download Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 2021

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6

 2021

Download Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 - Đề kiểm tra lớp 6 môn GDCD có đáp án

Trần Văn Việt  cập nhật: 11/05/2021

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 là tài liệu ôn thi môn GDCD dành cho các em học sinh lớp 6, giúp các em hệ thống và củng cố kiến thức môn học một cách bài bản và hiệu quả nhất.


Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 được Taimienphi.vn sưu tầm và đăng tải dưới đây là một trong những đề thi chính thức của trường THCS do bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Vì thế các em học sinh khi ôn thi môn giáo dục công dân có thể thực hành làm ngay các đề thi, đề kiểm tra môn Giáo dục công dân lớp 6 dưới đây để tìm hiểu trước về cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, câu hỏi môn học, giúp các em chuẩn bị cho mình những kỹ năng làm bài tập chính xác và hiệu quả nhất.

de thi giua hoc ki 2 mon giao duc cong dan lop 6

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6, Download đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 1

I. Phần trắc nghiệm : (3 đ): *  Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1-> câu 6) (1,5đ)

Câu 1.  Biểu hiện nào sau đây nói lên tính giản dị.

A. Ăn mặc lộng lẫy                           B. Khách sáo, kiểu cách

C. Nói ngắn gọn dễ hiểu                   D. Ăn mặc lòe loẹt

Câu 2. Em có cách xử sự như thế nào khi gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra.

A. Suy nghĩ để tìm cách giải            B. Rủ bạn ngồi gần bên cùng giải

C. Chép bài của bạn                          D. Chép tài liệu

Câu 3.Tôn sư trọng đạo là tôn kính và biết ơn :

A. Những người làm thầy cô giáo     B. Thầy cô giáo cũ

C. Thầy cô giáo mới                          D. Thầy cô đang dạy mình

Câu 4. Việc làm nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ.

A. Làm hộ bài cho bạn                                   B. Bao che cho bạn về việc làm sai trái

C. Bạn hỏi bài nhưng làm như không nghe     D. Cùng bạn giải  bài tập khó     

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không phải yêu thương con người?

A. Bạn có hoàn cảnh quá khó khăn, em cho bạn mượn tiền để bạn đi chơi điện tử.

B. Giúp đỡ những bạn  có hoàn cảnh khó khăn vui trung thu.

C. Chép bài giúp bạn khi bạn bị ốm nặng.

D. Quét dọn nhà cửa giúp những cụ già không có người nuôi dưỡng.

Câu 6. Câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng tự trọng.

A.Tay làm hàm nhai

B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

C. Đói cho sạch, rách cho thơm

D. Cây ngay không sợ chết đứng .

Câu 7. Điền từ , cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm về trung thực. (1, 5đ)

Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng ……………., …………….; sống …………………,…………………..và………………………………..  khi mình mắc khuyết điểm .

II. Phần tự luận : (7 đ )

Câu 1. Em làm gì để thể hiện tình yêu thương con người. Nêu 2 việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người. (2,5đ)

Câu 2. Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo? Theo em HS phải làm gì để tỏ lòng  kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo. ( 2,5đ)

Câu 3. (2đ)

Cho tình huống .

Mẹ An làm ở công ty môi trường đô thị, hằng ngày đi thu gom rác thải, làm sạch môi trường. An không dám giới thiệu nghề nghiệp của mẹ cho ai biết và cho rằng công việc của mẹ là thấp hèn. Nhiều lúc An nghĩ sao mẹ không làm một nghề gì đó cao quí để mình không hổ thẹn với bạn bè và không bị tổn thương lòng tự trọng .

    Câu hỏi:

         a. Em có tán thành với suy nghĩ của An không. Vì sao ?

         b. Nếu là bạn của An , em sẽ góp ý với An như thế nào ?

---- Hết đề 1 ----

=> Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 1

I. Phần trắc nghiệm: ( 3 đ )

Đáp án: 1. C     2. A      3. A      4.D        5.A         6.C

Câu 7: ( 0,75đ) Điền theo thứ tự :

Chân lí, lẽ phải; ngay thẳng thật thà; dũng cảm nhận lỗi

II .Phần tự luận : (7 đ )

Câu 1: ( 2.5 đ )

   * Những việc em đã làm(1đ)

      - Quan tâm, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó, hoạn nạn

      - Có việc làm cụ thể thiết thực để giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn

     * Nêu được 2 việc làm cụ thể (1đ). Ví dụ:

           + Mua tăm tre ủng hộ Hội người mù

           + Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt …

    *  2 câu ca dao, tục ngữ về tình yêu thương con người (0,5đ )

+ Lá lành đùm lá rách .

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 2: (2,5đ)

     *  Phải kính trọng thầy giáo cô giáo vì : (1đ) .

       Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, cha mẹ có công ơn sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, những kiến thức cho chúng ta bước vào đời, công ơn đó chúng ta không bao giờ quên được. Đó là đạo lí tốt đẹp bao đời của người Việt Nam chúng ta. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy- không bao giờ quên.

     * Những việc HS cần làm: (1,5đ )

       - Chăm học, chăm làm, lễ độ, vâng lời thầy giáo.

       - Thực hiện đúng những điều thầy cô dạy cho.

       - Thường xuyên quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.

Câu 3:(2đ)

a. Không tán thành, vì đó là suy nghĩ sai. Công việc của mẹ An giúp ích cho mọi người, làm sạch đường phố...(1đ).

b. (1đ) .

- Không có nghề nào là thấp hèn, đáng xấu hổ khi chúng ta làm việc có ích.

- Bạn không nên xấu hổ mà cần tự hào về công việc của mẹ.. Bạn cần cố gắng học tốt và giúp mẹ những việc vừa sức.

----- Hết đáp án đề 1 -----

2. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 2

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Nguyên nhân tai nạn giao thông là vì:

A. Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt.

B. Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.

C. Dân số tăng nhanh D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Biển báo nguy hiểm:

A. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

B. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

C. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

D. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây không biểu hiện của lòng yêu hòa bình?

A. Tham gia giao lưu văn nghệ với trường bạn

B. Dùng vũ lực giải quyết mọi mâu thuẫn.

C. Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế

D. Nhường nhịn giúp đỡ người nào ủng họ

Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu hòa bình?

A. Nói xấu, gây gổ với các bạn trong lớp.

B. Phân biệt và kì thị với học sinh nghèo.

C. Thông cảm chia sẻ với mọi người.

D. Ép buộc người khác theo ý mình.

Câu 5: Biển báo cấm

A.Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng.

B. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

C. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng.

D. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng.

Câu 6: Vạch kẻ đường là?

A. Vị trí dừng và vị trí trên đường

B. Vạch chỉ vị trí hướng đi là vị trí dừng

C.Vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại.

D. A, B đúng.

Câu 7: Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?

A. Bồ câu                  B. Hải âu                         C. Bồ nông                          D. Đại bàng

Câu 8: Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh là trách nhiệm của?

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 9 (1đ) Công ước liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ em?

Câu 10 (2 đ) Theo em thực hiện tốt an toàn giao thông mang lại lợi ích gì cho chúng ta?

Câu 11: (3 điểm): Nêu những quy định về đi đường của người đi bộ và người đi xe đạp?

---- Hết đề 2 ----

=> Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 2

I. Trắc nghiệm (5,5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điể

De kiem tra giua hoc ki 2 mon Giao duc cong dan lop 6

II. Tự luận 

Câu 9 (1 đ) Công ước liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ em?

- Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, do đó được phát triển đầy đủ.

- Trẻ em là chủ nhân tương lai của thế giới, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp văn minh, tiến bộ.

Câu 10 (2 đ) Theo em thực hiện tốt an toàn giao thông mang lại lợi ích gì cho chúng ta?

- Đảm bảo cho giao thông được thông suốt, giảm được ùn tắc giao thông, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội.

- Tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra gây hậu quả đau lòng cho bản thân, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, trật tự an ninh xã hội.

Câu 11 (3 điểm)

- Người đi bộ:

+ Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường.

+ Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.

- Người đi xe đạp:

+ Không dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; không sử dụng xe đẻ kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

+ Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.

----- Hết đáp án đề 2 -----

3. Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Giáo dục công dân số 3

I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.

Câu 1: Theo em việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Cho trẻ em bỏ học đi làm để kiếm tiền.

B. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.

C. Chăm sóc, đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị ốm.

D. Làm theo mọi ý muốn của trẻ.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

A. Dạy nghề cho trẻ em có khó khăn.

B. Cho trẻ em uống bia rượu.

C. Buộc trẻ em hư hỏng phải vào trường giáo dưỡng.

D. Xây dựng trường học "đặc biệt " cho trẻ em khuyết tật.

Câu 3: Căn cứ vào yếu tố nào để xác định công dân của một nước?

A. Quốc tịch.                                                       B. Tiếng nói.

C. Màu da.                                                          D. Nơi ở.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.

B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.

D. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch ở nước ngoài.

Câu 5: Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm?

A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.

B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.

C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.

D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu hòa bình?

A. Nói xấu, gây gổ với các bạn trong lớp.

B. Phân biệt và kì thị với học sinh nghèo.

C. Thông cảm chia sẻ với mọi người.

D. Ép buộc người khác theo ý mình.

Câu 7: Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về học tập?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.

B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

D. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu 8: Học học nữa, học mãi mà câu nói của ai?

A. Khổng Tử.

B. Lê Quý Đôn.

C. Các Mác.

D. V.I. Lê Nin.

II. Tự luận: (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

Câu 2: (3,0 điểm): Bài tập tình huống

Một hôm trên đường đi chợ về, bà Nghĩa nghe thấy tiếng một đứa trẻ khóc. Tìm ở ven đường, bà thấy một đứa bé sơ sinh được bọc trong một bọc quần áo. Biết đây là trường hợp trẻ bị bỏ rơi nên sau khi suy nghỉ một lúc, bà bế đứa bé về nhà nuôi, đặt tên là Sinh.

---- Hết đề 3 ----

=> Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 3

I. Trắc nghiệm:

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

De thi giua hoc ki 2 lop 6 mon Giao duc cong dan

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

a. Quyền:

- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.

- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.

b. Nghĩa vụ học tập

- Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

Câu 2 (3,0 điểm)

- Bé Sinh sẽ được mang quốc tịch Việt Nam.

⇒ Vì: Theo khoản 1 điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008. "Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam".

----- Hết đáp án đề 3 -----

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 4

I.Trắc nghiệm: 4 điểm: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Những việc làm nào biểu hiện việc biết tự chăm sóc sức khỏe.

A. Mỗi buổi sáng, Bi đều tập thể dục.        

B. Đã 4 ngày, Nam không thay quần áo.

C. Bạn thường không ăn cơm buổi sáng.  

D. Trời rất lạnh nhưng Lan mặc chiếc áo rất mỏng.

Câu 2: Việc làm nào sau đây là biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ?

A. Luôn cố gắng ăn thật nhiều .

B. Khi ngủ trùm chăn kín đầu cho ấm.

C. Đi ngoài trời nắng về là tắm nước lạnh ngay.

D. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao đều dặn.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm.
C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi.
D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

Câu 4. Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng ?

A, Mai thường xuyên giúp mẹ là việc nhà.

B, Tuấn chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì giúp gia đình.

C, Mỗi lần lớp tổ chức lao động là Hải toàn báo bị đau để được nghỉ.

D, Ngày chủ nhật là Hà lại ngủ đến gần 9 giờ sáng mới dậy.

Câu 5. Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.
B. Con nhà lính tính nhà quan.
C. Cơm thừa, gạo thiếu.
D. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

   Câu 6: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

A. Ăn diện theo mốt     C. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.

B. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm          D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Câu 7. Đức tính nào là biểu hiện của sự lễ độ?

A. Cư xử đúng mực của mỗi người trong giao tiếp.         B. Nói leo trong giờ học.

C. Ngắt lời người khác.                                                     D. Nói trống không.

Câu 8. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

A/ Chào hỏi người lớn tuổi              

B/ Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.

C/ Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.            

D/ Ngắt lời khi người khác đang nói.

II. Tự luận: 6 điểm

Câu 1: ( 3 điểm) Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Em đã làm gì thể hiện mình là người biết tôn trọng kỉ luật?

Câu 2: ( 3 điểm) Cho tình huống: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi : "Cháu muốn gặp ai ?". Bạn Thanh dừng lại và trả lời : "Cháu vào chỗ mẹ cháu ! Thế chú không biết cháu à ?". Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy ? Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh ?  Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ?

---- Hết đề 4 ----

=> Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 4

I.Trắc nghiệm: 4 điểm (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

de thi giua hoc ki 2 giao duc cong dan lop 6

II. Tự luận: 6 điểm   Chấm theo năng lực của học sinh

Câu 1 (3 điểm)     

- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

- Chấp hành nghiêm túc mọi sự phân công của tập thể

- Tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định …

- Phục tùng sự phân công của tập thể: của lớp của trường…

- Khắc phục khó khăn, giữ vững kỉ luật, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt đảm bảo vệ sinh nơi công cộng, ở nhà, ở trường

Câu 2 (3 điểm)     

- Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì: Bạn Thanh vào cổng, không chào hỏi và không xin phép chú bảo vệ để vào cổng cơ quan

- Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là thiếu lễ phép, nói cộc lốc khi người lớn hỏi với thái độ ngông nghêng, coi thường chú bảo vệ.

- Nếu em là Thanh, khi vào cổng em sẽ xuống xe chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình, nêu lí do mình đến cơ quan tìm mẹ và xin phép chú bảo vệ cho mình được vào gặp mẹ.

----- Hết đáp án đề 4 -----

5. Đề thi giữa học kì 2 giáo dục công dân lớp 6 số 5

Câu 1: (3,0 điểm)

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Thời gian Việt Nam công nhận công ước này? Nêu nội dung từng nhóm quyền?

Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao việc học tập có tầm quan trọng đối với mỗi người?

Câu 3: (2,5 điểm) Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông?

Câu 4: (3,0 điểm)

Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 14 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm?

b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường?

c. Từ tình huống trên em hãy cho biết trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?

---- Hết đề 5 ----
 

=> Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 5

Câu 1: (3,0 điểm)

- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989. (0,5 điểm)

- Năm 1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ước này. (0,5 điểm)

- Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em được chia làm 4 nhóm quyền:

  • Nhóm quyền sống còn: Quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: Nuôi dưỡng, chăm sóc. (0,5 điểm)
  • Nhóm quyền bảo vệ: Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại. (0,5 điểm)
  • Nhóm quyền phát triển: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật... (0,5 điểm)
  • Nhóm quyền tham gia: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng... (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

  • Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. (0,5 điểm)
  • Có học tập chúng ta mới hiểu biết, có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1,0 điểm)

Câu 3: (2,5 điểm)

  • Thực hiện đúng qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. (0,5 điểm)
  • Khi đi bộ phải đi sát mép đường bên tay phải... (0,5 điểm)
  • Khi đi xe đạp không lạng lách, đánh võng... (0,5 điểm)
  • Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. (0,5 điểm)
  • Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm luật giao thông... (0,5 điểm)

Câu 4: (3,0 điểm)

a. Việc làm của Tâm sai. (1,0 điểm)

b. Những lỗi Tâm mắc phải:

  • Đi xe mô tô chưa đủ tuổi. (0,25 điểm)
  • Đi xe không đội mũ bảo hiểm. (0,25 điểm)
  • Đi xe mô tô chở 3 quá người quy định (0,25 điểm)
  • Đi xe mô tô quá tốc độ. (0,25 điểm)

c. Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3. (1,0 điểm)

----- Hết đáp án đề 5 -----

6. Đề thi GDCD lớp 6 giữa học kì 2 số 6

Câu 1. (4 điểm)

Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình như thế nào?

Câu 2. (3 điểm)

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như thế nào?

Câu 3. (3 điểm) Tình huống

Nam là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Nam lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Nam. Biết chuyện Nam chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Theo em, Nam đã mắc những sai phạm gì? Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ làm gì để giúp Nam khắc phục những sai phạm đó?

---- Hết đề 6 ----

=> Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 số 6

Câu 1. (4 điểm)

Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập là:

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

a. Quyền:(2 đ)

- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục Tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.(1 đ)

- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.(0,5 đ)

- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.(0,5 đ)

b. Nghĩa vụ học tập:(2 đ)

- Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục Tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. (1 đ)

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. (1 đ)

Câu 2. (3 điểm)

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như sau:

a) Về thân thể (1,5 đ)

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.(0,5 đ)

- Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.(0,5 đ)

- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. (0,5 đ)

b) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (1,5 đ)

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.(0,5 đ)

- Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. (0,5 đ)

- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.(0,5 đ)

Câu 3. (3 điểm) Tình huống

* Nam đã mắc những sai phạm sau: (1,5 đ)

- Lười học, thường xuyên đi học muộn, trốn học và hay gây sự với bạn.

- Chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Như vậy Nam đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình.

Nếu học cùng lớp với Nam (1,5 đ), em sẽ: Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Nam trong học tập để bạn học tiến bộ hơn.

----- Hết đáp án đề 6 -----
 

Hơn thế nữa đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án kèm theo rất chi tiết, vì thế rất thuận tiện cho các em học sinh trong việc ôn tập môn học ngay tại nhà. Việc thực hành làm đề thi còn giúp các bạn học sinh rút ra những kinh nghiệm làm đề thi môn giáo dục công dân như cách phân bổ thời gian làm bài, cách trình bày các câu hỏi tự luận, phương pháp làm bài tập trắc nghiệm... để đạt được điểm số cao nhất trong kì thi sắp tới.

Tương tự đề thi GDCD 6 giữa học kì 2 là đề thi môn Sinh học lớp 6 cũng được các em học sinh lớp 6 lựa chọn làm tài liệu ôn thi môn học. Cùng với việc ôn tập kiến thức lý thuyết thì việc thực hành làm đề thi môn Sinh học lớp 6 sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, ôn tập lại kiến thức một cách hiệu quả.

Hay đề thi giữa học kì 2 môn tiếng anh lớp 6 cũng được rất nhiều các em học sinh quan tâm để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Qua việc luyện thi với đề thi giữa học kì 2 môn tiếng anh lớp 6, các em học sinh làm quen với nhiều dạng bài tập tiếng anh khác nhau từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em tự tin khi bước vào kì thi chính thức.

Với các em học sinh lớp 12 sắp chuẩn bị cho kỳ thi Quốc gia, các em tham khảo đề thi thử môn Giáo dục công dân được cập nhật trên taimienphi để ôn thi và làm quen với áp lực thi cử, các đề thi thử môn Giáo dục công cân được thiết kế với cấu trúc và nội dung như đề thi thật.


Liên kết tải về - [92 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:



Bài viết liên quan

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 - Kho hình ảnh
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi giữa học kì 2 môn giáo dục công dân lớp 6 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 2021


Phần mềm Liên quan & Tương tự
Top download
  1. Đang tổng hợp...
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm