Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 bao gồm các câu hỏi về kiến thức lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới với thời gian làm bài là 45 phút. Bên cạnh các câu hỏi trắc nghiệm là các câu hỏi lịch sử tự luận. Các em học sinh khi thực hành kiểm tra kiến thức qua đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 sẽ chủ động nắm bắt được câu trúc đề thi, giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi, cách thức ra đề để tự tin đạt được kết quả cao trong kì thi chính thức sắp tới.
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6
I. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 số 1:
* Phần đề thi
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1: Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng.
a). Quá trình cải tiến công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
Đồ gốm → đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ đồng
Đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đá thô sơ → đồ đồng
Đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đồng
Đồ gốm → đồ đá mài lưỡi → đồ đồng → đồ đá thô sơ
b). Dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?
Hang Thẩm Bà.
Mái đá Ngườm.
Hang Thẩm Hai.
Xuân Lộc.
c). Nghề chính của cư dân Văn Lang là:
Đánh cá
Săn bắn thú rừng
Trồng lúa nước
Buôn bán
Câu 2. Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn dưới đây để hoàn thành đoạn trích.
(Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).
"..................................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân…………………
bắt. Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày …………………đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là ............................................”
Câu 3. Nối các ý ở cột A với các quốc gia tương ứng ở cột B
A
|
B
|
Nằm trên lưu vực các con sông lớn
|
Các quốc gia cổ đại phương Đông
|
Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải
|
|
Có nền nông nghiệp phát triển
|
|
Kinh tế chủ yếu là ngoại thương, hàng hải.
|
Các quốc gia cổ đại phương Tây
|
Là các quốc gia ra đời sớm nhất trong lịch sử
|
|
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước Văn Lang? (2đ)
Câu 2: Vì sao An Dương Vương lại thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì? (3đ)
* Hướng dẫn chấm điểm đề 1:
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm, mỗi câu đúng được 1 điểm)
Câu 1: Ý trả lời đúng.
a). Quá trình cải tiến công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
Đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đồng
b). Dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?
Hang Thẩm Hai.
c). Nghề chính của cư dân Văn Lang là:
Trồng lúa nước
Câu 2. Từ thích hợp trong đoạn trích.
(Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).
"........ Người Việt................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân …Tần ……..
bắt. Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày … ở yên ………đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là ..... Thục Phán.................”
Câu 3. Nối các ý ở cột A với các quốc gia tương ứng ở cột B
A
|
B
|
1. Nằm trên lưu vực các con sông lớn
|
I. Các quốc gia cổ đại phương Đông
|
2. Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải
|
|
3. Có nền nông nghiệp phát triển
|
|
4. Kinh tế chủ yếu là ngoại thương, hang hải
|
II. Các quốc gia cổ đại Phương Tây
|
5. Là các quốc gia ra đời sớm nhất trong lịch sử
|
|
(Gợi ý: Ý 1, 3,5 nối với I; Ý 2,4 nối với II)
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
Nhận xét về bộ máy nhà nước Văn Lang:
Nhà nước Văn Lang vẫn còn đơn giản, sơ khai, chưa có pháp luật và quân đội
(Vẽ được sơ đồ rõ nét được 1 điểm, nêu được nhận xét được 1 điểm)
Câu 2:
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương:
- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình.
- Không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Do mất hết tướng giỏi, nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.
Bài học kinh nghiệm.
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.
(Mỗi ý trình theo nội dung trên được 0,5 điểm)
II. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 số 2:
* Phần đề thi
Câu 1: (2 điểm) Nêu tên các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.
Câu 2: (2 điểm) So sánh sự khác nhau về đời sống kinh tế của các dân tộc cổ đại phương đông và phương tây.
Câu 3: (3 điểm) Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với người Việt cổ?
