Được soạn thảo dựa trên Luật Điện lực, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực,...Hợp đồng mua bán điện mang đầy đủ những căn cứ, giá trị pháp lý, là căn cứ để các bên tham gia có thể truy cứu trách nhiệm đối với bên đối tác nếu bên đó thực hiện không đầy đủ những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng. Các điều khoản có trong Hợp đồng mua bán điện sẽ do cả hai bên chủ động thỏa thuận và đi tới thống nhất chung nhằm đảm bảo được lợi ích cho các bên tham gia, giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn và tranh chấp trong quá trình hợp tác giữa các bên.
So với các loại hợp đồng mua bán khác thì hợp đồng mua bán điện là loại hợp đồng khá đặc biệt bởi điện là loại hàng hóa không hiện hữu được mà chỉ xét giá trị qua sử dụng cho nên trong hợp đồng mua bán loại hàng này cũng có những điều khoản riêng.
Sau đây là một số điều cần lưu ý trong Hợp đồng mua bán điện, Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt:
- Căn cứ Luật của hợp đồng:
+ Căn cứ Luật Dân sự.
+ Căn cứ Luật Điện lực.
+ Căn cứ vào một số điều Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực.
- Thông tin của hai bên tham gia hợp đồng: Bên bán điện và bên mua điện.
Mục này sẽ là cơ sở để truy cứu trách nhiệm khi có các vấn đề liên quan đến quyền lợi của các bên tham gia, trong đó, cần ghi rõ thông tin về tên, chức vụ, văn bản ủy quyền (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản, mã số thuế (đối với bên bán điện), ghi rõ họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, số hộ dùng chung (có kèm danh sách), số tài khoản,...(đối với bên mua điện).
Hai bên sẽ chủ động thỏa thuận một số điều khoản cụ thể sau đây:
Điều 1: Các nội dung cụ thể: Ghi rõ địa chỉ sử dụng điện, vị trí xác định chất lượng điện năng, vị trí lắp đặt công tơ điện, hình thức và thời hạn thanh toán cụ thể.
Điều 2: Những thỏa thuận khác: Tùy theo đối tượng bán và đối tượng mua mà hai bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác phù hợp.
Điều 3: Điều khoản thi hành: Ghi rõ thời gian hợp đồng có thời hạn.
Sau khi thống nhất các điều khoản trên, hai bên sẽ ký kết vào bản Hợp đồng mua bán điện, chứng nhận tính pháp lý của hợp đồng và buộc hai bên phải thực hiện đầy đủ.
Cũng có nội dung tương tự với hợp đồng mua bán điện là giấy đề nghị mua điện được gửi từ nhà dân lên các cơ quan cấp điện, tuy nhiên giấy đề nghị mua điện chỉ là từ một bên cần điện còn hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên.
Ngoài ra nếu là buôn bán hàng hóa thì các bạn có thể tham khảo thêm hợp đồng mua bán hàng hóa để sử dụng ngay nhằm đảm bảo sự ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên tham gia thỏa thuận nội dung hợp đồng. Việc xây dựng hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức các bên tự bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Kèm theo Hợp đồng mua bán điện là các điều khoản chung mà hai bên phải thực hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm chất lượng điện năng, đó đếm điện năng, ấn định thời gian ghi chỉ số công tơ, quy định rõ về giá tiền, phương thức thanh toán tiền điện, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng... Đồng thời, hai bên đi tới những thống nhất chung về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng cụ thể, các hình thức giải quyết tranh chấp để hai bên có thể nắm bắt và thực hiện đầy đủ.
Bên cạnh đó hiện nay mẫu hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cũng được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Các bạn có thể lưu ngay lại mẫu hợp đồng mua bán nhà đất được đăng tải tại đây rất đầy đủ và chính xác để sử dụng ngay, nhằm tiết kiệm được thời gian soạn thảo.