download Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 File Doc

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

 File Doc

Download Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 - Đề thi, đề kiểm tra giữa kì môn Ngữ văn

Bùi Minh Quang  cập nhật: 04/02/2020

Bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, viết bài thông qua hệ thống đề thi chi tiết, bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12. Các em học sinh hãy cùng tham khảo để có những chuẩn bị tốt nhất cho bài thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 12 sắp tới nhé.



de thi giua hoc ki 2 mon ngu van lop 12

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 không chỉ tổng hợp được những đơn vị kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn nửa đầu học kì 2 mà còn đưa vào nhiều dạng bài tập cụ thể, qua việc luyện giải đề thi, các em học sinh có điều kiện ôn tập lại toàn bộ những kiến thức bài học quan trọng, đồng thời nắm được phương pháp giải đối với các dạng bài tập thường gặp.

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 số 1:

* Phần đề thi:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

“Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số nhữngngười thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêngtư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốtđẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáosư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolaczhowski đã từng nói: “Một nền vănhóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại,bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lí vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiêncần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”,muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz,người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lờigọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế,nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.

(Trích “Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tương lai đúng đắn” của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46- 2001)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khíacạnh của cuộc sống” ?

Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơngiản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảotưởng cho những bộ óc ngây thơ.” không? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau:

“... Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũngchỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồitrong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. ...”“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượucòn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.“Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi.Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếngchân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. ...”

(Trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015)

--------------HẾT--------------

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:

I. Đọc hiểu

1. Phương thức nghị luận (0,52 điểm)

2. Gợi ý trả lời:

Bởi lẽ, thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một phương diện,một phần của cuộc sống; mà con người ngoài nghề nghiệp cònquan tâm, phấn đấu trong nhiều lĩnh vực khác. Và thành côngtrong nghề nghiệp không phải là tất cả đối với cuộc đời mỗingười. (0,5 điểm)

3. - Học sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ của bản thân songcần lí giải thỏa đáng; cần đảm bảo suy nghĩ đúng đắn, diễn đạthợp lí, không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Giáo viên linh hoạt cho điểm.

- Nếu đồng tình cần lập luận theo hướng: Cuộc sống không bao giờ đơn giản, một chiều, mà nó là hành trình của những niềm vui- nỗi buồn, thành công và thất bại. Có những việc bản thân đã nỗ lực nhưng vẫn không thể đạt được như mong muốn. Vì vậy mỗi người hãy chủ động trước những biến động của cuộc đời (1,0 điểm)

-  Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: Có rất nhiều nhữngthử thách trong cuộc sống của con người, tuy nhiên bằng ý chí,nghị lực và niềm tin con người có thể vượt qua mọi trở ngại. Vìthế, đừng bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống. Hãy sống lạc quan và tin rằng cuộc sống là tốt đẹp. Thành công, hạnh phúc sẽ đến với những con người sống có ước mơ, và luôn suy nghĩ và hành động tích cực.

HS có thể lập luận theo hướng khác. Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, học sinh có thể kết hợp hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhau nhưng phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với đạo đức và pháp luật.

- HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:

- Hãy biết vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống

- Không nên tuyệt đối hóa sự thành đạt trong nghề nghiệp

- Biết cách chịu đựng thất bại

II. Làm văn

Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn:

“... Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. ... Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. ...”

“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. ... Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. ...”

(Trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2015)

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân (0,5 điểm)

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhân vật Mị qua hai đoạn văn (0,5điểm)

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,cụ thể và sinh động

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:

1. Khái quát chung:

- Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc 1953. Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động.

- Mị là cô gái xinh đẹp, có tài, có nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ truyền kiếp của cha với nhà thống lí, Mị đã bị bắt về cũng trình ma vàtrở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ cô gái yêu tự do, đầy sứcsống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về ý thức... Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động, sức sống cứ tiềm tàng, âm ỉ rồi bùng cháy mãnh liệt để rồi Mị tự đứng dậy giải thoát mình khỏi cuộc đời nô lệ.

2. Cảm nhân về nhân vật Mị qua hai đoạn văn

a. Đoạn văn thứ nhất:

- Vị trí: thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa. Sau ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị cam chịu trở về nhà thống lí và chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó.

- Nội dung:

+ Hoàn cảnh sống tăm tối, bế tắc, tù túng

+ Tê liệt về cảm xúc, mất dần ý thức về cuộc sống => Tố cáo tội ác của bọn cường hào địa chủ phong kiến miền núi.

b. Đoạn văn thứ hai:

- Vị trí: thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa.

- Hoàn cảnh dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ở đoạnvăn thứ hai: thiên nhiên mùa xuân thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt vui tươi, đặc biệt tiếng sáo lay gọi, thức nhắc. Tất cả đã khiến Mị - conngười sống tê liệt về ý thức, tinh thần trở lại với những khát vọng sống mãnh liệt – “Mị muốn đi chơi. ...”. Đúng lúc đó, A Sử đi vào, trói Mị suốt đêm trong buồng tối.

- Tâm trạng của Mị:

+ Cảm giác nuối tiếc quá khứ và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc từ đó dẫn đến hành động Mị vùng bước đi trong dây trói.

+ Chính hành động vùng bước đi “nhưng tay chân đau không cựa được” – đưa Mị trở về với thực tại: Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến, và hiện thực phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách,... và “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”

à  Trong đoạn văn, hai biểu hiện tâm trạng của nhân vật được đặt trong sự đối lập của hai thế giới: thế giới của ước mơ với “hơi rượu còn nồngnàn”, tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách. Hai tâm trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật.

-> Sức sống mạnh mẽ, chuẩn bị cho hành động phản kháng mãnh liệt:cắt dây trói cứu A Phủ, cứu chính mình.

3. Đánh giá về nhân vật qua hai đoạn trích

- Hai đoạn văn đặc sắc khắc họa nhân vật Mị ở thời điểm khác nhau trong cuộc đời làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Từ đoạn văn thứ nhất đến đoạn văn thứ hai là những vận động đổi thay âm thầm nhưng mãnh liệt trong Mị (Từ trạng thái tê liệt về cảm xúc đến cảm giác nuối tiếc quá khứ; từ trạng thái tê liệt về ý thức đến những khao khát về hạnh phúc;từ mất ý niệm về thời gian nay nhận thức rõ sự đối lập gay gắt giữa quá khứ - thực tại, nhất là cảm nhận về thực tại đau thương “nghĩ mình không bằng con ngựa”; ...)

- Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ bất chấp hoàn cảnh sống khắc nghiệt

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm phức tạp, điểm nhìn trần thuậtchuyển dần vào nhân vật, chi tiết nghệ thuật đặc sắc mang tính biểu tượng.

d) Sáng tạo

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự tìm tòi trong cách viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
 

2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 số 2:

* Phần đề thi:

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.

(Dẫn the  giaoduc. net.vn)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?

Câu 2: Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo?

Câu 3: Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không? Vì sao?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
 

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 2:

Câu 1

a. Văn bản được viết theo phương thức tự sự là chính (0,5 điểm)

b. Người đàn ông nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện (1,0 điểm)

c. Phản đối cách ứng xử của gia đình thứ ba vì: người đàn ông nhiệt tâm với từ thiện thì không thể có hành động bố thí được giúp người vì lòng hảo tâm (1,5 điểm)

Câu 2

1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể cảm nhận và trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng yêu cầu phải nêu cho được những ý cơ bản sau:

a. Mở bài:

Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (0,5 điểm)

b. Thân bài:

- Giới thiệu sơ lược về A Phủ (1,0 điểm)

- Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ (2,0 điểm)

+ Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn

+ Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.

- Thương người cùng cảnh ngộ. (1,0 điểm)

- Tình thương lớn hơn cái chết. (1,0 điểm)

- Từ cứu người đến cứu mình. (1,0 điểm)

c. Kết bài: (0,5 điểm)

 

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 số 3:

* Phần đề thi:

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Trái tim hoàn hảo

Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:

- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.

- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẫu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẫu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẫu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẫu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẫu tôi trao lại họ, ngược lại với mẫu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẫu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẫu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẫu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẫu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...

(Theo Trí Quyền - Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ TPHCM, 2006)

Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì? (0.5đ)

Câu 2. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)

Câu 3. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Trái tim hoàn hảo”? (1.0đ)

Câu 4. Hãy giải thích về “giọt nước mắt lăn trên má” của chàng trai. (1.0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích màn đối thoại giữa nhân vật hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ để làm rõ khát vọng được sống là chính mình của nhân vật hồn Trương Ba.

 

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 số 4:

* Phần đề thi:

I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu

Khi hoàng đế Đạo Quang Mân đang sách lập Nguyên Uyển làm hoàng hậu Hiếu Thận, hoàng thái hậu Trát Lạp Phần ép buộc Nữu Hỗ Lộc Y tuẫn táng cho đại hoàng nhi. Mẫn Ninh để giữ mạng sống cho chị dâu, đành gác lại đại điển sách hậu, hiện thân tương cứu, và hơn nữa ông ta còn phá cách lập Y Lan làm phi tử. Hậu cung từ đó xảy ra hàng loạt ác đấu để tranh sủng. Sóng gió dâng trào, Mân Ninh phải dốc sức giải quyết rồi tình cờ phát hiện ra mối tư tình giữa Thụy Thân vương ( do Trần Sơn Thông đóng vai ) và Nguyên Uyển. Y Lan ở giữa, cũng không cam chịu để mặc số phận dẫn dắt, nên quyết tâm cải thiện hành ác, thậm chí trở thành một đàn bà tàn độc.

[…]

Trong tập phim 30, bộ phim Vạn phụng chi vương có đoạn:

Hoàng Thái Hậu nói:

- Y Lan ngươi có từng nghĩ tại sao ai gia luôn không thích ngươi hay không?

Y Lan đáp trả:

- Trong mắt của hoàng thái hậu, Y Lan là một người hại chết Miên Nhi, lại là người không ngừng mê hoặc hoàng thượng.

Hoàng thái hậu:

- Đó không phải là những lý do chính. Lý do quan trọng hơn là ngươi quá giống với một người, con người này đã làm cho ai gia mất chục năm rồi phải có lúc mê mụi, có lúc phải cô độc, khi vui, khi buồn.

Y lan:

- Đó là ai ?

Hoàng thái hậu trả lời :

- Y chính là đương kim hoàng thái hậu, chính là ta. Từ trên người của ngươi, ai gia nhìn thấy hình ảnh mới vào cung mấy mươi năm trước của ta. Từ một người không tranh với đời, chỉ muốn qua những ngày tháng bình thường. Đến khi bị ân oán thâm cung bất bách, trải qua biết bao gian nan thử thách, cuối cùng lại dùng quạ trùng sinh khiến bản thân thành một người thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết, một vạn phụng chi vương mẫu nghi thiên hạ.

Y Lan:

- Hoàng thái hậu xem ra quá đa nghi rồi. Hoàng thái hậu khơi màu sóng gió, gây ra mâu thuẫn, chỉ vì lòng ham muốn quyền lực. Y Lan miễn cưỡng nghịch vòng cứu giá, chỉ vì muốn bảo vệ phu quân. Hai chúng ta, một người vì mình một người vì nước, sao có thể cùng nhau so sánh chứ.

Hoàng Thái Hậu:

- Nghĩ lại khi đó, ai gia truất quyền của Miên Nhi mà tận lực giúp đỡ đương kim hoàng thượng đăng quang, đó cũng chỉ vì hi vọng làm được không tư không tội với nước với dân, đưa con cái đến khi nhận ra số phận thực sự của vạn phụng chi vương, quyền lực trong tay, cao cao tại thượng, thứ vinh quang nhất hô bách ứng đó, tuyệt đối khiến người ta đánh mất bản thân quyến luyến không nỡ buôn tay, lòng tham không đáy, xem nhẹ mọi thứ, tuyệt đối không thể nhẫn nhịn người khác, có lòng phản kháng, càng không thể để cho bất cứ ai uy hiếp mình được tồn tại. Khi đó ai gia biết được Miên Nhi muốn cưới ngươi thì đã mời người qua xem bát tự của ngươi. Thì ra mệnh cát của ngươi và ai gia giống nhau đều thuộc vạn phụng chi vương. Cho nên ai gia trăm phương ngàn kế muốn trừ khử ngươi. Nếu nói về thiên mệnh, ngươi và Nguyên Uyển thực lực tương đương. Nguyên Uyển xem như vô tình nhưng hữu tình cho nên thất bại, còn ngươi trong như hữu tình thật ra vô tình, cho nên sẽ là kình địch của ai gia. Ngươi phủ định thánh chỉ giết ai gia, khi khác chắc chắn sẽ chống lại lệnh vua đoạt lấy tất cả. Vạn phụng chi vương có được thiên hạ chỉ là trời định phải sống trong cô độc, trả một cái giá rất đắc. Ngươi tự lo liệu lấy!

Y Lan:

- Ý tốt của hoàng thái hậu bổn cung xin nhận, bổn cung có chuyện, không tiễn hoàng thái hậu lên đường.

(Phim Vạn phụng chi vương, tập 30, TVB)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Vì sao hoàng thái hậu lại trở thành một người “thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết”?

Câu 3. Từ ngữ “lên đường” trong câu “Ý tốt của hoàng thái hậu bổn cung xin nhận, bổn cung có chuyện, không tiễn hoàng thái hậu lên đường.” hàm chứa ý nghĩa gì?

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào là “Vạn phụng chi vương”?

Câu 5. Theo anh/chị, có phải chỉ vì quyền lực mà con người ta sẵn sàng đánh đổi tất cả hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1(2 điểm). Từ nội dung Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (200 chữ) bàn về danh vọng của con người trong cuộc sống ngày nay.

Câu 2(5 điểm). Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

 

5. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 số 5:

* Phần đề thi:

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hoá. Trình độ tri thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiểu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.”

(Trích Học vấn và văn hoá - Trường Giang)

Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hoá của một người?

Câu 3. Đọc đoạn trích, anh/ chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì?

Câu 4. Theo anh chị, quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện đại không? Vì sao?

II. Làm Văn (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài). Từ đó hãy nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn người lao động của nhà văn.

Bài kiểm tra giữa học kì 2 lớp 12 không chỉ là bài thi quan trọng quyết định đến điểm số của học sinh trong học kì 2 mà còn là bài thi tập dượt cho những kì thi quan trọng trước mắt như thi kết thúc năm học, thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cả về kiến thức cũng như kĩ năng, bên cạnh Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12, các em học sinh có thể tham khảo thêm: Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12, Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 12, Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 tại Taimienphi.vn.


Liên kết tải về - [100 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi giữa học kì 2 môn ngữ văn lớp 12 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 File Doc


Phần mềm Liên quan & Tương tự
Top download
  1. Đang tổng hợp...
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm