Bảng phân tích công việc cần phải được tiến hành trước khi phân công một công việc, nhiệm vụ cho cá nhân, tập thể nào đó. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về bảng phân tích công việc của trưởng phòng nhân sự, bảng phân tích công việc của nhân viên bán hàng, quy trình phân tích công việc, ví dụ về phân tích công việc, các phương pháp phân tích công việc, phương pháp thu thập thông tin trong phân tích công việc, thiết kế công việc trong quản trị nguồn nhân lực…
1. Bạn hiểu thế nào về bảng phân tích công việc?
Bảng phân tích công việc được hiểu là quá trình thu thập những thông tin có liên quan đến công việc một cách có hệ thống, khoa học để có thể đem lại hiệu quả công việc một cách tốt nhất. Thông thường người tiến hành phân tích công việc thuộc bộ phận quản trị nhân lực hoặc cũng có thể là người trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhân viên. Đây là việc làm cần thiết, tiết kiệm được thời gian, chi phí, giúp đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Khi làm bảng phân tích công việc bạn cần phải trả lời được những câu hỏi cơ bản như: Nhân viên sẽ thực hiện những công việc cụ thể gì để có thể hoàn thành được nhiệm vụ này? Bao giờ thì công việc sẽ được hoàn tất, tất nhiên lượng thời gian này chỉ là ước chừng nhưng cũng cần phải được ghi vào văn bản. Công việc này được thực hiện ở đâu? Cần phải ghi rõ địa điểm cụ thể. Tại sao cần phải thực hiện công việc này? Hay nói chính xác hơn là công việc này có tác dụng, mục đích, tầm quan trọng như thế nào, đem lại lợi ích gì cho công ty, doanh nghiệp? Và cuối cùng người làm bảng phân tích công việc phải trả lời được câu hỏi để làm được công việc này thì cần đến những người có năng lực, trình độ, chuyên môm như thế nào?
Bảng mô tả công việc cũng là mẫu được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay, nhằm mô tả một cách khách quan, chân thực công việc hiện tại của nhân viên trong công ty, bên cạnh đó bảng mô tả công việc cũng là căn cứ để quản lý có sự sắp xếp, phân bổ công việc một cách hợp lý đối với nhân viên.
2. Bảng phân tích công việc được thực hiện trong những trường hợp nào?
Đối với một công ty, doanh nghiệp đang hoạt động bình thường thì đôi khi không cần dùng tới bảng phân tích công việc, văn bản này chỉ thực sự cần thiết trong những trường hợp sau. Thứ nhất là khi tổ chức được thành lập, một tổ chức mới đi vào hoạt động cần sự rõ ràng, chi tiết, tỉ mỉ trong từng đường đi nước bước, bảng phân tích công việc sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức tránh được mức rủi ro thấp nhất về nguồn nhân lực.
Thứ hai là khi công ty, doanh nghiệp có một khối lượng công việc mới, công việc này nếu trước đó chưa có cá nhân nào làm thì rất khó để có thể thực hiện và đi vào chỉn chu, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ vì thế bộ phận quản trị nhân lực rất cần sự tìm hiểu, nghiên cứu một cách kỹ càng để đảm bảo tiến độ của công việc được hoàn thành cũng như đảm bảo chất lượng đề ra ban đầu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bảng chấm công nhân viên là mẫu bảng vô cùng quan trọng để theo dõi ngày công nhân viên và bảng chấm công nhân viên cũng là căn cứ để tính lương, trừ phép tháng, phép năm.
Thứ ba khi công ty, doanh nghiệp có thay đổi do ứng dụng Khoa học Kỹ thuật mới vào công việc. Đây là những thành tựu của nhân loại, song vì mới nên chắc chắn khi áp dụng vào người lao động, cá nhân sử dụng trực tiếp những ứng dụng này chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ hoặc thậm chí là những sai sót trong quá trình làm việc. Bảng phân tích công việc giúp tính kỹ từng đường đi, từ cách vận hành, ứng dụng đến việc tìm ra những cá nhân có đủ năng lực, tố chất để thực hiện tốt công việc này chính vì thế rất cần đến vai trò của bảng phân tích công việc để đánh giá tình hình một cách chính xác nhất. Ngoài bảng phân tích công việc, Taimienphi.vn mời bạn cùng tham khảo thêm nhiều tài liệu, thông tin hay khác có tại trang. Chúc các bạn thành công.