Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2019 - 2020 là đề thi chính thức vì thế các em học sinh hoàn toàn yên tâm khi tham khảo đề thi để tìm hiểu trước cấu trúc đề thi ngữ văn lớp 6 trong kì thi hết học kì 1. Qua đó khi bước vào kì thi chính thức, các em học sinh lớp 6 sẽ chủ động, tự tin hơn trong việc phân bổ thời gian làm bài, lựa chọn các bài tập dễ làm trước, các bài tập khó làm sau.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
I. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 số 1:
* Phần đề thi
Phần 1: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Ngữ văn 6, tập 1 NXB GD Việt Nam)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: (0.5 điểm) Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: (1.0 điểm) Trong câu: “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” Có những cụm động từ nào?
Câu 4: (1.0 điểm) Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.
Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay.
Câu 2: (5.0 điểm) Kể về một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.
* Hướng dẫn chấm điểm
Phần
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
I
|
ĐỌC HIỂU
|
|
|
1
|
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
|
0.50
|
2
|
Kể theo ngôi thứ 3
|
0,50
|
3
|
Có 4 cụm động từ:
- Bốc từng quả đồi
- Dời từng dãy núi
- Dựng thành lũy đất
- Ngăn chặn dòng nước lũ
|
0.25
0.25
0.25
0.25
|
4
|
Nội dung: Thể hiện sức mạnh vượt bậc của Sơn Tinh trong trận đánh với Thủy Tinh
|
1.0
|
II
|
LÀM VĂN
|
|
|
Câu 1
|
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, số dòng quy định
|
0,25
|
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.
|
|
b. Trình bày được những thiệt hại do lũ lụt gây ra
|
1.00
|
Thiên tai lũ lụt gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống của người dân:
- Gây thiệt hại về tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người
- Tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, gây thiệt hại lớn về kinh tế
- Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn
- Cần bảo vệ môi trường để hạn chế tác hại của thiên tai lũ lụt
|
|
d. Sáng tạo
|
0,50
|
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
|
|
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
|
0,25
|
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
|
|
|
Câu 2
|
Kể lại một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác
|
5,00
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn:
Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài kết luận được vấn đề.
|
0,50
|
b. Xác định đúng yêu cầu đề bài
Kể lại một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.
|
0,50
|
c. Triển khai nội dung bài viết ; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm,...
- Việc tốt nào mà em đã làm để giúp đỡ người khác?
- Câu chuyện diễn ra khi nào?
- Những ai tham gia vào câu chuyện này?
- Diễn biến câu chuyện?
- Kết quả như thế nào?
- Nêu suy nghĩ của em về việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.
|
3,00
|
d. Sáng tạo
|
0,50
|
Có cách kể sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ,...
|
|
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
|
0,50
|
Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu
|
|
Tổng
|
|
|
10.0
|
II. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 số 2:
* Phần đề thi
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Văn bản Sự tích Hồ Gươm có nội dung liên quan đến giai sự kiện lịch sử nào ở nước ta?
A. Chống giặc Ân
B. Chống giặc Mông-Nguyên
C. Chống giặc Minh
D. Chống giặc Thanh
Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào có nội dung đề cao ân nghĩa trong đạo làm người?
A. Thánh Gióng
B. Mẹ hiền dạy con
C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
D. Con hổ có nghĩa
Câu 3: Văn bản nào sau đây không thuộc thể loại truyện ngụ ngôn?
A. Thầy bói xem voi
B. Ếch ngồi đáy giếng
C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
D. Ông lão đánh cá và con cá vàng
Câu 4: Nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần thuộc kiểu nhân vật nào sau đây?
A. Nhân vật thông minh
B. Nhân vật dũng sĩ
C. Nhân vật bất hạnh
D. Nhân vật có tài năng kỳ lạ
Câu 5: Câu ca dao sau đây dùng phương thức biểu đạt nào?
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây có từ tay được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Chị ấy có tay chăn nuôi
B. Mai có đôi bàn tay rất đẹp
C. Nó vừa trao tay tôi chiếc khăn
D. Làm việc nhiều hai tay rất mỏi
Câu 7: Tập hợp các từ nào sau đây có thể đứng trước danh từ trung tâm trong cụm danh từ?
A. này, nọ, lắm
B. cả, toàn thể, mấy
C. kia, đó, những
D. các, quá, nọ
Câu 8: Từ loại nào khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Chỉ từ
Câu 9: Từ nào dưới đây là từ mượn gốc Hán?
A. Xà phòng
B. Cà phê
C. Đồng chí
D. Ni lông
Câu 10: Động từ nào sau đây cần có động từ khác đi kèm?
A. đọc
B. dám
C. ghét
D. đứng
Câu 11: Dòng nào dưới đây chứa những từ bổ sung cho động từ về quan hệ thời gian trong cụm động từ?
A. đừng, đang, vẫn
B. chớ, cũng, sẽ
C. đã, sẽ, đang
D. hãy, đừng, chớ
Câu 12: Thế nào là chủ đề trong văn bản?
A. Là nội dung mà văn bản biểu thị
B. Là vấn đề chủ yếu được đặt ra trong văn bản
C. Là đề tài mà văn bản thể hiện
D. Là nhân vật và sự việc được nói tới trong văn bản
II - PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút
Câu 1: (3.0 đ) Học sinh đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c, d.
TREO BIỂN
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
“ Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe bay sao mà phải đề là “có bán”?
Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.
Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!
(Theo Trương Chính)
a) Treo biển là một truyện cười. Em hãy nêu khái niệm truyện cười.
b) Giải thích nghĩa từ bắt bẻ trong văn bản.
c) Gạch chân các cụm danh từ trong phần trích sau:
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
d) Viết một câu hoàn chỉnh nêu nhận xét của em về nhân vật ông chủ nhà hàng trong truyện.
Câu 2: (4.0 đ)
Hãy viết bài văn tự sự kể tóm tắt một truyện cổ tích mà em biết.
* Hướng dẫn chấm điểm
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ)
Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Kết quả
|
C
|
D
|
D
|
D
|
C
|
A
|
B
|
A
|
C
|
B
|
C
|
B
|
II - PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 đ)
Câu 1: (3,0 đ)
a) Khái niệm truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.(0,5 đ)
b) Bắt bẻ: vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi.(0,5 đ)
c) Gạch chân các cụm danh từ (1,0 đ)
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng
(Xác định đúng mỗi cụm danh từ 0,5 đ)
d) Học sinh viết được 1 câu nêu nhận xét về chủ nhà hàng (có thể nêu câu: Ông chủ nhà hàng là người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác) (1,0 đ)
Câu 2: (4,0 đ)
Viết bài văn kể tóm tắt một câu chuyện cổ tích.
1. Yêu cầu:
a) Hình thức: Học sinh viết được một bài văn tự sự có bố cục rõ ràng; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả ...
b) Nội dung: kể tóm tắt một câu chuyện cổ tích.
2.Tiêu chuẩn cho điểm:
A. Mở bài (0,5 đ): Giới thiệu câu chuyện
B. Thân bài (3,0 đ) Kể diễn biến câu chuyện
- Câu chuyện mở đầu như thế nào? (0,5 đ)
- Các sự việc phát triển ra sao? (2,0 đ)
- Kể kết thúc câu chuyện (0,5 đ)
C. Kết bài (0,5đ): Ý nghĩa của câu chuyện
III. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 số 3:
* Phần đề thi
I. VĂN –TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
(Ngữ văn 6 - Tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,5đ)
Câu 2. Xác định số từ và lượng từ trong đoạn văn trên? (1đ)
Câu 3. Chỉ ra cụm danh từ trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử”. (0,5đ)
Câu 4. Đoạn văn thể hiện phẩm chất nào ở nhân vật Thạch Sanh, đồng thời gởi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? (2đ)
II. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.
* Hướng dẫn chấm điểm
Câu /Bài
|
Nội dung
|
Thang điểm
|
Văn– Tiếng việt
|
Câu 1.
- Đoạn văn được trích từ văn bản Thạch Sanh
- Phương thức biểu đạt chính tự sự
Câu 2.
- Số từ: hai (mẹ con)
- Lượng từ: mọi (người) mọi (sự)
Câu 3.
Học sinh chỉ ra cụm danh từ: hai mẹ con Lí Thông
Câu 4.
- Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.
- Qua đó gởi gắm ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo. Ước mơ về một xã hội công bằng “Ở hiền gặp lành”.
|
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
|
Tập làm văn
|
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về kỉ niệm sâu sắc của em về một người nào đó: cha mẹ, ông bà, thầy cô, bạn … (sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện)
- Ấn tượng của bản thân về kỉ niệm đó
2. Thân bài
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
+ Thời gian, không gian
+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật trong câu chuyện (hình dáng, tính cách…)
- Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
+ Mở đầu câu chuyện
+ Diễn biến câu chuyện
+ Kết thúc câu chuyện
3. Kết bài
Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em về kỉ niệm đáng nhớ đó
* Yêu cầu chung
- Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tốt.
- Điểm 3 - 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tương đối tốt.
- Điểm 1 - 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, nhưng có đoạn còn diễn xuôi mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề
|
1đ
4đ
1đ
|
IV. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 số 4:
* Phần đề thi
Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày khái niệm về truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học ?
Câu 2 (1điểm): Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”?
Câu 3 (2 điểm): Chép các cụm động từ dưới đây vào mô hình cụm động từ ?
a) đã đi nhiều nơi
b) còn đang đùa nghịch ở sau nhà
c) đang cắt cỏ ngoài đồng
d) sẽ học thật giỏi
Phần trước
|
Phần trung tâm
|
Phần sau
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 4 (5 điểm):
Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập...)?
* Hướng dẫn chấm điểm
Câu
|
Đáp án
|
Điểm
|
1
|
* Khái niệm:
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
* Các truyền thuyết đã học:
1. Con rồng cháu tiên
2. Bánh chưng, bánh giầy
3. Thánh Gióng
4. Sơn Tinh, Thủy Tinh
5. Sự tích Hồ Gươm
|
1đ
1đ
|
2
|
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ, xung quanh nó chỉ có vài con vật nhỏ bé, hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật kia hoảng sợ nó cứ tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung mà nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ trời mưa to đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ, nó nhâng nháo không thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu giẫm bẹp.
|
0,5đ
0,5đ
|
3
|
Phần trước
|
Phần trung tâm
|
Phần sau
|
đã
|
đi
|
nhiều nơi
|
còn đang
|
đùa nghịch
|
ở sau nhà
|
đang
|
cắt
|
cỏ ngoài đồng
|
sẽ
|
học
|
thật giỏi
|
|
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
4
|
* Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự.
- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu sự mắc lỗi của bản thân (bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập...).
b. Thân bài:
Diễn biến câu chuyện (thời gian xảy ra lỗi: khi nhỏ, khi còn học tiểu học hoặc thời gian gần đây hoặc mới ngày hôm qua… nguyên nhân, hậu quả sau khi mắc lỗi: điểm kém hoặc mọi người không tin bị thầy cô nhắc nhở, phê bình)
c. Kết bài:
Bản thân suy nghĩ và rút ra bài học sau khi mắc lỗi: Không bao giờ để mắc phải lỗi như vậy nữa, mắc lỗi là điều không tốt…..
|
1đ
3đ
1đ
|
V. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 số 5:
* Phần đề thi
Nội dung câu hỏi trong đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2016 - 2017 đều bám sát vào các kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 hk1. Vì thế khi thực hành làm đề thi cũng là lúc các em học sinh được ôn tập lại các kiến thức môn học, giúp các em hệ thống kiến thức một cách khoa học và dễ nhớ, dễ hiểu nhất. Điều này sẽ giúp các em học tốt hơn môn Ngữ văn trên lớp và hoàn thành tốt đề thi Ngữ văn chính thức trong kì thi hết học kì 1 sắp tới.
Bên cạnh đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2016 - 2017, các em học sinh lớp 6 có thể thực hành ôn tập thêm đề thi môn Ngữ văn lớp 6 để nâng cao kỹ năng làm đề thi Ngữ văn. Hơn thế nữa, môn Ngữ văn lại là môn học chính, là môn thi bắt buộc vì thế việc thực hành làm đề thi môn Ngữ văn lớp 6 là rất cần thiết đối với tất cả các em học sinh lớp 6.
Tương tự là đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 được sử dụng để thực hành ôn tập kiến thức môn Toán trước khi bước vào kì thi hết học kì 1 lớp 6 dành cho các em học sinh. Các bài tập trong đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 bao gồm cả bài tập cơ bản và nâng cao, vì thế các em học sinh sẽ củng cố kỹ năng làm bài tập cho mình một cách đáng kể.
Đề thi môn văn giữa học kì 1 lớp 6 năm học 2022 - 2023 đã có. Các em cùng tham khảo Đề thi giữa học kì 1 môn ngữ văn lớp 6 để củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới nhé.