download Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ Ngắn gọn

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

 Ngắn gọn

Download Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ - Bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ lớp 10 CTST

Nguyễn Thuý Thanh  cập nhật: 07/12/2023

Bài mẫu Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ của Taimienphi.vn sẽ làm về chủ đề Tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la) để giúp em hình dung được dàn ý và cách viết bài báo cáo.


Đề bài: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cược chú và phương tiện hỗ trợ 

Viet bao cao ket qua nghien cuu

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

I. Dàn ý Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ: Tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)

* Nhan đề: Tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)

* Tóm tắt: Nêu lí do nghiên cứu
* Cơ sở lí thuyết:

- Khái lược về sử thi:

+ Định nghĩa

+ Đặc điểm chung

+ Các thể loại 

- Đặc trưng sử thi Việt Nam

+ Định nghĩa

+ Đặc điểm chung 

+ Các thể loại 

* Kết quả nghiên cứu:

- Sự giống nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)

- Sự khác nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)

* Kết luận: Tổng kết lại bài nghiên cứu

* Tài liệu tham khảo

Viet bao cao ket qua nghien cuu

Tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)

II. Bài viết mẫu

Tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)

TÓM TẮT

Sử thi Ô-đi-xê là một tác phẩm nổi tiếng của Hy Lạp và thế giới, mang những đặc điểm chung của sử thi thế giới. Sử thi Đăm Săn lại đại diện cho chủ nghĩa anh hùng mang đậm nét đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam. Bài báo cáo “Tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)” sẽ cho người đọc thấy được những nét giống và khác nhau giữa sử thi Việt Nam và thế giới, từ đó chỉ ra nguyên nhân của sự khác nhau để thấy được tác động của môi trường, hoàn cảnh, văn hóa đến văn học nghệ thuật. 

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Khái lược về sử thi

a) Định nghĩa

- Sử thi (trường ca) là thể loại văn học có nội dung tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại. 

b) Đặc điểm chung của sử thi

- Cốt truyện của sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú.

- Nhân vật của sử thi là người anh hùng đại diện cho sức mạnh, phẩm chất lí tưởng và khát vọng chung của cộng đồng, thường hội tụ nhiều đức tính tốt và sức mạnh phi thường. 

- Ngôn ngữ thành kính, trạng trọng có nhịp điệu chậm rãi, trần thuật tỉ mỉ và lặp đi lặp lại những từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật. 

- Cảm hứng chủ đạo trong sử thi thường ngợi ca người anh hùng, ngợi ca những phẩm chất của cộng đồng mà người anh hùng là đại diện. Cảm hứng này được thể hiện mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm văn học, gắn liền với tư tưởng, lập trường trong tác phẩm, tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận. 

c) Các thể loại sử thi

- Sử thi thần thoại (sử thi anh hùng dân gian) rất phát triển trong xã hội cổ đại, thường miêu tả về các mối quan hệ giữa những người cùng dòng máu, hệ tộc với nhân vật chính là những bậc thủy tổ, cac anh hùng văn hóa. Đề tài chính như người anh hùng chiến đấu để chống lại quái vật, trả thù cho dòng họ hay người anh hùng vượt qua nhiều khó khăn để hỏi cưới người con gái đẹp làm vợ.

- Sử thi cổ điển: được phát triển trong buổi bình minh của dân tộc. Nhân vật được ca ngợi trong loại sử thi này là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh hoặc các chiến binh phải trải qua biến cố lịch sử như bị xâm lược, bị ngoại bang dị giáo áp bức. Những trận chiến, sự việc trong đây cũng có ít nhiều tương ứng với sự thật lịch sử. 

- Sử thi anh hùng: là các tác phẩm sử hi cỡ lớn, thể hiện được rõ ràng mối tương quan giữa yếu tố cá nhân và tập thể, biểu hiện yếu tố dân tộc, toàn dân. 

2. Sử thi Việt Nam

a) Định nghĩa:

- Giới nghiên cứu thường gọi là truyền thuyết, anh hùng ca, trường ca, sử thi anh hùng, sử thi,... người Ê-đê gọi là “khan”, người Ba-na gọi là “Hơmon”.

- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn: dài hàng nghìn, hàng vạn câu. 

b) Đặc điểm

- Cốt truyện kể về một thời kì lịch sử khi xã hội loài người bước tới sự văn minh, kể về những kì tích, sự nghiệp anh hùng có tầm vóc lớn. “Đề tài chiến tranh giữ vai trò chủ đạo, ca ngợi chiến công của người anh hùng, tiêu diệt kẻ thù tước đoạt người yêu, kẻ thù đánh phá cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ đó nhằm ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, đồng thời khẳng định sự tồn tại và phát triển của xã hội một cách đầy tự hào.”

- Nhân vật anh hùng thường là những tù trưởng giàu mạnh, khỏe đẹp, có tài năng xuất chúng. Họ biết sống vì cộng đồng và có ước mơ chinh phục thiên nhiên và cải tạo xã hội đầy lớn lao. 

- Ngôn ngữ có vần , nhịp vì được sáng tác bằng văn vần hay văn xuôi giàu chất thơ.

- Nội dung bao quát cả cộng đồng toàn dân suốt một thời kì lịch sử mà trung tâm là những sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống cộng đồng.

c) Các thể loại sử thi

- Sử thi thần thoại: (sử thi mo) kể về sự hình thành của thế giới, cách ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và vùng cư trú cổ đại của họ.

- Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Sự giống nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)

a) Về nội dung

- Cả hai tác phẩm đều thuộc thể loại sử thi anh hùng, đều có ảnh hưởng lớn đối với một cộng đồng, một dân tộc nhất định. 

- Hai tác phẩm sử thi đều có cùng cảm hứng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cả Đăm Săn và Ô-đi-xê đều là anh hùng có sức mạnh và trí tuệ siêu phàm. Họ đều là đại diện tiêu biểu cho cộng đồng, tập thể.

- Trọng danh dự, muốn gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc đều là những lí do khiến Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng cũng như giúp cho Ô-đi-xê vượt qua các thử thách. 

b) Về nghệ thuật:

- Đều sử dụng nghệ thuật trùng điệp.

- Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật đều có tính khoa trương, cường điệu. 

Bảng khảo sát nghệ thuật trùng điệp và ngôn ngữ khoa trương, cường điệu trong đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây” và đoạn trích “Gặp Ka-ríp và Xi-la” 

2. Sự khác nhau giữa nhân vật Đăm Săn (Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây) và nhân vật Ô-đi-xê (Gặp Ka-ríp và Xi-la)

a) Về nội dung

- Nhân vật Đăm Săn chiến đấu để chiến thắng bọn cầu hôn, trở nên giàu có và có kết cục cuối chết trên đường theo đuổi nữ thần Mặt Trời -> Người Việt cổ vẫn coi tự nhiên là một thứ thiêng liêng, cao cả không thể xâm phạm. 

- Ô-đi-xê lại chiến đấu vượt qua những thử thách của thiên nhiên để trở về bên gia đình và có kết cục viên mãn hơn -> Chứng tỏ người Hi Lạp cổ đại đã ý thức được sức mạnh của con người khẳng định vị thế của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên. 

b) Về nghệ thuật:

- Đoạn trích “Gặp Ka-ríp và Xi-la” vắng bóng các yếu tố kì ảo, thần kì để giúp Ô-đi-xê vượt qua thử thách mà trong “Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây” lại có chi tiết ông Trời và miếng trầu thần kì đã xuất hiện để giúp đỡ Đăm Săn. Từ đó thấy rõ được nhân vật Ô-đi-xê được nhấn mạnh ở sự khôn ngoan và trí tuệ sắc sảo còn Đăm Săn là chàng tù trưởng mang sức mạnh phi thường, anh dũng. 

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Quang Nhơn (2018), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXB Hội Nhà văn.

2. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (2009), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục

 

 - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ, em hãy nhớ đánh dấu những trích dẫn có trong tài liệu tham khảo và lựa chọn phương tiện hỗ trợ phù hợp (bảng, biểu đồ, hình ảnh,...) để phù hợp với bài viết của mình nhé. Chương trình Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo còn có rất nhiều các bài khác như: Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản; Phân tích, đánh giá Nắng đã hanh rồi; Phân tích, đánh giá một bài thơ;... em hãy tham khảo thêm để chuẩn bị trước kiến thức cho các bài học trên lớp nhé. 


Liên kết tải về - [200 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ Ngắn gọn

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm