Hợp đồng giao nhận nhằm đảm bảo tính minh bạch và giúp hai bên có sự tin tưởng, thống nhất lẫn nhau. Ngoài văn bản mà chúng tôi cung cấp mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm một số giấy tờ khác có liên quan như: mẫu hợp đồng thuê bốc xếp, mẫu hợp đồng bốc xếp hàng hóa, mẫu hợp đồng dịch vụ bốc xếp, mẫu hợp đồng dịch vụ khai thuê hải quan, mẫu hợp đồng bốc vác, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa...
1. Hợp đồng giao nhận được dùng trong những trường hợp cụ thể nào?
Hợp đồng giao nhận được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi đang đề cập đến lĩnh vực giao nhận hàng hóa trong giao thông vận tải. Tức là bên B sẽ nhận một khối lượng hàng hóa của bên A sau đó vận chuyên đến một địa điểm nhất định và sau đó sẽ nhận lại bằng một khoản thù lao. Đây là hợp đồng cần thiết cần phải làm bởi khi cầm trong tay một số hàng hóa nhất định thì bên nhận cũng cần phải có những căn cứ hoặc dùng hợp đồng thậm chí là đặt cược để bên A cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn. Nhìn chung việc sử dụng hợp đồng giao nhận là cần thiết trong trường hợp này.
2. Một số chú ý khi viết hợp đồng giao nhận
Điều khoản chung
Hợp đồng giao nhận ngoài những thông tin quan trọng, cần thiết cần có của hai bên thì cũng cần phải thống nhất và rõ ràng với nhau ngay từ đầu bằng những điều khoản cơ bản nhất, thứ nhất là bên B tức bên nhận hàng phải đảm bảo nguyên vẹn hàng hóa và đặc biệt không được nhân danh hay mượn danh nghĩa của bên A để thực hiện những việc làm phi pháp hoặc chuộc lợi cho bản thân. Ngoài ra bên B cũng không được cung cấp cho bên thứ ba những thông tin căn bản về sản phẩm hàng hóa những như những chi tiết có liên quan đến tính bảo mật mặt hàng mà bên A yêu cầu. Ngoài ra sẽ có những điều khoản chung khác tùy vào tình hình cụ thể và sự trao đổi, thống nhất, bàn bạc giữa hai bên. Điều khoản đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai mà đôi bên phải tuân thủ chấp hành, tuân theo.
Giấy biên nhận giao hàng hóa cũng có nhiều nội dung tương tự với hợp đồng giao nhận, và cũng với mục đích chứng minh việc giao nhận hàng hóa đã diễn ra như thế nào, tuy nhiên hình thức và nội dung của giấy biên nhận giao hàng hóa đơn giản hơn hợp đồng.
Mức thù lao
Hợp đồng giao nhận cần phải ghi rõ mức thù lao mà bên A sẽ chi trả cho bên B. Mức thù lao này dựa vào công sức cũng như chất lượng công việc mà bên nhận sẽ làm cho bên giao. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận, thống nhất mà hai bên sẽ có những điều khoản cụ thể, bên B có thể thương lượng để đạt được mức lương mà mình mong muốn. Thường thì đi kèm với hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có hợp đồng giao nhận để cụ thể hóa thời gian địa điểm và hình thức giao nhận hàng.
Hợp đồng giao nhận phải ghi rõ mức thù lao bằng chữ và bằng số để tránh có những sai phạm hoặc một trong hai bên sẽ cố tình sửa chữa hoặc tẩy xóa. Nếu có những hành vi gian lận này hoặc một trong hai cố tình sửa hợp đồng thì văn bản này sẽ không được chấp nhận.
Điều khoản tranh chấp
Hợp đồng giao nhận hai bên cần phải nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ theo. Nếu một trong hai vi phạm những điều khoản này thì sẽ phải chịu bồi thường cho bên còn lại, ngược lại trong trường hợp hai bên không đạt được sự thỏa thuận, thống nhất thì bên còn lại có quyền kiện bên vi phạm ra tòa án. Đây mặc dù không phải là giải pháp hay nhưng là giải pháp cuối cùng khi mâu thuẫn không thể nào hóa giải được và bên còn lại có những dấu hiệu vi phạm hợp đồng. Hợp đồng giao nhận sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày ký, mỗi bên sẽ giữ một bản và hai văn bản này có giá trị pháp lý như nhau.