download Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 File DOC

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

 File DOC

Download Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề thi lớp 3 môn Tiếng Việt

Diệu Hương Giang  cập nhật: 01/02/2020

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 là tài liệu ôn thi môn Tiếng việt rất hữu ích mà các thầy cô giáo cùng các em học sinh lớp 3 không thể bỏ qua. Ngoài việc ôn tập kiến thức lý thuyết thì việc thực hành làm đề thi, đề kiểm tra sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng làm bài tập và củng cố kiến thức một cách bài bản nhất.


Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 được Taimienphi.vn sưu tầm và đăng tải dưới đây là đề thi khảo sát học sinh đọc, viết đến giữa học kì 2 chính thức của trường tiểu học Hòa Hưng 3, tỉnh Kiên Giang. Các thầy cô giáo có thể sử dụng ngay đề thi tiếng việt 3 giữa học kì 2 này làm đề kiểm tả 1 tiết, đề ôn tập, giúp các thầy cô đánh giá chất lượng học tập của các em học sinh nửa đầu học kì 2 một cách chính xác và khách quan nhất.

de thi giua hoc ki 2 mon tieng viet lop 3

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 1:

* Phần đề thi

A - Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I- Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc một đoạn văn, thơ (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng phút) trong bài tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - tập 2 (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm, đọc thành tiếng). Sau đó trả lời một câu hỏi do GV nêu ra về nội dung của đoạn HS đọc.

- Chú ý:

 + Tránh trường hợp 2 HS kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.

+ Bài học thuộc lòng. HS không được mở sách.

II- Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) (Thời gian: 20 phút)

*Học sinh đọc thầm bài:

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn rất trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

*Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Lúc ở Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

a. Cào tuyết trong một trường học.

b. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

c. Viết báo.

Câu 2: Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?

a. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng.

b. Bác vừa mệt vừa đói.

c. Phải làm việc để có tiền sinh sống.

Câu 3: Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.     

b. Đề theo học đại học.

c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

Câu 4: Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ?

a. Giản dị                   d. Yêu nước

b. Giàu lòng nhân ái           e. Đi học đúng giờ

c. Độ lượng                  g. Thương yêu thiếu nhi

Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu: “Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Vì sao?

b. Khi nào?

c. Để làm gì?

Câu 6: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong câu sau:

Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.

Câu 7: Đặt một câu theo mẫu: Ai thế nào? để nói về Bác Hồ.

KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I. Chính tả (5 điểm)

1- Bài viết (4 điểm): GV đọc cho HS nghe, viết bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên”

Thời gian 15 phút

Hội đua voi ở Tây Nguyên

Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua, trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Người ngồi phía cô có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.

Theo Lê Tấn

2- Bài tập (1 điểm): Điền vào chỗ trống s hay x? (Thời gian: 5 phút)

...áng suốt       .....óng             .....ánh xao

.....uyến         ....anh xao

II- Tập làm văn (5 điểm) - (Thời gian làm bài 30 phút)

Em hãy một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

 

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:

A. Kiểm tra đọc

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1:

A. Cào tuyết trong một trường học

Câu 2:

A. Mình bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng

Câu 3:

C. Tìm cách đánh Pháp, giành độc lập cho dân tộc

Câu 4:

D. Yêu nước

Câu 5:

B. Khi nào?

Câu 6:

Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.

Câu 7:

Bác Hồ là người yêu nước thương dân

B. Kiểm tra viết

2.

Sáng suốt       Sóng              xao xuyến        Xanh xao

II. Tập làm văn

Chủ nhật vừa rồi, trường em tổ chức đêm diễn văn nghệ mừng ngày 20 tháng 11 dành tặng các thầy cô và toàn thể học sinh toàn trường. Mở màn là tiết mục song ca Người thầy của các anh chị học sinh lớp 5, với giọng hát ngọt ngào, tràn đầy cảm xúc, theo sau đó là các tiết mục, đơn ca, múa hoặc ca múa, còn có cả tiết mục nhảy cổ động rất dễ thương đến từ các em học khối 2. Nhưng em ấn tượng nhất là tiết mục múa Tự nguyện do chính thầy cô trong trường dàn dựng. Cả khán đài say mê xem tiết mục, em cũng không ngoại lệ. Tiết mục kết thúc, là một tràng pháo tay rộn rã, tiếng hoan hô vang vọng cả khán đài, như lời tri ân sâu sắc đến công lao của các thầy cô đã dành trọn tình yêu thương và dìu dắt chúng em từng ngày.

 

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 2:

* Phần đề thi:

I. Đọc thầm và làm bài tập: (3đ)

*Học sinh đọc thầm bài:

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Cậu bé bị dẫn đến tước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:

Trời nắng chang chang người trói người.

4. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo QUỐC CHẤN

* Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất::

Câu 1. Vua Minh Mạng xa giá đi đâu?

A. Ra Thăng Long (Hà Nội)        C. Ra kinh đô Huế và Thăng Long

B. Ra kinh đô Huế               D. Hồ Tây

Câu 2. Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm?

