download Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng File DOC

Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

 File DOC

Download Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng - Cảm nhận hình tượng nhân vật Khách trong Bạch Đằng giang phú

Lê Thị Thuỷ  cập nhật: 01/03/2019

Nếu các em vẫn chưa biết cách viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng như thế nào cho đúng và sâu sắc, vậy em có thể tham khảo bài viết mẫu của chúng tôi để bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết, giúp bài văn của mình hoàn chỉnh hơn.

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

Bài làm

Là con dân nước Việt, không ai trong số chúng ta lại không biết đến địa danh Bạch Đằng, một trong những di tích lịch sử vô cùng nổi tiếng đã ghi dấu những trận đánh lịch sử oanh liệt của dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 và chống Mông - Nguyên của nhà Trần năm 1288. Và những cảm xúc khi đứng trước dòng sông lịch sử này đã được Trương Hán Siêu ghi lại qua cảm nhận của hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng.

Nhân vật khách được coi là hình tượng nghệ thuật đầy sáng tạo của Trương Hán Siêu, qua lời đối đáp giữa chủ - khách, tác giả đã thể hiện một cách chân thực những tư tưởng, tình cảm của bản thân đối với di tích lịch sử đầy chiến công vang dội này. Trước hết, hình tượng nhân vật khách xuất hiện như một người khách vãng lai ung dung, nhàn nhã ngắm cảnh:

"Giương buồm giong gió chơi vơi,

Lướt bể chơi trăng mải miết

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương

Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt..."

Những hình ảnh mang tính ước lệ "giương buồm giong gió", "lướt bể chơi trăng", "sớm gõ thuyền", "chiều lần thăm" đã cho ta thấy rõ tâm hồn lãng mạn, bay bổng, phóng khoáng của người khách với thú vui tao nhã đó chính là ngao du đây đó, tận hưởng cảnh sắc của thiên nhiên. Niềm vui thích, say mê đắm chìm vào cảnh vật non nước sơn thủy hữu tình của khách đã được thể hiện rất rõ qua hai từ láy "chơi vơi, mải miết". Nhưng, không giống như những bậc khách phong lưu khác đi thăm thú đây đó chỉ để ngắm cảnh, thưởng thức cảnh đẹp mà người khách ở đây ra đi là còn để tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nơi đó, tích lũy tri thức. Bởi thế:

"Cửu Giang, Ngũ Hồ

Tam Ngô, Bách Việt

Nơi có người đi

Đâu mà chẳng biết

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết

Bèn giữa dòng chừ buông chèo

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao

Qua cửa Đại Than

Ngược bến Đông Triều..."

Qua phép liệt kê, từ những địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc mà ông chỉ được biết qua sách vở, qua trí tưởng tượng "Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Cửu Giang, Ngũ Hồ" đến những địa danh nước Việt "cửa Đại Than, bến Đông Triều", ta có thể thấy khách là người am hiểu nhiều kiến thức, biết nhiều địa danh và là người có tráng chí lớn "Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều/ Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết". Như vậy, khách có hoài bão, khát khao viễn du khắp chốn không chỉ để tìm hiểu, khám phá thiên nhiên mà chí hướng ấy còn là ra đi để bồi đắp thêm tâm hồn, mở mang kiến thức cho bản thân mình. Điển tích Tử Trường hay Tư Mã Thiên - nhà sử học, văn học lớn ở Trung Hoa đã từng đi khắp chốn phương Bắc để thưởng ngoạn cảnh đẹp và nghiên cứu cũng được ông vận dụng một cách khéo léo. Ông học Tử Trường cách nghiên cứu văn hóa lịch sử, ghi chép sử kí đầy chân thực qua cái thú tiêu dao đầy tao nhã, thanh cao. Vậy là, chỉ qua một vài giới thiệu đầy ngắn gọn, súc tích về nhân vật khách, tác giả đã giúp người đọc hình dung hình tượng nhân vật khách nhàn tản, thong dong, bay bổng với những cuộc ngao du thưởng ngoạn khắp chốn và cũng là một người với tình yêu quê hương đất nước thiết tha, sâu nặng.

Theo cánh buồm phiêu du, những câu thơ tiếp theo đã dẫn ta đến với hình ảnh người khách với những cảm xúc chân thực, đặc biệt khi đứng trước sông Bạch Đằng:

"Đến sông Bạch Đằng

Thuyền bơi một chiều

Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Nước trời một sắc

Phong cảnh ba thu..."

Trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ "bát ngát sóng kình", tráng lệ "đuôi trĩ một màu", thơ mộng diễm lệ "nước trời một sắc", "phong cảnh ba thu", khách vô cùng thích thú, say mê thả hồn mình vào cảnh sắc Bạch Đằng. Cảnh thu là sự hòa quyện hài hòa của mây - trời - non nước, đẹp hùng tráng nhưng không kém phần lãng mạn. Dưới sự cảm nhận của một tâm hồn thơ mộng, con mắt quan sát tinh tế, tài tình, chỉ vài nét phác họa của tác giả, cảnh sắc thiên nhiên chốn Bạch Đằng giang đã hiện lên như bức tranh thủy mặc đẹp tĩnh lặng không bút nào tả xiết. Cảnh sông đẹp là vậy nhưng dòng sông thơ mộng này cũng là nơi chứng kiến biết bao thảm cảnh của hai cuộc chiến đấu chống quân Nam Hán, Mông Nguyên trong lịch sử:

"Bờ lau san sát

Bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy

Gò đầy xương khô

Buồn vì cảnh thảm

Đứng lặng giờ lâu

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu..."

Bởi vậy, đứng trước khung cảnh đìu hiu, hoang vắng của "bờ lau, bến lách", cảnh ảm đạm, lạnh lẽo "sông chìm giáo gãy", "gò đầy xương khô", đối lập hoàn toàn với cảnh tráng lệ, hùng vĩ trước đó, khách không khỏi chạnh lòng "Buồn vì thảm cảnh/ Đứng lặng hồi lâu/ Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá/ Tiếc thay dấu vết luống còn lưu". Cảm xúc vui tươi, thích thú ban đầu đã thay thế bằng những cảm xúc buồn - thương - tiếc trước sự hi sinh của biết bao anh hùng đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Giọng thơ cũng như chùng xuống trước cảm xúc đầy u buồn, nuối tiếc của tác giả. "Đứng lặng giờ lâu" chính là cái cúi đầu, nghiêng mình lặng lẽ, chân thành, đầy kính cẩn của khách, của nhà thơ hay của chính những thế hệ sau thể hiện sự biết ơn trước những hi sinh anh dũng của các anh hùng vì lí tưởng bảo vệ non sông Tổ quốc. Phải là người có tâm hồn nhạy cảm, tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng, tác giả mới ghi lại được những cảm xúc đầy chân thực, phong phú của nhân vật khách đến như vậy.

Hình tượng nhân vật khách còn hiện lên rõ nét qua việc chứng kiến câu chuyện lịch sử của các bô lão về những chiến công vẻ vang của dân tộc trên sông Bạch Đằng:

"Bên sông bô lão hỏi

Hỏi ý ta sở cầu

Có kể gậy lê chống trước

Có người thuyền nhẹ bơi sau

Vái ta mà thưa rằng:

Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao"...

Dù khách không tham gia trực tiếp vào câu chuyện nhưng qua lời kể của các bô lão, đã gợi lên trong đầu ông những hình ảnh đẹp đẽ, hào tráng ở hai trận đánh lịch sử của Ngô chúa và vua tôi nhà Trần năm xưa, gieo trong lòng khách niềm tự hào, kiêu hãnh về trang lịch sử chói lọi của dân tộc. Chiến thắng đó đã khẳng định chủ quyền của dân tộc và thể hiện uy quyền của các triều đại Việt Nam, khiến cho các thế lực phương Bắc khiếp sợ. Và để làm nên chiến thắng đó, khách cũng đồng tình với các bô lão rằng, đó là sự kết hợp nhuần nhuyền của ba yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa, trong đó con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến chiến thắng của trận chiến:

"Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở

Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an"

Trong lời hòa ca cuối cùng của khách cùng với những lời ca của các vị bô lão, trước tuyên ngôn đầy sâu sắc:

"Sông Đằng một dải dài ghê

Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về biển Đông

Những người bất nghĩa tiêu vong

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!"

Khách cũng dành những lời ngợi ca đầy tự hào của mình cho sự chỉ huy tài tình, trí tuệ sáng suốt, anh minh của vua quan, tướng lĩnh:

"Anh minh hai vị thánh quân

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh

Giặc tan muôn thuở thăng bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao"

Lời ngợi ca của khách hay cũng chính là lời ngợi ca của tác giả Trương Hán Siêu về dòng sông Bạch Đằng - chứng nhân lịch sử của một thời đau thương nhưng cũng thật hào hùng của dân tộc, niềm tự hào và ngợi ca về tài trí của hai vị chủ tướng Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo anh minh, sáng suốt, lời ca về cuộc sống hoà bình, yên vui của nhân dân được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của các anh hùng đã ngã xuống, in dấu dưới lòng sông. Đó là những lời ca ngợi xuất phát từ trái tim yêu nước sâu sắc cũng như qua vốn hiểu biết tài tình, sâu sắc của tác giả khi đứng trước con sông lịch sử.

Như vậy, bằng cách phân thân, hóa thân vào nhân vật, tác giả Trương Hán Siêu đã xây dựng lên hình tượng nhân vật khách với những suy nghĩ, hành động chân thực, giàu xúc cảm. Ngoài ra, những biện pháp tu từ khác như liệt kê, ẩn dụ, ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố, cách kể chuyện ngắn gọn, súc tích, khả năng vận dụng thể phú với những câu thơ ngắn dài khác nhau,... cũng đã góp phần giúp hình tượng nhân vật khách hiện lên đầy cụ thể, sinh động và bộc lộ được những cảm xúc hết sức phong phú, linh hoạt, tâm sự thầm kín của nhà thơ. Đó cũng là những yếu tố góp phần làm cho Bạch Đằng giang phú xứng đáng là một trong những áng thơ hay nhất trong văn học trung đại nước nhà.



Liên kết tải về - [134 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat phân tích hình tượng nhân vật khách trong phú sông bạch đằng là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng File DOC

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm