Đề bài: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
I. Đề cương báo cáo nghiên cứu về một vấn đề: Lịch sử thành Tơ-roa và dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” trên bản đồ thế giới đương đại
1. Đặt vấn đề:
- Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu
2. Giải quyết vấn đề:
a) Lịch sử thành Tơ-roa
- Địa lí
- Lịch sử
- Cuộc chiến thành Tơ-roa
b) Dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” trên bản đồ thế giới đương đại
- Thành Tơ-roa
- Đền thờ A-tê-na
- Tòa tháp lớn thành I-li-ông
- Cổng Xkê (Skey)
- Thành Te-bơ
3. Kết luận:
- Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề: Lịch sử thành Tơ-roa và dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” trên bản đồ thế giới đương đại.
II. Bài mẫu Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề: Lịch sử thành Tơ-roa và dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” trên bản đồ thế giới đương đại
1. Đặt vấn đề:
Sử thi I-li-át là một bộ sử thi nổi tiếng của đất nước Hy Lạp nói riêng và thế giới nói chung. Kể về những năm cuối cùng trong cuộc chiến thành Tơ-roa nổi tiếng trong lịch sử, tác phẩm đã mang lại vô vàn giá trị nghiên cứu lịch sử, văn hóa cho người đọc đời sau. “Lịch sử thành Tơ-roa và dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” trên bản đồ thế giới đương đại” là vấn đề nghiên cứu cho ta hiểu thêm về vị trí địa lí của thành Tơ-roa xưa và mối liên kết với những địa danh hiện tại trên thế giới.
2. Giải quyết vấn đề:
a) Lịch sử thành Tơ-roa
- Thành Tơ-roa được người Hittite thành lập từ thế kỉ III TCN và sau đó được toàn thế giới biết đến qua sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của thi sĩ Hô-me. Theo Hô-me, cuộc chiến thành Tơ-roa xảy ra vào khoảng năm 1184 TCN. Nguyên nhân là do hoàng tử Pa-ri của thành Tơ-roa đã quyến rũ hoàng hậu Helen xinh đẹp khiến chồng bà tức giận và mang quân tấn công vào thành dẫn đến cuộc chiến tranh suốt 10 năm trời. Cuối cùng, quân Hy Lạp đã sử dụng kế “con ngựa gỗ” nổi tiếng khiến thành Tơ-roa thất thủ và bị vùi sâu xuống lòng đất suốt hàng ngàn năm.
Dù cho I-li-át có thật hay không thì thực sự đã có một cuộc chiến thành Tơ-roa diễn ra trong thế kỉ XII. Mọi người vẫn luôn nghĩ Tơ-roa là một địa danh hư cấu cho đến khi các nhà khảo cổ học chứng minh sự tồn tại của nó. Thành Tơ-roa khi xưa giờ được xác định thuộc thành phố Canakkale, thuộc địa phận Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, công tác khảo cổ vẫn đang được tiếp tục để khai quật, tìm hiểu thêm những di tích về nơi này
b) Dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” trên bản đồ thế giới đương đại
Ngày nay, phần lớn những địa danh được nhắc tới trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” như “ tòa tháp lớn thành I-li-ông” hay “cổng Xkê (Skey)”đã không còn tìm thấy. Chỉ còn các mảnh di tích rời rạc cho người đời sau thấy được đây đã từng có lịch sử huy hoàng.
Thành Tơ- roa ngày nay được xác định là nằm bên dưới Hisarlik, thuộc Canakkale, Thổ Nhĩ Kì. Di chỉ này có khoảng 9 thành phố nằm chồng lên nhau, ở giữa là một khu thành nằm lọt giữa một thị trấn đông đúc, xung quanh có thành cao bảo vệ vào có niên đại khoảng 5000 năm.
A-tê-na một trong những vị thần Hy Lạp lâu đời nhất, tượng trưng cho sức mạnh và chiến thắng của con người. Đền A-tê-na được xây dựng trong khoảng 3 năm và hoàn thành vào năm 430 TCN, làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch. Hiện tại, nó nằm ở phía Tây Nam của khu quần thể Acropolis.
Thành Te-bơ (Thebes) là một trong những thành phố quan trọng nhất Ai Cập cổ đại. Lãnh thổ Hi Lạp xưa kéo dài đến tận đây và nó đã được ca tụng trong I-li-át của Hô-mơ. Ngày nay, Te-bơ là một trung tâm khảo cổ tại Ai Cập với những di tích nổi tiếng
3. Kết luận:
Qua nghiên cứu, ta thấy được rằng Sử thi I-li-át không phải là một câu chuyện hư cấu hoàn toàn. Những gì xảy ra trong tác phẩm có thể là sự thật. Điều này được chứng minh qua các di tích, di chỉ mà ngày nay các nhà khảo cổ học đã phát hiện được. Tuy không còn giữ được hiện trạng như trong sử thi nhưng nó đã cho ta biết được tại nơi ấy đã từng lưu giữ quá khứ huy hoàng của nhân loại.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hi vọng rằng qua dàn ý và bài viết trên, các em đã có cho mình cái nhìn rõ nét, tổng quan hơn về cách viết một bài nghiên cứu. Taimienphi.vn còn có các mẫu khác khác em có thể tham khảo để làm phong phú thêm nội dung bài viết của mình như: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề Ngữ văn 10 KNTT, Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam, Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ,...