download Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 Đề số 4

Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019

 Đề số 4

Download Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 - Bài kiểm tra môn lịch sử

Nguyễn Trường Giang  cập nhật: 04/06/2019

Kì thi vào lớp 10, lên THPT cho học sinh lớp 9 sẽ chính thức diễn ra. Dưới đây là các đề thi và đáp án đề thi vào 10 môn Lịch sử năm 2019 và các năm khác, đề thi không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn định hướng ôn tập vào những nội dung trọng tâm, đồng thời tập dượt kĩ năng làm bài để có điểm cao nhất môn Lịch Sử.

Lịch sử là môn thi thứ 4 trong kì thi tuyển sinh vào 10 năm 2019, ngay sau khi được công bố đã có rất nhiều học sinh cảm thấy lo lắng vì không biết ôn tập, chuẩn bị như thế nào để đạt kết quả cao nhất cho kì thi. Hiểu được những lo lắng của các bạn học sinh, chúng tôi đã tuyển chọn và giới thiệu những mẫu đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử 2019 để hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập, tích lũy kiến thức, quan trọng hơn cả là giúp các em cọ sát trực tiếp với những đề thi thử chất lượng, xóa bỏ những lo lắng, thiếu tự tin khi kì thi diễn ra.

Đề thi vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2019 tại Hà Nội

Tổng hợp Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019

- Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 Đề số 1
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 Đề số 2
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 Đề số 3
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 Đề số 4

Mã đề 024









Mã đề 022 và đáp án









Mã đề 018 và đáp án









Mã đề 019









Mã đề 002 và đáp án









Đề thi thử vào 10 môn Lịch sử theo cấu trúc của Bộ GD & ĐT có đáp án












Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 mẫu số 1

de thi thu vao lop 10 mon lich su

Tải đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019

Đề thi vào 10 môn Lịch sử

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI

NĂM HỌC 2019-2020
Môn thi: Lịch sử
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm 04 trang)

Mã đề thi 001

Họ và tên thí sinh:............................. Số báo danh:.............................

Câu 1. Thành tựu đánh dấu nền khoa học - kỹ thuật Xô viết có bước phát triển vượt bậc trong thời kì 1945-1950 là (Đề thi vào 10 môn Lịch sử)

A. đưa người vào vũ trụ.                                B. đưa người lên mặt trăng.

C. chế tạo thành công bom nguyên tử.          D. chế tạo được tàu ngầm nguyên tử.

Câu 2. Sau khi lên nắm quyển lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô (3-1985), Gooc- ba-chốp đã thực hiện

A. tăng cường quan hệ với Mĩ.                       B. đường lối cải tổ.

C. tiếp tục những chính sách cũ.                    D. hợp tác với các nước phương Tây.

Câu 3. Điều kiện khách quan nảo sau đây tạo thuận lợi cho các dân tộc Đông Nam Á nỗi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

  1. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng Đông Nam Á.
  2. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
  3. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  4. Được sự giúp đỡ của quân MI.

Câu 4. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là

  1. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
  2. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
  3. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin.
  4. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin- ga-po và Phi-líp-pin.

Câu 5. Quốc gia khởi đầu trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. Ai-cập.                                                      B. An-giê-ri.
  2. Xu- -đăng.                                                D. Ăng-gô-la.

Câu 6. Quốc gia nào dưới đây được coi như “Một ngọn cờ tiên phong đi hàng đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?(Đề thi vào 10 môn Lịch sử)

  1. Cu-ba.                                                      B. Ni-ca-ra-goa.

    C. Bô-li-vi-a.                                                  D. Chi-lê.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 tình hình nổi bật của kinh tế nước Mĩ là

  1. công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất.
  2. phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
  3. trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
  4. nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và đạt được bước phát triển “thần kì”.

Câu 8. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chấm dứt ?(Đề thi vào 10 môn Lịch sử)

  1. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
  2. Các nước cộng hòa tách ra khỏi Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập.
  3. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập.
  4. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.

Câu 9. Sự liên kết Cao nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn với sự ra đời của tổ chức nào dưới đây ?

  1. Cộng đồng than-thép châu Âu.            B. Liên minh châu Âu.
  2. Cộng đồng châu Âu.                            D. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

Trang 1/4 Mã đề thi 001

Câu 10. Cơ sở hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới hai cực Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. quyết định về việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu của Hội nghị lanta.
  2. quyết định về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á của Hội nghị lanta.
  3. toàn bộ những thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh sau Hội nghị lanta.
  4. toàn bộ những thỏa thuận quy định về việc phân chia ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ tại Hội nghị lanta.

Câu 11. Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỷ XX là

  1. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.             B. chế tạo thành công bom nguyên tử.
  2. công bố “Bản đồ gen người”.                          D. Phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 12. Biểu hiện rõ nhất thể hiện sự phát triển kinh tế “thần kì” của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 là

  1. kinh tế vượt Anh, Pháp, Đức, Italia.
  2. tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm tăng nhanh.
  3. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
  4. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng.

