Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện được gửi đến Tòa án nhân dân nơi tiến hành giải quyết vụ việc mà bản thân nguyên đơn, bị đơn đang mắc phải. Nội dung đơn phải cung cấp đầy đủ các thông tin về người làm đơn, lý do rút đơn khởi kiện để được tòa án chấp nhận.
Nội dung đơn đề nghị rút đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện được bố cục thành 3 phần rõ ràng, đảm bảo cơ sở pháp lý và tuân theo mẫu chung theo quy định của pháp luật. Theo đó cấu trúc gồm phần mở đầu, nội dung, kết luật.
Bắt buộc phải sử dụng câu quốc hiệu, tiêu ngữ để tạo nên tính trang trọng cho văn bản. Cụ thể: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – tự do – hạnh phúc”
Phía dưới câu tiêu ngữ, quốc hiệu người viết phải ghi chú thời gian, địa điểm tiến hành làm đơn để làm căn cứ xác minh thông tin và Tòa án nhân dân tiến hành xem xét đơn đề nghị rút đơn khởi kiện đúng với mục đích và quy định.
Tiêu đề đơn sử dụng lối viết chữ in hoa có dấu, kính gửi đến cơ quan tiếp nhận để tạo nên sự trâng trọng, đúng đối tượng. Ví dụ: ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN.
Đây là phần quan trọng nhất của văn bản, yêu cầu người làm đơn phải trình bày rõ ràng chi tiết các thông tin cá nhân như: Tên người làm đơn, địa chỉ cư trú, số điện thoại, vai trò là nguyên đơn hay bị đơn. Trình bày vụ việc xảy ra như thế nào, hiện tại đang tiếp nhận điều tra ra sao… Mục đích làm đơn đề nghị rút đơn khởi kiện.
Phần dưới, để tạo nên tính thuyết phục cho văn bản, người viết nên sử dụng câu văn mang tính chất biểu cảm, thể hiện sự tôn trọng đối tượng tiếp nhận như: Đề nghị quý tòa xem xét và chấp thuận lời đề nghị rút đơn khởi kiện của tôi. Xin chân thành cảm ơn!.
Người làm đơn ký ghi rõ họ tên và thời gian làm việc. Trong thời gian sớm nhất, Tòa án nhân dân sẽ tiến hành xem xét, phân tích lý do trong đơn đề nghị rút đơn khởi kiện và gửi quyết định sớm nhất cho người làm đơn.
Thường thì những người đã từng viết đơn tố cáo, khiếu nại trước đó vì một lý do nào đó sẽ làm đơn đề nghị rút đơn khởi kiện. Sau khi đơn đề nghị này được phê duyệt thì đơn tố cáo khiếu nại sẽ không còn còn tác dụng nữa.
Rút đơn khởi kiện có được trả lại án phí?
Đối với các phiên tòa thụ lý, người đâm đơn khởi kiện trước hết sẽ phải chịu mức án phí do Tòa án nhân dân quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự. Theo quy định với các trường hợp tự nguyện rút đơn khởi kiện sẽ được xem xét đưa ra quyết định, theo đó bản thân người làm đơn vẫn được trả lại mức án phí đã nộp trước đó. Để hiểu rõ hơn về từng trường hợp, bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung Bộ luật tố tụng dân sự và luật tố tụng dân sự bổ sung năm 2011 để thông tin chi tiết và chính xác nhất.
Quyền khởi kiện của công dân được quy định như thế nào?
Mọi công dân đều có quyền đệ đơn đề nghị khởi kiện trong trường hợp quyền lợi của bản thân bị đe dọa đến mức độ nào đó. Theo đó, các cá nhân, tổ chức sẽ phải sử dụng mẫu đơn khởi kiện theo đúng quy định, kê khai đầy đủ các thông tin để gửi lên Tòa án nhân dân nơi đang cư trú ở thời điểm hiện tại.
Sau khi xem xét nội dung đơn khởi kiện Tòa án nhân dân sẽ tiến hành xem xét và điều tra tình hình cụ thể để mở phiên tòa xét xử theo quy định. Trong thời gian thụ lý, nguyên đơn, bị đơn có quyền gửi đơn đề nghị rút đơn khởi kiện nếu thay đổi ý định và từ bỏ mục đích kiện tụng để các bên cùng thương lượng hòa giải.