Đề bài: Em hãy phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Bài văn mẫu Phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Bài mẫu: Phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Lưu Quang Vũ là một tác giả xuất sắc của nền kịch Việt Nam những năm tám mươi của thế kỉ XX. Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981 công diễn lần đầu năm 1984 sau đó được diễn nhiều lần trong và ngoài nước. Truyện gây kịch tính khi hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới vụ tranh chấp chồng của hai bà vợ. Tác giả Lưu Quang Vũ đã nêu lên một bức trang của nhân loại bước sang thời kỳ hậu hiện đại về thân phận con người, thể hiện qua nhân vật Trương Ba và da Hàng Thịt. Những cuộc giao tranh giữa linh hồn và thể xác của hai nhân vật không biết mình sẽ đi về đâu khi rơi vào tình cảnh này. Câu chuyện cũng phản ánh lên cuộc sống của xã hội hiện nay về cuộc sống hiện tại.
Nhân vật Trương Ba giỏi đánh cá nên quen với Đế Thích, Nam Tào bắt chết nhầm Trương Ba, Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại bằng cách nhập vào xác của anh Hàng Thịt vừa mới chết. Hành động của Đế Thích là một tiên ông mẫu mực giúp đỡ người bất hạnh, nhưng cũng từ đây mà số phận của hai nhân vật này thay đổi rất nhiều. Sống trong xác của người khác Trương Ba cũng gặp rất nhiều phiền toái, bị hai bà vợ chèo kéo, là đàn ông nên Trương Ba cũng không thể vượt qua được cám dỗ xác thịt, cháu nội không chịu nhận ông nội và đứa con học đòi gian xảo, cuộc sống của Trương Ba rơi vào cảnh trớ trêu, các tiên thánh trên trời thì cố tình che đậy lỗi lầm. Những biến cố gia đình xảy ra không còn nếp sống bình yên của Trương Ba trước kia, những mâu thuẫn của làng xóm.
Sống trong thân xác của Da Hàng Thịt - một con người có thân hình to béo, ăn khỏe chân tay thô bạo làm ảnh hưởng nhiều đến tính cách của Trương Ba, đôi lúc làm ông không kiềm chế được bản thân mình có những hành động đánh người thân chảy máu, con người trước kia của Trương Ba không thể làm như vậy, nhưng trong thân xác của da Hàng Thịt thì ông đã thay đổi.
Cuộc sống của Trương Ba bị giao tranh giữa hai nhân vật nhiều khi lý trí nghĩ cái khác nhưng bị thân xác sai khiến làm ông có cuộc sống tha hóa. Tất cả mọi người trong gia đình dù cố thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng ngày càng không thể chấp nhận được sự thật quái gở trong gia đình mình. Cuộc đối thoại giữa Hàng Trương Ba với cháu, cái Gái không chịu nhận ông mặc dù ông nội cố giải thích nhưng cái Gái vẫn không thể chấp nhận được, vì suy nghĩ là vậy nhưng hành động của ông làm cho Cái Gái không thấy sự tin tưởng và cho rằng ông đang nói dối mình. Tất cả những điều này càng làm cho những mâu thuẫn của ông với gia đình ngày càng cao, lúc còn sống Trương Ba rất yêu cây cối hay chăm sóc và nâng niu cây cối trong vườn, tuy nhiên khi vào xác anh Hàng Thịt to béo thì cái sự nâng niu cây cối cũng trở lên khác .
Cuộc đối thoại giữa hồn và xác của hai nhân vật Trương Ba và Da Hàng Thịt khi Trương Ba muốn thoát khỏi cái xác to béo thô bệch này nhưng anh Da Hàng Thit luôn đua ra những lời lẽ để thuyết phục vì anh Hàng Thịt vẫn còn muốn ở lại trần gian để thực hiện những việc anh chưa làm. Trương Ba thốt lên câu "Ta không muốn nghe mày nữa", nhưng Xác Hàng Thịt vẫn cứ dung lời tra tấn nội tâm Trương Ba "ông cứ việc bịt tai lại! chẳng có gì chối bỏ được đâu! Mà đáng nhẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh". "- Ta cần gì sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.". "Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Không phải lỗi tại tôi, sao ông có vẻ khinh thường tôi thế? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới, nhìn ngắm trời đất , cây cối...". Hàng Thịt luôn đưa ra lý lẽ, những lời ngon ngọt để níu kéo Trương Ba, đánh vào sự yếu mềm của da Hàng Thịt những cám dỗ của cuộc sống trần gian.
Khi những người trong gia đình cũng thấy khổ tâm cho Trương Ba vì bản chất con người hiền hòa, vui vẻ với con cháu trong nhà giờ thay đổi hẳn làm cho mọi người thấy sợ ông. Hồn Trương Ba nói anh Hàng Thịt "Mày đã thắng thế rồi đấy cái thân xác không phải của ta, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta... Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và đánh mất mình? Chẳng còn cách nào khác! Mày nói thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". Và khi Trương Ba đã quyết tâm rời bỏ thân xác của anh Hàng Thịt, muốn mình được siêu thoát không bị dày vò linh hồn mình nữa, ông thắp nén hương để Đế Thích xuất hiện. Trương Ba nói với Đế Thích rằng mình không thể tiếp tục trong thân xác này được nữa và muốn ông trả lại linh hồn cho anh Hàng Thịt, cho hồn ông trú ngụ nơi khác. Đế Thích khuyên ông nên suy nghĩ lại nhưng Trương Ba đã quyết để Đế Thích làm việc đó. Khi Đế Thích muốn hồn ông nhập vào cu Tị, Trương Ba từ chối và muốn Đế Thích hãy cứu cậu bé sống lại. Trương Ba nhận ra mình không thể phạm sai lầm và quyết định ra đi để được thanh thản trong tâm hồn, và trả xác về cho Hàng Thịt. Cuộc đối thoại đã nói nên ý nghĩa nhân văn cao đẹp trong cuộc sống: Cái gì không thuộc về mình níu kéo cũng chỉ làm thêm đau khổ cho mình và người mình thân yêu. Nó cũng phản ánh chế độ những người có chức quyền hay bao che cho những lỗi lầm của kẻ dưới. Đoạn kết của vở kịch cũng là một kết thúc có hậu cho nhân vật khi tìm được cho tâm hồn mình sự bình yên. "Nam Tào và Bắc Đẩu hiện ra báo cho Đế Thích biết Ngọc Hoàng đã tha cho Đế Thích tội nhập hồn Trương Ba vào xác anh Hàng Thịt và cho phép hồn Trương Ba được sống trong thân xác anh Hàng Thịt. Hồn Trương Ba không chấp nhận sống trong thân xác người khác, yêu cầu mọi người sang nhà chị Lụa báo cu Tị được sống lại, còn mình quyết định trả xác anh Hàng Thịt. Trước khi lìa đời, hồn Trương Ba dặn dò, an ủi vĩnh biệt vợ con".
Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt phản ánh cuộc đấu tranh giữa hồn và xác, sự tìm lại chính mình, đề cao cuộc sống đích thực của con người dựa trên việc xây dựng những tình huống mâu thuẫn linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi. Bi kịch của Trương Ba chính là bi kịch con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình. Qua đây, tác giả cũng gửi gắm một triết lý sâu sắc về lẽ sống cuộc sống đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được, con người phải luôn đấu tranh để vươn tới sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác để hướng tới sự hoàn thiện nhân cách cao đẹp đáng sống.
Như vậy, thông qua vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm quan niệm sống vươn đến sự hài hòa giữa thể xác và tinh thần. Mỗi người chúng ta cần biết đấu tranh chống lại nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Xem thêm các bài viết soạn bài, phân tích, cảm nhận về truyện hồn Trương Ba, da hàng thịt:
- Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Phân tích và nêu cảm nghĩ truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt, soạn văn lớp 12