân; tín ngưỡng thờ thần của dân tộc Việt Nam.
8. Mẫu số 8: Truyện Thần Lửa A Nhi
Đề bài: Vai trò của chi tiết kì ảo trong thần thoại Thần Lửa A Nhi
Truyện "Thần Lửa A Nhi" là thần thoại lâu đời của Ấn Độ, kể về vị thần lửa, giải thích hiện tượng thiên tai do lửa và sự tích chim đầu rìu. Nổi bật trong câu chuyện chi tiết kì ảo đó là : Thần Lửa A Nhi (Agni) là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường. Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú. Việc sử dụng chi tiết kì ảo ấy nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.Câu chuyện cho ta hiểu được biểu tượng lửa trong tín ngưỡng Ấn Độ, lửa là luôn sáng mãi, lửa ít khi lụi tàn mà luôn bất tử nên Agni được coi là vị thần "trẻ mãi không già", có vị trí đặc biệt quan trọng trong thế giới tâm linh tín ngưỡng của người Ấn Độ và Thần Agni có mặt trong cả đời sống sinh hoạt và đời sống tình cảm của người Ấn Độ.
Các chi tiết kì ảo chính là điểm nhấn tạo nên sự hấp dẫn và chiều sâu cho các câu chuyện thần thoại. Qua 8 đoạn văn mẫu phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học và tự đọc thêm trên đây, hy vọng sẽ giúp các em mở rộng kiến thức và cảm nhận tốt hơn về thể loại văn học này.