Câu 4: (3 điểm) Vẽ và hoàn thiện sơ đồ nhà nước Văn Lang
* Hướng dẫn chấm điểm
Câu
|
Đáp án
|
Điểm
|
1
|
* Tên các quốc gia thời cổ đại:
+ Phương đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
+ Phương tây: Hi Lạp, Rô Ma
|
1 điểm
1 điểm
|
2
|
* Sự khác nhau về đời sống kinh tế của các dân tộc cổ đại Phương đông và phương tây:
+ Phương đông: Ngành kinh tế chính là nông nghiệp. Biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng. Thu hoạch lúa ổn định hằng năm theo mùa vụ. Ngoài ra còn phát triển chăn nuôi gia súc.
+ Phương tây: Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu ô liu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa mì và súc vật). Ngoài ra còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, cam,...
|
1 điểm
1 điểm
|
3
|
* Ý nghĩa của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước:
- Từ đây, con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn.
- Cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần.
|
1,5 điểm
1,5 điểm
|
4
|
* Vẽ và hoàn thiện sơ đồ nhà nước Văn Lang:
|
1 điểm
1 điểm
1 điểm
|
III. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 số 3:
* Phần đề thi
A. Trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1: Tính khoảng cách thời gian:
A. Năm 1200 TCN cách ngày nay 3215 năm.
B. Năm 42 cách ngày nay 1912 năm
C. Năm 207 TCN cách ngày nay 1807 năm
D. Năm 938 cách ngày nay 1076 năm
Câu 2: Dấu tích của Người tối cổ tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?
A. Hang Thẩm Bà. B. Mái đá Ngườm.
C. Hang Thẩm Hai. D. Xuân Lộc.
Câu 3: Con người xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất cách ngày nay khoảng:
A. 3 – 4 triệu năm B. 5 – 6 triệu năm
C. 4 vạn năm D. 4000 năm
Câu 4. Chọn từ thích hợp hoàn thành đoạn trích sau (Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).
"...................................................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân ...................................................... bắt. Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là .............................
Câu 5. Nối cột A với cột B cho phù hợp
Cột A (thời gian)
|
Cột B (sự kiện)
|
Nối
|
1. Thiên niên kỉ III TCN
|
A. Các quốc gia cổ đại phương Tây thành lập
|
1
|
2. Thiên niên kỉ I TCN
|
B. Các quốc gia cổ đại phương Đông thành lập
|
2
|
3. Thế kỉ VII TCN
|
C. NướcÂu Lạc thành lập
|
3
|
4. Năm 207 TCN
|
D. Nước Văn Lang thành lập
|
4
|
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Câu 2: (2 điểm)
So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa chế độ chiếm hữu nô lệ phương Đông và phương Tây.
Câu 3: (2 điểm)
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên này.
* Hướng dẫn chấm điểm đề số 3:
A/ Trắc nghiệm: 4 điểm
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1. A 2. C 3. A
Câu 4. (1,25đ) Chọn từ thích hợp hoàn thành đoạn trích sau (Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên)
"Người Việt trốn vào rừng ,không ai chịu để quân Tần bắt.Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Câu 5. (Mỗi câu nối đúng được 0,5đ)
1. B 2. A 3. D 4. C
B/ Tự luân: 6 điểm
Câu 1 (2,0đ)
• Các quốc gia này đều được hình thành ở lưu vực những con sông lớn: sông Nin, sông Trường Giang và sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng.
• Đó là các vùng đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
• Thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông từ cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên.
Câu 2 (2,0đ)
• Giống nhau: đều được hình thành thời kì cổ đại. Thân phận nô lệ bị ngược đãi.
• Khác nhau: ở phương Tây số nô lệ nhiều gấp chục lần chủ nô và xã hội chỉ có hai giai cấp chinh. Ơ phương Đông tầng lớp nông dân chiếm đa số.
Câu 3: (2 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên này
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:
Nhận xét: Nhà nước Văn lang còn sơ khai, đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là một chức chính quyền cai quản cả nước (1 đ)
Không chỉ có đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6, đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 cũng là tài liệu ôn thi hết học kì 1 rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 6. Các thầy cô giáo có thể sử dụng ngay đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 làm đề kiểm tra 1 tiết trên lớp để kiểm tra kiến thức môn học của các em học sinh một cách chính xác và khách quan nhất.