A. Gây cảnh náo động ở hồ.            C. Trêu quân lính của nhà vua.

B. Thu hút sự chú ý của nhà vua.        D. Nhìn trộm mặt của nhà vua.

Câu 3. Nhà vua ra lệnh cho cậu bé phải làm gì?

A. Phải la hét, vùng vẫy.           C. Phải đối được một vế đối thì mới tha.

B. Phải xưng là học trò.           D. Phải lấy cảnh mình bị trói mà đối lại.

Câu 4. Đâu không phải là dòng gồm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài?

A. Thét đuổi, cởi, nhảy.             C. Đuổi nhau, vùng vẫy, bắt trói.

B. Xúm vào, nghĩ ngợi, náo động.     D. Xúm vào, đuổi nhau, nhảy.

Câu 5. Bộ phận in đậm trong câu “Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Khi nào?        B. Ở đâu?       C. Ai làm gì?       D. Như thế nào?

Câu 6. Theo em, nội dung của câu truyện trên là gì?

A. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát.

B. Ca ngợi tài năng xuất sắc của Cao Bá Quát.

C. Ca ngợi tính cách khảng khái, tự tin của CB Quát.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

II. Tự luận:(7đ)

Câu 7. (2đ) Nghe viết: Người trí thức yêu nước (từ đầu đến từ bên Nhật)

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Câu 8: (2đ) Nhân hóa là gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về con chó nhà em nuôi trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa? Chỉ rõ những câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa mà em đã sử đụng bằng cách gạch chân 1 gạch và từ ngữ nhân hóa bằng 2 gạch.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Câu 9. (3đ) Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 dến 10 câu) kể về người lao động trí óc mà em biết.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

 

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 2:

I. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1:

D. Hồ Tây

Câu 2:

B. Thu hút sự chú ý của nhà vua

Câu 3:

C. Phải đối được một vế đối mới tha

Câu 4:

B. Xúm vào, nghĩ ngợi, náo động

Câu 5:

C. Ai đã làm gì?

Câu 6.

A. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát

II. Tự luận

Câu 8:

Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người,...vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật. con vật.

Đoạn văn về con chó nhà em nuôi có sử dụng biện pháp nhân hóaGia đình em có mảnh vườn trồng tiêu và cà phê khá rộng, bố em đã từng nuôi chó nhiều lần nhưng chú chó gắn bó với gia đình em lâu nhất là Mực. Toàn thân Mực đều được bao phủ bởi bộ lông đen tuyền. Mực đã gắn bó với gia đình em được 4 năm rồi và nặng ngót ba mươi cân. Thân hình nó rất cao to, dáng đứng ngồi, đi lại rất đàng hoàng, chững chạc. Tai nó to, mỏng và luôn cụp về phía trước nhưng rất thính đấy nhé, có tiếng động nhẹ là chú ta có thể nghe thấy và phân biệt được người lạ hay quen từ đằng xa. Cái trán vuông, bẹt ẩn chứa vẻ trầm tư. Đôi mắt tròn đen lẫn nâu, đối với người nhà, nó luôn nhìn với ánh mắt hết sức hiền từ nhưng đối với người lạ, nó nhìn với ánh mắt gườm gườm và khá giận dữ.

Câu 9: Kể về người lao động trí óc mà em biết

Ai cũng có một người để mình ngưỡng mộ, đơn giản vì ở họ có những điều đặc biệt. Chú Dũng của em là một bác sĩ trẻ của bệnh viện nhi thành phố, người mà em rất mến và tự hào. Chú em tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi và trở về thành phố nơi mình sống làm việc. Chú năm nay gần 30 tuổi, dáng người cao ráo, nước da hơi trắng, khuôn mặt chú đẹp với đôi mắt sáng thông minh. Hằng ngày công việc ở bệnh viện rất tất bật, chú phải khám cho rất nhiều bệnh nhân và tất cả đều là những em nhỏ, bởi chú là bác sĩ khoa nhi.Mỗi lần chú khám bệnh cho các bạn nhỏ, chú đều ân cần và tận tình, chú luôn tạo cho các bạn cảm giác vui vẻ, thoải mái chứ không e dè sợ hãi. Mỗi lần nói chuyện với bệnh nhân, chú đều nhỏ nhẹ dặn dò, thăm khám kĩ lưỡng và chỉ dạy nhiều cách để các bạn giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Cứ thế, mỗi ngày công việc của chú từ sáng tới tối ở bệnh viện, tận tụy với tất cả mọi người, ai ai cũng tin tưởng vào bác sĩ.
 

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 3:

* Phần đề thi:

I – Bài tập về đọc hiểu

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng dưng! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

(G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?

a- Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

b- Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh

c- Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi

2. Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?

a- Trở thành người ca sĩ

b- Trở thành người nhạc sĩ

c- Trở thành người nhạc công

3. Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo?

a- Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.

b- Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu!”

c- Cả hai chi tiết nói trên

4. Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn?

a- Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi

b- Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ

c- Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn:

1. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu văn sau khi sửa lỗi chính tả:

Mặt trời nên, ánh lắng sáng nấp nánh trên những tàu ná còn ướt sương đêm.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Điền vào chỗ trống ut hoặc uc rồi chép lại từng câu cho đúng chính tả:

- Hai con trâu đang h…. nhau.

