download Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn File PDF

Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

 File PDF

Download Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn - Bài văn mẫu hay lớp 10 chọn lọc

Đỗ Bá Hưng  cập nhật: 01/02/2019

Chắc chắn trong số các bạn học sinh, không ít người cảm thấy vô cùng chán nản khi chưa tìm ra cho mình phương pháp học môn văn cho hiệu quả, vậy thông qua bài viết hướng dẫn thực hiện yêu cầu: Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp học văn đúng đắn đồng thời nâng cao hơn nữa kĩ năng viết văn thuyết minh.

Đề bài: Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

 

 

hay viet mot bai van de thuyet minh ve mot kinh nghiem hoc van hoac lam van

Bài văn mẫu Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

 

Bài mẫu: Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

 

Nhiều học sinh luôn cho rằng, môn văn vô cùng khó bởi vì luôn phải học thuộc rất nhiều. Trong các kì thi trung học phổ thông gần đây xuất hiện không ít những bài văn chỉ đạt bốn, năm điểm, thậm chí dưới mức trung bình. Thực trạng đó đang diễn ra càng ngày càng phổ biến. Vậy làm sao để học môn văn được tốt hơn, kinh nghiệm học môn văn như thế nào cho dễ dàng, dễ hiểu và có thể vận dụng tốt?

Văn học đã xuất hiện từ ngàn đời nay. Nó xuất hiện từ khi ông bà ta có tiếng nói và được truyền miệng qua các thế hệ. Đến khi chữ viết bắt đầu xuất hiện thì văn học mới chính thức được lưu truyền thành những văn bản đầu tiên và truyền lại cho hậu thế chúng ta. Sự phát triển của lịch sử chúng ta có thêm nhiều dòng văn học khác nhau ở mỗi thời kì khác nhau.

Môn văn là môn học dạy cho chúng ta biết cách cư xử, biết cách đối nhân xử thế, cũng như có được thêm nhiều kinh nghiệm sống. Ngoài ra, một số dòng văn còn miêu tả hiện thực để chúng ta có thể hiểu rõ một giai đoạn của lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, để giáo dục một người không thể thiếu đi văn học. Trong đó, tự học là một trong những hình thức hiệu quả nhất. Tự học là hình thức tự mình tự động, tự giác học tập để nắm bắt, hiểu được tri thức mà không cần tới người hướng dẫn. Tự học trong văn học cũng vậy, là khi chúng ta tự biết nắm bắt lấy những kiến thức trong từng văn bản, trong từng tác phẩm trước khi có sự hướng dẫn và chỉ dạy của giáo viên. Học văn không chỉ cần biết tự học, mà còn phải biết cách đọc hiểu tác phẩm cũng như biết phân loại tác phẩm vào từng thể loại của nó để từ đặc trưng thể loại hiểu được ý nghĩa của tác phẩm. Đặc trưng thể loại là sự khái quát hóa đặc điểm của một nhóm lớn các tác phẩm có chung hình thức, nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt trong cùng một thời kì, của cùng một dân tộc. Đặc điểm này của tác phẩm có thể cho ta biết được nội dung của các tác phẩm khác nhau nhưng có chung đặc trưng thể loại. Vậy nên để học văn tốt, chúng ta cần nắm chắc được thể loại của chúng là gì và đặc điểm của thể loại ấy. Tương tự như vậy, đọc hiểu tác phẩm ở nhà cũng là một trong những phương thức để việc học văn đơn giản và dễ dàng hơn. Đọc hiểu văn bản là quá trình giúp cho chúng ta giải mã những câu chữ của tác giả để tìm ra ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong những câu chữ đó. Tóm lại, ba điểu cần chú ý để có thể học tốt môn văn đó là tự học, đọc hiểu văn bản và nắm được đặc trưng của từng thể loại. Nghe vậy, chắc hẳn sẽ thấy chúng không hề liên quan tới nhau, nhưng khi bước vào vận dụng, suy nghĩ, chúng ta mới hiểu được, ba việc này bổ trợ, tương hỗ lẫn nhau, giúp cho chúng ta hiểu rõ môn văn hơn rất nhiều.

Như chúng ta thấy rất nhiều tỷ phú nổi tiếng trên thế giới đều là người chăm đọc sách và có tinh thần tự học rất cao như Bill Gates hay Steve Jobs, ... Việc tự học bắt nguồn từ tính tự giác và sự chăm chỉ, vậy nên để có thể đạt hiệu quả trong môn văn, bạn cần rèn luyện cho mình tinh thần tự học cao độ. Ở nhà, bạn có thể tranh thủ đọc trước các tác phẩm văn học trước khi đến lớp. Ở mỗi tác phẩm đều có những chú giải về thể loại cũng như phương thức nghệ thuật đã được hướng dẫn sẵn.Sau khi đọc xong tác phẩm và phần chú giải, chúng ta cần xem văn bản đó thuộc loại thể loại nào, từ đó, chúng ta có thể hiểu được phần nào đó nội dung mà tác phẩm đó muốn đề cập tới. Chúng ta đã từng đọc qua "lão Hạc" của Nam Cao. Tác phẩm này được viết theo thể loại tự sự miêu tả hiện thực. Thể loại này thường được viết trong những năm tháng trước Cách mạng tháng Tám để miêu tả cuộc sống của con người. Vậy nên nếu đã đọc qua tác phẩm, chúng ta có thể hiểu được ngay trong đó muốn đề cập đến sự bần cùng của người nông dân nghèo trong những năm tháng trước Cách mạng. Chỉ cần đọc kĩ qua tác phẩm, chúng ta cũng có thể hiểu được một phần nào đó nội dung mà tác giả muốn đề cập tới. Đó là ý nghĩa của việc tự học, đọc hiểu và nắm bắt thể loại trước khi tới lớp.

Nhưng nếu chỉ đọc và hiểu tác phẩm, chúng ta không thể nắm bắt được hết nội dung tác giả muốn truyền tải. Vậy nên cần soạn bài theo yêu cầu và các câu hỏi đã được nêu trong sách giáo khoa. Điều này sẽ giúp chúng ta nắm thêm một phần ý nghĩa của tác phẩm. Và khi được nghe giáo viên giảng giải về nội dung, nghệ thuật và tình huống truyện, chúng ta sẽ hiểu cặn kẽ hơn nữa nội dung và nghệ thuật tác giả muốn biểu đạt.

Thế nên, nếu như bạn là người muốn có được kĩ năng học văn tốt, bạn hay luôn tạo cho mình thời gian tự học, luôn đọc kĩ tác phẩm đó khi ở nhà và soạn bài một cách cẩn thận. Để làm được điều này, chúng ta có thể tham khảo ở các nguồn khác nhau như trong sách hay trên mạng để hiểu rõ hơn về tác phẩm. Và khi đã hiểu được một phần của tác phẩm, chúng ta sẽ tìm ra định hướng để kết hợp vào việc làm văn của mình. Học văn và làm văn luôn đi song hành với nhau. Nếu học tốt môn văn, chắc chắn sẽ có được bài văn với điểm tốt. Bởi khi hiểu được tác phẩm, chúng ta sẽ năm được những ý chính trong nội dung của tác phẩm cùng với các dẫn chứng cần thiết và những câu văn chủ đạo làm nên ý nghĩa của tác phẩm.

Không chỉ vậy, như đã nói ở trên, chúng ta cần nắm bắt được thể loại của tác phẩm, hiểu rõ thể loại đó thường đề cập đến những nội dung nào. Ví như chúng ta đã học văn bản "Sử thi Đăm Săn", nhắc tới thể loại sử thi, người ta sẽ hiểu ngay tới nội dụng mà các tác phầm này thường đề cập là về các vị anh hùng và công lao của những người anh hùng đó trong công cuộc bảo vệ dân tộc và quê hương. Sử thi thường phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vì vậy nghệ thuật thường được sử dụng trong đó là nghệ thuật phóng đại, miêu tả và tự sự trữ tình. Sau khi nắm được thể loại, chúng ta nên đọc kĩ tác phẩm và tìm ra những câu văn chủ đạo tạo nên tác phẩm này.

Ngoài ra, không thể thiếu trong các môn học, đó là sự phân loại và đánh giá theo nhóm. Cũng như toán học, văn học cũng có từng nhóm văn để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn. Chính vì vậy, để học tốt môn văn, chúng ta nên chia từng tác phẩm theo nhóm có chung nội dung và nghệ thuật để dễ dàng học, ôn tập cũng như viết thành các bài văn cụ thể. Nói tới thể loại sử thi, chúng ta có thể xếp "Sử thi Đăm Săn", "Chiến thắng Mtao Mxay" trong cùng một nhóm. Nhóm này thường ca ngợi người anh hùng dân tộc, kết hợp chủ đạo là tự sự trữ tình và miêu tả phóng đại để ngợi ca chiến thắng của vị anh hùng của mình. Tương tự như vậy, các tác phẩm như "Tức nước vỡ bờ", "Lão Hạc", "Làng", ... chúng ta có thể xếp vào nhóm văn học hiện thực. Thể loại văn học này miêu tả cuộc sống của người nông dân cơ cực trước Cách mạng tháng Tám.

Việc học, đọc và nghe thấy cách kinh nghiệm học văn là như vậy nhưng việc vận dụng nó lại là một điều không hề dễ dàng. Để tập quen với việc học văn, điều kiện tiên quyết ở đây là tinh thần tự học. Rất nhiều bạn chỉ cần nghe tới học văn là đã chán nản, muốn bỏ cuộc. Vậy nên, hãy bắt đầu bằng "ba mươi phút học văn mỗi ngay". Việc tự học thời gian ngắn sẽ giúp các bạn có được tinh thần và động lực để bắt đầu tự học cùng môn văn. Hãy bắt đầu đọc và hiểu từ những văn bản dễ và ngắn, tạo thêm niềm hứng khởi trong học tập. Sau đó, hãy nhóm từng tác phẩm lại với nhau để ôn tập. Bạn sẽ thấy môn văn chẳng hề khó chút nào đâu!

Dù kinh nghiệm có tốt cỡ nào thì người thực hiện cũng chính là bạn. Vậy nên hãy tạo cho mình niềm yêu thích, say mê với môn văn thì chúng ta mới có động lực để đạt thành tích cao môn học này. Văn học là nguồn cội của lối sống, cách giao tiếp giữa con người. Người xưa đã nói "Văn học là nhân học", học văn cũng là một cách để tạo nên nhân cách của một con người. Vậy nên hãy luôn biết cố gắng và hãy tạo ra niềm say mê với từng tác phẩm văn học, bạn sẽ trở thành một con người hoàn mỹ hơn.

Xem thêm một số bài về hướng dẫn soạn văn thuyết minh:

- Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh
- Soạn văn lớp 10 - Văn thuyết minh văn học, Viết bài làm văn số 6
- Soạn văn lớp 8 - Ôn tập về văn thuyết minh


Liên kết tải về - [25 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn File PDF

Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm