Bất cứ kịch bản chương trình nào cũng cần được xây dựng trên sự sáng tạo, tư duy của người thực hiện, bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm bắt được một Mẫu kịch bản chương trình đầy đủ để có thể triển khai thực hiện theo đúng các trình tự nhất định, tránh được những nhầm lẫn, thiếu sót trong quá trình thực hiện. Tùy thuộc theo chương trình mà người sử dụng có thể thay đổi, bổ sung một số nội dung có trong Mẫu kịch bản chương trình để phù hợp với nội dung chương trình mà mình thực hiện.
Chẳng hạn như một kịch bản dẫn chương trình đám cưới được chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho người MC dẫn dắt sự kiện này được suôn sẻ hơn, ngoài ra, cũng sẽ có một số vấn đề phát sinh ngoài kịch bản dẫn chương trình đám cưới mà MC phải linh hoạt để sắp xếp sao cho phù hợp.
1. Một số nội dung có trong Mẫu kịch bản chương trình
Chuẩn bị: Người viết kịch bản chương trình cần phải nắm rõ được nội dung, mục đích của chương trình để xây dựng một kịch bản hoàn thiện, giúp cho chương trình được thành công theo mong đợi. Khi làm kịch bản chương trình, bạn cần chú ý một số nội dung quan trọng như:
- Tài trợ chương trình: Cần hoạch định cụ thể tài chính đầu tư vào chương trình để tìm nhà tài trợ phù hợp.
- Khách mời chương trình: Mời những khách mời có chuyên môn (nếu như đó là chương trình thi đấu tài năng) hoặc mời những khách mời có quan hệ mật thiết với ban tổ chức (nếu như đó là một chương trình tri ân, kỷ niệm).
- Lựa chọn người dẫn chương trình: Cần xây dựng một mẫu người dẫn chương trình phù hợp với nội dung chương trình thực hiện, đó có thể là một người biết hoạt náo, dẫn sôi động hoặc có thể là một người trầm lặng, sâu sắc để có thể dẫn dắt người xem theo những cung bậc cảm xúc khác nhau.
- Hoạch tính mức chi phí xây dựng chương trình: Đây là một khâu quan trọng trong xây dựng kịch bản chương trình, quyết định đến sự thành công của một chương trình được tổ chức.
Chẳng hạn khi bạn cần chuẩn bị kịch bản chương trình lễ khai giảng, bạn cần tìm hiểu những tiết mục nào cần có trong buổi lễ, nhân vật nào cần phải xuất hiện, ước tính thời gian diễn ra buổi lễ, những gì cần chuẩn bị và mức chi phí ra sao... thường thì kịch bản chương trình lễ khai giảng sẽ được xây dựng dựa trên một khuôn có sẵn, kết hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng năm học.
2. Một số lưu ý để có được một kịch bản chương trình hay
- Nội dung chi tiết của chương trình: Bạn cần nắm bắt rõ được mục đích của chương trình để sắp xếp các nội dung, trình tự trong chương trình một cách logic, hợp lý, có ý đồ riêng nhằm giúp cho khán giả có được những ấn tượng nhất định đối với chương trình mà mình đang thực hiện.
- Các nội dung trong kịch bản dẫn chương trình cần được sắp xếp xen kẽ, tránh được tình trạng gây nhàm chán cho người theo dõi.
- Cần chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung dẫn dắt trong kịch bản dẫn chương trình sao cho người đọc nghe cảm thấy logic, hợp lý và bị cuốn theo nhịp dẫn của các MC.
Tương tự như vậy, kịch bản 26/3 cũng sẽ bao gồm toàn bộ những nội dung diễn ra trong chương trình kỷ niệm thành lập đoàn, với một kịch bản 26/3 hấp dẫn, được chuẩn bị đầy đủ chu đáo, chắc chắn chương trình sẽ diễn ra tốt đẹp.
Mẫu kịch bản chương trình được giới thiệu là một nội dung quan trọng, giúp ích cho những ai đang băn khoăn không biết xây dựng một kịch bản chương trình như thế nào có thể theo dõi, sử dụng nhằm xây dựng được một kịch bản hoàn thiện, đáp ứng được những yêu cầu cần thiết đặt ra khi tổ chức một chương trình cụ thể nào đó trong thực tế.