……………………………………………………………………………

- Máy bơm h…. nước dưới sông

……………………………………………………………………………

2. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:

Hoa mào gà

Một hôm chú gà trống

Lang thang trong vườn hoa

Đến bên hoa mào gà

Ngơ ngác nhìn không chớp.

Bỗng gà kêu hoảng hốt:

- Lạ thật! Các bạn ơi!

Ai lấy mào của tôi

Cắm lên cây này thế?

(Theo Thanh Hào)

a) Trong bài thơ trên, con vật nào đã được nhân hóa?

……………………………………………………………………………

b) Con vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?

……………………………………………………………………………

c) Bạn gà trống nhầm lẫn như thế nào?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a) Một hôm, chú gà trống đi lang thang trong vườn hoa.

……………………………………………………………………………

b) Gà trống bỗng kêu lên hoảng hốt.

……………………………………………………………………………

4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ do trường (lớp) hoặc địa phương em tổ chức.

Gợi ý:

a) Buổi biểu diễn văn nghệ được tổ chức ở đâu/Vào lúc nào? Do ai tổ chức?

b) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? Các tiết mục đó do những ai biểu diễn?

c) Em thích nhất tiết mục nào? Vì sao?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

* Hướng dẫn chấm điểm đề số 3:

I. Bài tập về đọc - hiểu

Câu 1:

A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

Câu 2:

B. Trở thành người nhạc sĩ

Câu 3:

C. Cả 2 chi tiết nói trên

Câu 4:

B. Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn:

 

1. a) Mặt trời nên, ánh lắng sáng nấp nánh trên những tàu ná còn ướt sương đêm.

=>  Mặt trời lên, ánh nắng sáng lấp lánh trên những tàu lá còn ướt sương đêm

b. - Hai con trâu đang húc nhau.

- Máy bơm hút nước dưới sông

2. a. Con gà trống

b. “ngơ ngác” à Con gà trống được nhân hóa giống trạng thái cảm xúc của con người

c. Gà trống nhầm lẫn hoa mào gà chính là chiếc mào của mình được cắm lên

3. a. Chú gà trống đi trong vườn hoa như thế nào?

b. Nhìn thấy bông hoa mào gà, chú gà trống đã phản ứng ra sao?

4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ

Hôm thứ 7 vừa rồi em được xem ca nhạc cùng với bố mẹ, buổi biểu diễn này có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng trong đó có Ca sỹ Noo Phước Thịnh - một trong những ca sỹ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích. Khung cảnh phía trước sân khấu rất sôi động, ánh đèn màu lấp lánh soi rọi những bạn trẻ đang tụ tập cùng nhau, cũng có những gia đình đi với nhau. Ca sĩ Noo Phước Thịnh xuất hiện trước sân khấu trong sự chào đón của nhiều người hâm mộ, anh ấy khoảng chừng hai mươi lăm tuổi, ăn mặc trẻ trung đúng phong cách của giới trẻ hiện nay. Khuôn mặt đầy đặn, đôi lông mày thẳng và đen nhánh. Tóc của anh gọn gàng, chải ngược lên trên với lớp keo bên ngoài sáng bóng. Hàm răng trắng sáng, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi với khán giả.


Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Download đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 

Các bậc phụ huynh có thể lưu lại ngay đề kiểm tra lớp 3 học kì 2 theo thông tư 22 có đáp án kèm theo để hướng dẫn con em mình tự học, tự ôn tập ngay tại nhà. Các em học sinh sẽ được làm quen với nhiều dạng bài tập tiếng việt, rèn luyện khả năng đọc, viết và áp dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. Qua đó các em sẽ nâng cao kiến thức, kỹ năng làm bài, giúp các em học tốt hơn môn học này trên lớp và có nền tảng kiến thức để hoàn thành tốt đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 chính thức.

Bên cạnh đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3, đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 cũng là tài liệu ôn thi môn Toán mà các em học sinh lớp 3 có thể thực hành để hệ thống kiến thức môn Toán nửa đầu học kì 2. Các giáo viên có thể tham khảo đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 và sử dụng ngay đề thi này cho các em học sinh kiếm tra ôn tập trên lớp, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi trước khi tham gia kì thi chính thức sắp tới.

Để đạt kết quả cao môn thi tiếng việt thì việc tham khảo các bài văn mẫu lớp 3 hay nhất cũng là nội dung ôn tập rất cần thiết mà các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cần định hướng cho con em mình. Việc tham khảo các bài văn mẫu lớp 3 sẽ giúp các em nắm được cách viết một bài tập làm văn hoàn chỉnh, bồi dưỡng cho các em những kỹ năng viết tập làm văn hay và hấp dẫn nhất.



Liên kết tải về - [139 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Kho hình ảnh
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi giữa học kì 2 môn tiếng việt lớp 3 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 File DOC


Phần mềm Liên quan & Tương tự
Top download
  1. Đang tổng hợp...
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm