Cũng tương tự như các hợp đồng sửa chữa khác như hợp đồng sửa chữa máy móc, điện nước, trường học,...Hợp đồng sửa chữa nhà cũng đề cao sự thỏa thuận và sự thống nhất chung của các bên tham gia. Vì vậy, trong quá trình thỏa thuận Hợp đồng sửa chữa nhà, các bên có thể đưa ra các ý kiến về trách nhiệm và quyền lợi mà các bên cần phải thực hiện nhằm đảm bảo được lợi ích cho bên mình. Hợp đồng sửa chữa nhà là văn bản pháp lý, đây chính là một trong những hình thức giúp cho các bên tham gia hợp tác có thể đề cao được ý thức, trách nhiệm hoàn thành những nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Tùy theo hình thư nhà là nhà văn phòng hay nhà dân mà sẽ có những cách sửa chữa cùng các quy định khác nhau, chẳng hạn như hợp đồng sửa chữa nhà ở thì phải có sự giám sát của chủ nhà, đồng thời hợp đồng sửa chữa nhà ở cũng nói rõ thời gian cần hoàn thành việc sửa nhà.
Hợp đồng sửa chữa nhà gồm có các mục chính sau:
- Thông tin của các bên tham gia hợp đồng: Ghi rõ họ tên (người đại diện), ngày sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp). Thông tin của các bên tham gia sẽ là căn cứ để truy cứu trách nhiệm nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên không đảm bảo được lợi ích với bên kia.
Các điều khoản thỏa thuận cụ thể:
- Điều 1: Nội dung công việc đặt khoán: Hợp đồng sửa chữa nhà sẽ quy định rõ được nền móng đảm bảo, khối lượng yêu cầu cụ thể, các yêu cầu sửa chữa,...
- Điều 2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tiền vốn (dự toán): Các bên tham gia hợp đồng phải ghi tõ hạng mục công trình vật tư, đơn vị tính, khối lượng và đơn giá, tổng thành tiền,...nếu sửa chữa nhà ở có khối lượng lớn, hai bên có thể chia nhỏ thành các hạng mục nhỏ và lập bảng dự tính kế toán với từng hạng mục.
- Điều 3 và Điều 4: Hai bên thỏa thuận và đi tới thống nhất chung về trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. Theo đó:
Bên chủ nhà sẽ có trách nhiệm cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất, nguyên liệu, các giấy tờ pháp lý cụ thể, bản vẽ chi tiết về đối tượng sửa chữa đến bên sửa chữa có thể nắm bắt được, đồng thời, chuẩn bị chỗ ăn ngủ cho bên sửa chữa,...
Bên sữa chữa sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc đã được khoán, đảm bảo được thời gian thực hiện và chất lượng công trình sửa chữa theo yêu cầu, bàn giao nhà ở cho bên chủ nhà sau khi đã sửa chữa xong và giải quyết những rủi ro trong quá trình sửa chữa.
Điều 5: Thời hạn hợp đồng và cách thức thanh toán hợp đồng
Thời hạn Hợp đồng sửa chữa nhà sẽ do hai bên chủ động thỏa thuận, bên sửa chữa sẽ phải đảm bảo thực hiện sửa chữa theo đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, hai bên sẽ thỏa thuận cách thức thanh toán cụ thể để bên chủ nhà có thể tiến hành thanh toán đầy đủ cho bên sửa chữa, tránh được những tranh chấp, mâu thuẫn về quyền lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, hợp đồng ủy thác cũng là hợp đồng được sử dụng nhiều hiện nay, phát sinh khi một ai đó muốn ủy quyền và nhờ người khác thực hiện công việc, sự vụ nào đó, trong hợp đồng ủy thác sẽ nói rõ những phạm vi công việc mà bên được ủy quyền sẽ phải thực hiện.