Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 6 có cấu trúc bao gồm 2 phần kiểm tra là phần kiểm tra trắc nghiệm khách quan và phần làm bài tập tự luận. Nội dung các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra địa lý lớp 6 giữa học kì 2 tập trung vào các kiến thức trọng tâm của môn học trong nửa đầu học kì 2 như kiến thức về khoáng sản, khí hậu, gió, về các khối khí... giúp các em học sinh ôn thi hiệu quả nhất và tiết kiệm đáng kể thời gian tìm kiếm tài liệu ôn tập môn học.
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 6
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 số 1:
* Phần đề thi
Câu 1. (4 điểm) Gió là gì? Kể tên và nêu phạm vi hoạt động của các loại gió chính trên Trái Đất.
Câu 2. (2 điểm) Hãy cho biết quá trình hình thành mưa trên Trái Đất.
Câu 3. (2 điểm) Em hãy phân biệt giữa thời tiết và khí hậu ?
Câu 4. (2 điểm) Ở Hậu Giang, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ là 220C, lúc 13 giờ là 260C, lúc 21 giờ là 240. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu?
----------Hết---------
* Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:
Câu 1.
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các đai khí áp cao về các đai khí áp thấp. (1 điểm)
- Có 3 loại gió chính trên Trái Đất:
+ Gió Tín phong: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo. (1 điểm)
+ Gió Tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam. (1 điểm)
+ Gió Đông cực: Thổi từ khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam. (1 điểm)
Câu 2.
* Quá trình hình thành mưa:
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. (2 điểm)
Câu 3. Phân biệt giữa thời tiết và khí hậu
- Thời tiết: Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn, thời tiết luôn luôn thay đổi. Ví dụ: nắng, mưa, gió…(1 điểm)
- Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài (trong nhiều năm ), khí hậu có tính quy luật. Ví dụ: các mùa khí hậu, các mùa gió…(1 điểm)
Câu 4. Nhiệt độ trung bình ngày của Hậu Giang là:
(22+26+24):3=240C (2 điểm)
----------Hết---------
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 số 2:
* Phần đề thi:
Câu 1 (3 điểm)
Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của những vành đai nhiệt nào? Nêu đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới?
Câu 2 (2 điểm)
Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?
Câu 3 (3 điểm)
Nêu sự khác nhau giữa phụ lưu và chi lưu? Em hãy nêu lợi ích và tác hại của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của con người ?
Câu 4 (2 điểm)
Tại sao khi đo nhiệt độ không khí ta phải đặt nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 mét?
* Hướng dẫn chấm điểm đề số 2:
CÂU
|
NỘI DUNG
|
ĐIỂM
|
1
|
- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của 5 vành đai nhiệt: 1vành đai nhiệt đới, 2 vành đai ôn hòa, 2 vành đai lạnh.
- Đặc điểm đới nhiệt đới: quanh năm có góc chiếu mặt trời lớn, độ bốc hơi lớn, lượng mưa lớn trung bình từ 1000- 2000mm, có gió Tín Phong thổi thường xuyên.
|
1đ
2đ
|
2
|
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.
- Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
|
1đ
1đ
|
3
|
- Phụ lưu làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sông.
- Chi lưu có nhiệm vụ thoát nước cho sông.
- Lợi ích của sông: cung cấp nước cho đời sống và sản xuất, đem lại nguồn cá tôm, bồi đắp phù sa cho đồng bằng.
- Tác hại của sông: mùa lũ nước sông dâng cao gây lụt lội, thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của người dân quanh vùng.
|
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
|
4
|
- Khi đo nhiệt độ không khí ta phải đặt nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 mét vì nếu để nhiệt kế trên bề mặt đất đo thi sẽ không chính xác, đó là nhiệt độ của mặt đất. Nhiệt độ trong bóng râm, cách mặt đất 2m mới chính là nhiệt độ của không khí.
|
2đ
|
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 đề số 3:
* Phần đề thi:
Câu 1: (2 điểm) Thế nào là mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh?
Câu 2: (3 điểm) Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Trình bày vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.
Câu 3: (2 điểm) Tại sao nói các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu về lượng mưa (mm) ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Lượng mưa
|
18
|
14
|
16
|
35
|
110
|
160
|
150
|
145
|
158
|
140
|
55
|
25
|
- Tính tổng lượng mưa trong năm.
- Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (Tháng 5 - tháng 10).
- Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (Tháng 11 - tháng 4).
* Hướng dẫn chấm điểm đề số 3:
1
|
- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…
|
1,0 đ
1,0 đ
|
2
|
* Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng:
+ Tầng đối lưu
+ Tầng bình lưu
+ Tầng cao
- Đặc điểm của tầng đối lưu:
+ Vị trí: từ 0 – 16 km
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
+ Là nơi sinh ra các hiện tương khí tượng như: mây mưa, sấm, chớp...
+ Nhiệt độ giảm dần theo độ cao (cứ lên cao 100 m nhiêt độ giảm 0,60C)
|
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
|
3
|
Các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua:
- Các dòng biển nóng: do tính chất nóng của mình làm cho nhiệt độ tăng lên lượng mưa tăng thêm.
- Các dòng biển lạnh: làm cho nhiệt độ giảm nước bốc hơi không được lượng mưa giảm đi.
|
1,0 đ
1,0 đ
|
4
|
- Tổng lượng mưa trong năm =
= 18+14+16+35+110+160+150+145+158+140+55+25 = 1026 mm
- Tổng lượng mưa các tháng mùa mưa (T5-T10) = 110+160+150+145+158+140 = 863 mm
- Tổng lượng mưa các tháng mùa khô (T11- T4) = 55+25+18+14+16+35 = 163 mm
|
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
|
4. Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 số 4:
* Phần đề thi:
Download đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 6
Ưu điểm của việc thực hành làm đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 6 theo quy định chung của bộ Giáo dục - Đào tạo là các em học sinh sẽ được làm quen trước với cấu trúc đề thi, làm quen với nhiều dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó các em không những được củng cố, mở rộng kiến thức mà còn nâng cao kỹ năng làm bài tập Địa lý đáng kể. Qua việc làm bài thi, các em học sinh lớp 6 cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm về việc phân bổ thời gian làm bài thi, cách loại trừ trong câu hỏi trắc nghiệm... để hoàn thành tốt nhất bài thi của mình.
Tương tự đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 cũng là tài liệu ôn thi khảo sát giữa học kì 2 được rất nhiều các em học sinh lớp 6 lựa chọn. Vì kiến thức môn Lịch sử khá rộng và khó nhớ nên việc thực hiện luyện thi bằng cách làm đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 là rất hữu ích, giúp các em ghi nhớ các kiến thức lâu hơn và dễ dàng hệ thống được các kiến thức trọng tâm của môn học.
Ngoài ra đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 cũng là tài liệu mà các em học sinh lớp 6 không nên bỏ qua. Trong các năm học THCS thì môn Ngữ văn là một trong những môn học chính và là môn thi bắt buộc, vì thế việc lưu lại đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 để ôn tập là rất cần thiết và phù hợp với tất cả các bạn học sinh lớp 6.