download Giáo án Việt Nam thời nguyên thuỷ File DOC

Giáo án Việt Nam thời nguyên thuỷ

 File DOC

Download Giáo án Việt Nam thời nguyên thuỷ - Giáo án môn Lịch sử lớp 10 bài 13

Trần Văn Việt  cập nhật: 10/01/2019

Đối với các bài học lịch sử nói chung và bài tìm hiểu Việt Nam thời kì nguyên thủy nói riêng, ngoài việc chuẩn bị kĩ càng giáo án Việt Nam thời nguyên thuỷ, các thầy cô giáo cũng cần chuẩn bị thêm các tư liệu tham khảo khác hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh hiểu bài học này sâu sắc hơn.

Mục lục:

- Bài mẫu số 1

- Bài mẫu số 2

Giáo án Việt Nam thời nguyên thuỷ, mẫu số 1:

I-Mục tiêu bài học

1-Về kiến thức:

-Những dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam

-Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc

-Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy: về công cụ sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần

2-Về thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc của dân tộc ta từ đó có ý thức học tập, lao động xây dựng quê hương đất nước

3-Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận thức, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử. biết quan sát các hình ảnh, hiện vật lịch sử và rút ra nhận xét

II-Tài liệu, thiết bị dạy học

Một số hình ảnh về cuộ sống của người nguyên thủy.

III-Tiến trình giờ học

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

Hỏi: Nêu vài nét về sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương Đông?

3. Dẫn vào bài mới

Hoạt động của GV và HS

Hoạt động: Cả lớp và cá nhân

- GV: căn cứ vào đâu để chúng ta nhận biết được trước đây ở Việt Nam có người tối cổ sinh sống?

- HS: Đọc SGK, nhớ kiến thức cũ trả lời

- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý, sử dụng bản đồ Việt Nam chỉ những địa bàn cư trú của người tối cổ sinh sống: Thanh Hóa, Đồng Nai, Hòa Bình

GV: em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam?

- HS: suy nghĩ, quan sát bản đồ trả lời

- GV: nhận xét,bổ sung và kết luận: Địa bàn trải dài trên 3 miền đất nước.

- GV; Người tối cổ cổ có sống như thế nào?.-HS: Củng giống người tối cổ trên thế giới, người tối cổ ở Việt Nam cũng sống thành bầy, mỗi bầy có khoảng 20-30 người gồm 3-4 thế hệ.

Hoạt động: Theo nhóm.

- GV: Giải thích thế nào là công xã thị tộc;Công xã thị tộc là gai đoạn kế tiếp giai đoạn bầy người nguyên thủy

- GV: Chia học sinh theo nhóm và ra câu hỏi:

Nhóm 1: Căn cứ vào đâu để chúng ta biết ở Việt Nam người tối cổ

- Người tinh khôn? Chủ nhân văn hóa Sơn Vi có cuộc sống như thế nào?

Nhóm 2: Chủ nhân của văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn có cuộc sống như thế nào?

- Hình thức xã hội, chế tạo công cụ, phương thức kiếm sống?

Nhóm 3: Cư dân ở Việt Nam bước vào thời kỳ đá mới khi nào? Biểu hiện của cách mạng đá mới?

HS thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời

- HS nhóm khác bổ sung

- GV nhận xét, bổsung và chốt ý.

Nhóm 1: Dựa vào những hóa thạch răng và các công cụ đá mà các nhà khảo cổ khai quật được (cách đây khoảng 2 vạn năm)

Nhóm 2: Tổ chức xã hội: Thị tộc, bộ lạc.

- Biết mài lưỡi rìu và làm một số công cụ bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết làm đồ gốm.-Phương thức kiếm sống: Săn bắt, hái lượm ngoài ra còn biết trồng rau, củ, quả.....Một nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đấu từ thời kỳ văn hóa Hòa Bình.

Nhóm 3: 5000-6000 năm cư dân ở nước ta bước vào cuộc cách mạng đá mới

Hoạt động theo nhóm:

- GV đặt câu hỏi cho từng nhóm:

Nhóm 1: Thời gian xuất hiện kỹ thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước?

Nhóm 2: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên?Nhóm 3: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Sa Huỳnh? Nhóm 4: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Đồng Nai?

- HS tiến hành thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời, học sinh nhóm khác bổ sung.

- GV: Nhận xét bổ sung và cho học sinh về nhà khai thác kiến thức trong sách giáo khoa.

Kiến thức cơ bản

1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

- Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích người tối cổ có niên đại cách đây 30-40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai...

- Người tối cổ sống thành bầy, săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả để sống

2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc:

- Ở nước ta các nhà khảo cổ tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của người tinh khôn ởcác di tích văn hóa ngườm, Sơn Vi....

- Chủ nhân của văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng. Họ sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè, đẽo. Sống bằng săn bắt, hái lượm.

- Cách đây khoảng 6000 năm

- 12000 năm ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác bước vào thời kỳ đá mới: Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn.

- Đời sống cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn:

Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc. Sống bằng săn bắt, hái lượm là chính ngoài ra còn biết trồng rau, củ, quả.

Biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết làm đồ gốm. Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.

- Cách ngày nay khoảng 5000-6000 năm cư dân (bước vào) ở nước ta bước vào "Cuộc cách mạng đá mới"

- Biểu hiện:

Sử dụng kỹ thuật khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay

Biết trồng lúa, trao đổi sản phẩm giữa thị tộc, bộ lạc

3.Sự ra đời của kỹ thuật luyện kim và nghề nông Trồng lúa nước.

-Cách đây khoảng 4000-3000 năm TCN các bộ lạc trên đất nước ta đã sử dụng nguyên liệu bằng đồng và kỹ thuật luyện kim, nghề trồng lúa nước phổ biến.

-Sự ra đời của kỹ thuật luyện kim đã đưa các bộ lạc trên các vùng miền của nước ta bước vào thời đại kim khí, hình thành những nền văn hóa ở các khu vực khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau này.

III. Củng cố và dặn dò

- Khái quát lại các kiến thức chính trong bài.

- Nhắc học sinh về nhà học bài cũ trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc và chuẩn bị trước bài mới

 

Giáo án Việt Nam thời nguyên thuỷ, mẫu số 2:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài HS cần nắm bắt được:

1. Kiến thức-Cách ngày nay 30 -40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.

-Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã chuyển biến dần thành Người tinh khôn (Người hiện đại).

-Nắm được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy về: công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.

2. Tư tưởng, tình cảm

-Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

3. Về kĩ năng

-Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về: kinh tế, xã hội... Biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên:

- Bản đồ Việt Nam thời nguyên thủy

- Tranh ảnh, đời sống sinh hoạt

2. Học sinh:

- Đọc kỹ SGK

- Sưu tầm các hình ảnh, tài liệu liên quan

III. TIẾN TRÌNH DẠY

1-Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ

3.Dẫn vào bài mới

Thời nguyên thủy là thời kì đầu tiên kéo dài nhất mà dân tộc, đất nước nào cũng phải trải qua. Đất nước Việt Nam ta cũng đã trải qua thời kì nguyên thủy

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1:

GV sử dụng bản đồ Việt Nam thời nguyên thủy giới thiệu các địa danh có dấu tích người tối cổ và niên đại của nó.

Nhận xét về địa bàn sống của người tối cổ ở Việt Nam( Phân bố rộng rãi)

Người tối cổ ở nước ta đã tiến hóa thành người hiện đại , hình thành công xã thị tộc và mở đầu cho các giai đoạn của xã hội thị tộc

Hoạt động 2:

GV sử dụng bản đồ, tranh giới thiệu về nét hoạt động của người thời Sơn Vi

- Có nhiều tiến bộ về kỹ thuật

- Nâng cao đời sống

Hoạt động 3:

Nhận xét những điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn

- Sự tiến bộ trong việc cải tiến công cụ sản xuất và đời sống xã hội

Những biểu hiện của "cách mạng đá mới" ở nước ta

- Là tiền đề cho sự ra đời của thuật luyện kim về nghề trồng lúa nước

Hoạt động 4:

GV hỏi nhận thức cho học sinh suy nghĩ: " Những điểm mới trong cuộc sống cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn?

Nhận xét về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc trên đất nước ta?

Nội dung bài

1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích Người tối cổ có niên đại cách đây 30 - 40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước ...

2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc.

- Cách đây 2 vạn năm công thị tộc hình thành, dấu tích được tìm thấy ở nền văn hóa Ngườm và Sơn Vi. Họ sống trong hang động, mái đá ven sông, sinh sống bằng cách hái lượm và săn bắt

- Cách ngày nay khoảng 6.000 - 12.000 năm ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và một số nơi khác đã tìm thấy dấu tích của văn hóa sơ kỳ đá mới. Gọi chung là văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn.

- Đời sống cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn:

Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc.

Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả.

Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.

->Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.

- Cách ngày nay 5.000 - 6.000 năm, kỹ thuật chế tạo công cụ của con người có bước phát triển mới gọi là cuộc cách mạng đá mới.

- Sử dụng kỹ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.

Biết trồng lúa, dùng cuốc đá.

Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.

3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước.

- Cách đây 3.000 - 4.000 năm, nước ta bước vào thời đại sơ kỳ đồng thau. Cư dân Phùng Nguyên là người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam. Ngoài ra, các bộ lạc ở khu vực sông Mã, sông Cả; ở Sa Huỳnh (Nam Trung Bộ); ở Đồng Nai cũng bước vào thời đại kim khí.

4. Kết luận

Cách nay 3000-4000 năm, trên cả 3 miền đất nước Việt Nam, các thị tộc, bộ lạc đã bước vào giai đoạn sơ kỳ đồ đồng, hình ảnh những nền văn hóa lớn, phân bố ở các khu vực khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới

IV. CỦNG CỐ BÀI

Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung: địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế

V. BÀI TẬP VỀ NHÀ

- Học sinh học bài và làm bài

- Đọc trước bài và soạn bài tiếp theo

 

 



Liên kết tải về - [232 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

  • Soạn giáo án điện tử, bài thuyết trình với LectureMaker
    Chia sẻ bởi: Trần Khởi My
    LectureMaker là ứng dụng hỗ trợ soạn giáo án điện tử cho các Giáo viên phục vụ công việc giảng dạy được tốt hơn. Qua bài viết này các bạn sẽ biết cách tạo bài giảng điện tử trên LectureMaker.
  • Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Cánh Diều PDF tập 1, tập 2
    Chia sẻ bởi: Chipu
    Bộ sách giáo khoa lớp 4 Cánh Diều năm học 2023 - 2024 đã được nhiều trường học trên phạm vi cả nước lựa chọn, sử dụng trong chương trình giáo dục tiểu học. Địa chỉ truy cập SGK Cánh Diều 4 và link tải 12 môn học Toán, Tiếng Việt, công nghệ, thể chất,... sẽ được Taimienphi chia sẻ trong bài viết sau.
  • Cách tải giáo án điện tử trên Hành trang số, NXB Giáo Dục Việt Nam
    Thầy cô có thể cập nhật giáo án, các bài giảng từ lớp 1 đến 12 trên Hành trang số, giúp tiết học thêm phần sinh động. Cách tải giáo án điện tử trên Hành trang số sẽ được Taimienphi chia sẻ chi tiết
  • Giải bài tập trang 49 SGK toán 2
    Chia sẻ bởi: Lê Thị Thuỷ
    Ở những bài viết trước các em học sinh lớp 2 đã được làm quen với phép trừ, bài viết ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách giải bài tập trang 49 SGK toán 2 Bài 1, 2, 3, 4 - Giải bài 31-5. Để biết rõ về cách đặt phép tính như thế nào cũng như quá trình làm quen với các dạng toán được tính ra sao các bạn hãy cùng tham khảo tài liệu giải toán lớp 2 được chúng tôi cập nhật chi tiết và dễ hiểu dưới đây.
  • Mẫu bìa giáo án đẹp cho giáo viên
    Chia sẻ bởi: Trần Thuỳ
    Bài viết Mẫu bìa giáo án đẹp cho giáo viên là tổng hợp những mẫu bìa giáo án đẹp nhất giúp thầy cô ở tất các cấp học có thể tải và sử dụng để trang trí cho tập giáo án của mình. Tham khảo các mẫu bìa giáo án đẹp cho giáo viên dưới đây để lựa chọn cho mình một mẫu thích hợp nhất nhé.
  • Giải bài tập trang 15 SGK toán 2
    Ở những bài học trước chúng ta đã cùng nhau làm quen về các phép cộng cũng như giải bài Phép cộng có nhớ hay phép cộng có tổng bằng 10, bài viết dưới đây các em sẽ được tìm hiểu giải bài tập trang 15
  • Giải bài tập trang 39 SGK toán 3
    Chia sẻ bởi: Trần Quốc Anh
    Trong cuộc sống thường ngày chúng ta vẫn thường xuyên phải sử dụng đến các phép chia đơn giản, và việc học toán ứng dụng cho thực tế là điều khá cần thiết, chính vì thế bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về dạng toán tìm số chia cùng với cách giải bài tập trang 39 SGK toán 3 - Tìm số chia đơn giản nhất. Việc ứng dụng tài liệu giải toán lớp 3 chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình ôn luyện và củng cố kiến thức của các bạn. Hãy cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
  • Mẫu bìa giáo án nằm ngang
    Chia sẻ bởi: Cao Thắng
    Download mẫu bìa giáo án nằm ngang với nhiều các mẫu bìa khác nhau cho các thầy cô ở bất cứ cấp học nào có thể thoải mái lựa chọn và sử dụng để trang trí cho bìa giáo án giảng dậy của mình. Theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo và tải các mẫu bìa giáo án nằm ngang mà Taimienphi.vn chia sẻ dưới đây nhé.
  • Mẫu bìa giáo án THCS
    Chia sẻ bởi: Nguyễn Hải Sơn
    Tham khảo và tải mẫu bìa giáo án THCS đẹp, độc đáo được Taimienphi.vn sưu tầm tổng hợp, các thầy cô có thể tải về và sử dụng để trang trí cho bìa giáo án của mình, ngoài ra cũng có thể chỉnh sửa theo ý muốn riêng. Mời các thầy, cô theo dõi bài viết Mẫu bìa giáo án thcs dưới đây.
  • Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
    Chia sẻ bởi: Trần Quốc Anh
    Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức được biên soạn bởi NXB Giáo dục Việt Nam. Với nội dung dễ hiểu, chứa nhiều ví dụ gắn liền với thực tiễn, bộ sách cung cấp kiến thức cơ bản và giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết. Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF cho 10 môn học đã được Taimienphi.vn tổng hợp, mời bạn đọc cuộn xuống phía dưới và nhấn vào đường link tương ứng với tên sách để tải về.
  • Giải bài tập trang 12 SGK toán 2
    Liệu các em học sinh lớp 2 đã biết những con số như nào thì có tổng bằng 10 chưa, nếu các em còn chưa nắm rõ vấn đề này thì hãy cùng tham khảo tài liệu giải toán lớp 2 cùng với hệ thống giải bài tập
  • Giải bài tập trang 32 SGK toán 2
    Giải bài tập trang 32 SGK toán 2 - Kilôgam là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 2 tìm hiểu về một đơn vị đo cân nặng của vật hay của người. Để biết chi tiết hơn về những vấn đề này và đơn
  • Giải bài tập trang 61 SGK toán 2
    Ở những bài viết trước chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu về các phép tính 11, 13, 13 trừ đi một số, bài ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách giải bài tập trang 61 SGK toán 2. Để biết rõ
 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Giáo án Việt Nam thời nguyên thuỷ được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat giáo án việt nam thời nguyên thuỷ là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Giáo án Việt Nam thời nguyên thuỷ File DOC

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm