Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình là văn bản cần thiết, giúp hai bên có được sự tin tưởng và rõ ràng trong công việc cũng như tiến độ hoàn thành công trình.
1. Đầy đủ thông tin của chủ đầu tư và bên nhận thầu
Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình cũng như những hợp đồng khác phải bao gồm thông tin chính xác, đầy đủ của đại diện hai bên. Vì hợp đồng này là sự ký kết giữa hai công ty nên cần phải có những thông tin chính xác sau, thứ nhất là tên công ty, trụ sở chính, đại diện là ai, điện thoại, email, fax, số tài khoản ngân hàng của công ty, mở tại đâu, giấy quỷ quyền của hai bên...Văn bản mang tính chất hành chính, khi có sự liên lạc thông tin hoặc thậm chí khi có khởi kiện, tranh tụng thì hai bên sẽ dựa vào những thông tin trong văn bản này để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.
2. Khối lượng công việc và tiến độ công trình
Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình phải ghi rõ những thông tin cơ bản nhưu tên công trình, địa điểm công trình, quy mô công trình, vốn đầu tư, tiến độ thi công, khởi công vào ngày nào, dự kiến hoàn thành vào ngày nào...Kế hoạch phải được vạch ra rõ ràng nhằm đảm bảo tiến độ được hoàn thành đúng thời hạn và không làm chậm trễ, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Bạn đọc cũng có thể tìm hiểu thêm về mẫu hợp đồng xây lắp mới nhất, mẫu hợp đồng giao thầu xây dựng, hợp đồng thi công công trình, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, hợp đồng xây lắp điện, hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng xây dựng nhà ở, mẫu hợp đồng xây dựng theo thông tư 09/2016, mẫu hợp đồng xây dựng theo nghị định 37/2015...
3. Chất lượng công trình
Chất lượng là yếu tố cự kỳ quan trọng, nếu như đảm bảo tiến độ nhưng không đảm bảo chất lượng thì sẽ cực kỳ có gây ảnh hưởng và hệ lụy sau này cho những người sinh sống hoặc sử dụng công trình đó. Chất lượng cần phải được đảm bảo, ưu tiên hàng đầu. Bên B là phải có trách nhiệm thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và ngược lại bên A cũng phải giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm những hành vi sai phạm hoặc thậm chí là ăn bớt, hối lộ...Nếu như có sự thay đổi thì thì bên B phải báo cáo và được sự đồng ý, chấp thuận của bên A thì mới được thay đổi, sửa chữa.
4. Giá trị hợp đồng
Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình phải ghi rõ số tiền mà bên A phải thanh toán chi trả cho bên B khi tham gia hoàn thành công trình, số tiền này có thể được ghi bằng chữ và bằng số để rõ ràng hơn. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình cũng phải ghi rõ những điều khoản xoay quanh quá trình tạm ứng và quyết toán. Bởi trong quá trình làm chắc chắn bên A sẽ phải tạm ứng để chi tiêu cho việc mua săm nguyên vật liệu hoặc những vật dụng cần thiết. Về điều khoản này hai bên sẽ tự thống nhất với nhau để đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình phải bao gồm đầy đủ những thông tin cần thiết trên, ngoài ra hai bên có thể thỏa thuận với nhau những điều khoản khác như quy chế thưởng phạt hoặc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn khi có phát sinh. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình mang tính giá trị pháp lý nên chắc chắn hai bên cần phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, nếu một trong hai vi phạm hoặc có những hành vi làm trái lại với hợp đồng thì bên còn lại có quyền khởi tố nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.