Câu 13. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh và phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. MI La-tinh chống chủ nghĩa thực dân mới, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân cũ.
  2. Mi La-tinh chống chủ nghĩa thực dân cũ, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân mới.
  3. hình thức đấu tranh của Mĩ La-tinh đa dạng, phong phú hơn châu Phi.
  4. mức độ giành được độc lập của Mĩ La-tinh triệt để hơn châu Phi.

Câu 14. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực đân Pháp tăng cường đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực

  1. công nghiệp chế tạo máy.                         B. khai mỏ và đồn điền cao su.
  2. giao thông vận tải.                                    D. thương nghiệp.

Câu 15. Tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc (6-1925) là

  1. Tâm tâm xã.
  2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  3. Tân Việt Cách mạng đảng.
  4. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

Câu 16. Tác phẩm nào dưới đây tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu, Trung Quốc ?(Đề thi vào 10 môn Lịch sử)

  1. Nhật kí trong tù.                                          B. Đường Kách mệnh.
  2. Hồ Chí Minh toàn tập.                                D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 17. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam vì

  1. có mục đích chính trị rõ ràng.                    B. có quy mô lớn.
  2. thời gian bãi công dài.                               D. hình thức phong phú.

Câu 18. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản là

  1. gửi tới hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
  2. sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
  3. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận | Cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
  4. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 19. So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1912- 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam có điểm mới nào dưới đây ?

  1. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
  2. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
  3. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
  4. Chỉ đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.

Trang 2/4 Mã đề thi 001

 

Câu 20. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Đảng Việt Nam đầu năm 1930 diễn ra ở

  1. Tân Trào (Tuyên Quang).
  2. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
  3. Quảng Châu (Trung Quốc).
  4. Ma Cao (Trung Quốc).

Câu 21. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của

  1. Võ Nguyên Giáp.                                 B. Hồ Chí Minh.
  2. Văn Tiến Dũng.                                    D. Phạm Văn Đồng.

Câu 22. Ngày 19-8-1945 được chọn là ngày Cách mạng tháng Tám thành công vì đây là ngày diễn ra sự kiện

  1. khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.
  2. địa phương cuỗi cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành được chính quyền.
  3. thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời.
  4. vua Bảo Đại phải thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam.

Câu 23. Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là

  1. phát xít Nhật.                                       B. thực dân Pháp - phát xít Nhật.
  2. thực dân Pháp.                                    D. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

Câu 24. Phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kì 1936-1939 là

  1. công khai và hợp pháp.
  2. bí mật và bất hợp pháp.
  3. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
  4. công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.

Câu 25. Chủ trương quan trọng nhất được Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Š- 1941) đề ra là

  1. đoàn kết với nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít.
  2. giành chính quyền và ruộng đất về tay nhân dân Đông Dương.
  3. giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách thống trị của Pháp - Nhật.
  4. giải phóng các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội phát xít Nhật gồm quân đội của các nước

  1. Anh, Mĩ.                                               B. Pháp, Trung Hoa dân quốc.
  2. Anh, Trung Hoa dân quốc.                  D. Liên Xô, Trung Hoa dân quốc.

Câu 27. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, tướng Pháp bị bộ đội ta bắt sống là

  1. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.                               B. Na-va.
  2. Bô-la-e.                                                   D. Đờ Ca-xtơ-ri.

Câu 28. Mĩ can thiệp ngày càng sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) vì

  1. muôn giúp Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương.
  2. cả Pháp và Mĩ cùng trong phe tư bản chủ nghĩa.
  3. muôn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
  4. muốn thúc đây tự do dân chủ ở khu vực Đông Dương.

Câu 29. Mở màn chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, quân ta tấn công vào cứ điểm của địch ở

  1. Đông Khê.                                              B. Thất Khê.
  2. Cao Bằng.                                            D. Đồng Đăng.

Câu 30. Chiến thắng quân sự nào dưới đây đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp ở Đông Dương ?(Đề thi vào 10 môn Lịch sử)

  1. Chiến dịch Việt Bắc thu -đông năm 1947                           B. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950
  2. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954.          D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trang 3/4 Mã đề thi 001

Câu 31. Quyền của ba nước Đông Dương được các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ (1954) cam kết tôn trọng là

  1. quyền được hưởng độc lập, tự do.                             B. các quyền dân tộc cơ bản.
  2. quyền tô chức Tổng tuyển cử tự do.                           D. quyền chuyền quân tập kết ra Bắc.

Câu 32. Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đánh dấu sự kiện

  1. bộ đội ta tiến về giải phóng Thủ đô.                            B. quân Pháp rút khỏi miền Bắc.
  2. quân Pháp rút khỏi Hải Phòng.                                   D. đất nước tạm thời chia cắt.

Câu 33. Khó khăn lớn nhất trực tiếp đe dọa nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

  1. cùng lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài.
  2. nhà nước cách mạng còn non trẻ
  3. ngân sách trống rỗng, tài chính rối loạn.
  4. nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Câu 34. Nội dung nào dưới đây không phải là âm mưu của Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965-1968)?

  1. phá hoại tiềm lực kinh tế và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  2. ngăn chặn nguồn chỉ viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
  3. cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
  4. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Câu 35. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của quân " miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào

  1. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
  2. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
  3. “Đánh cho MĨ cút, đánh cho ngụy nhào”.
  4. “Đồng khởi”.

Câu 36. Phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam vì đã

  1.  làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
  2.  giáng đòn nặng nè vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
  3.  phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam.
  4. đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyền sang thế tiến công.

Câu 37. Chiến thắng nào dưới đây của quân dân ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam ?

  1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
  2. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
  3. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
  4. Tông tiến công và nôi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Câu 38. Căn cứ để Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975 là

  1. quân đội Sài Gòn mắt chỗ dựa sau Hiệp định Pa-ri năm 1973.
  2. quân đội Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng và suy yếu sau Hiệp định Pa-ri năm 1973.
  3. tình hình ở miền Nam bắt đầu có lợi cho cách mạng sau Hiệp định Pa-ri năm 1973.
  4. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng.

Câu 39. Trong đường lối đổi mới (1986), Đảng ta chủ trương lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm vì

  1. hàng hóa trên thị trường khan hiếm.
  2. nhu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân.
  3. đất nước đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
  4. đất nước đang thiếu lương thực trầm trọng.

Câu 40. Nhân tố hàng đầu đảm báo thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là

  1. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
  3. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  4. không ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

HÉT

Trang 4/4 Mã đề thi 001

Đáp án đề thi trắc nghiệm vào 10 môn lịch sử năm học 2019-2020

1.C 2.B 3.C 4.C 5.A 6.A 7.C 8.D 9.B 10.D
11.D 12.C 13.A 14.B 15.B 16. B 17. A 18.D 19.A 20.B
21.B 22.A 23.A 24.D 25.C 26. C 27.D 28.C 29.A 30.D
31.B 32. A 33.A 34.C 35.A 36.C 37.C 38. D 39.C 40.A

 

Cấu trúc đề thi vào 10 môn Lịch sử

- Đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 , không đưa vào những phần nội dung bài học được giảm tải.

- Hình thức: 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gồm nhiều mã đề khác nhau. Thí sinh sẽ điền kết quả làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm và bài thi sẽ được chấm bằng phần mềm máy tính để đảm bảo tính chính xác và khách quan.

- Thời gian làm bài 50 phút

- Đề thi coi trọng đánh giá năng lực người học, bên cạnh những câu hỏi tái hiện kiến thức còn có những câu hỏi mang tính chất gợi mở và yêu cầu liên hệ với thực tiễn.

Những dạng bài trong đề thi vào 10 môn Lịch sử

Phần I. Lịch sử Việt Nam (27 - 30 câu hỏi)

- Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1945
- Lịch sử Việt Nam từ 1945 - 1954
- Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến năm 2000

Phần II: Lịch sử Thế giới ( 10 - 13 câu hỏi)

- Lịch sử Thế giới hiện địa từ 1945 đến nay
- Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay
- Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
- Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay
- Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay

Học như thế nào để đạt điểm cao bài thi Lịch sử vào 10?

Môn Lịch sử khá nặng về lí thuyết, đòi hỏi người học phải nhớ được những sự kiện, những mốc thời gian một cách chính xác. Vì vậy, để học Lịch sử hiểu và ghi nhớ môn Lịch sử, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp học sau:

- Gắn những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử với một mốc thời gian đáng nhớ nào đó trong cuộc sống. Ghi nhớ cốt lõi sự kiện, ý nghĩa.
- Học theo chuyên đề, tránh tình trạng học lan man, không trọng tâm hay vì quá chú tâm đến một chuyên đề nào đó mà bỏ sót kiến thức.
- Học tập nghiêm túc, bài bảng, có kế hoạch cụ thể
- Kết hợp học và tập làm những bài tập, đề thi để ghi nhớ kiến thức, củng cố thêm những đơn vị kiến thức nâng cao.

Hãy xây dựng cho mình một lộ trình, phương pháp học tập phù hợp kết hợp với việc tập làm những đề thi thử chúng tôi tin rằng môn Lịch sử sẽ là một lợi thế của bạn trong kì thi vượt cấp vào 10 sắp tới.

Kì thi vào 10 năm 2019 thực sự sẽ là một thử thách lớn cho các bạn học sinh, thế nhưng nếu chuẩn bị tốt về kiến thức và tinh thần, chắc chắc các bạn sẽ vượt "ải môn quan" với kết quả tốt nhất. Để ôn tập tốt nhất cho kì thi, bên cạnh việc tìm hiểu đề thi thử môn Lịch sử vào 10 các bạn còn có thể tham khảo thêm rất nhiều mẫu đề thi thử môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh tại Taimienphi.vn

- Đề thi thử vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2019
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2019


Liên kết tải về - [100 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat đề thi vào lớp 10 môn lịch sử năm 2019 là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2019 Đề số 4

Phần mềm Liên quan & Tương tự
Top download
  1. Đang tổng hợp...
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm