download Lễ cúng đất gồm những gì? File DOC

Lễ cúng đất gồm những gì?

 File DOC

Download Lễ cúng đất gồm những gì? - Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng đất

Thu Hà  cập nhật: 18/02/2019

Lễ cúng đất gồm những gì? Văn khấn cúng đất như thế nào? sẽ được Taimmienphi.vn chia sẻ trong bài viết sau đây giúp bạn làm lễ tạ ơn các vị thần linh đã cai quản nơi mình sống để khép lại một năm và đón chào năm mới với nhiều may mắn, tài lộc.



Lễ cúng đất là việc mà mọi gia đình Việt coi trọng khi Tết đến xuân về. Để lễ cúng đất thể hiện lòng biết ơn Thổ công, thần linh đã cai quản đất đai chỗ mình và gia đình sống được chu đáo và thành kính nhất thì hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

le cung dat gom nhung gi

Cúng đất ngày nào Tốt, lễ cúng Thần linh thổ địa

Ý nghĩa lễ cúng đất, cúng tạ đất ngày cuối năm

Thổ Công là vị thần được các gia đình Việt rất coi trọng - vị thần cai quản đất đai, nên bên cạnh việc thờ gia tiên, bà cô Tổ thì mỗi gia đình Việt đều có bát hương thờ thổ Công.

Dù là ngày lễ, Tết, ngày giỗ, khi cúng thì mọi người đều cần phải khấn thần Thổ Công trước để xin phép thần Thổ Công cai quản đất cai cho phép tổ tiên được về với con cháu. Hơn nữa, khi nhà làm việc gì đó liên quan tới đất đai như là đào giếng, xây nhà, đào ao ... đều phải cúng thần Thổ Công trước.

Các nhà tâm linh cho biết, lễ cúng đất hay còn gọi là lễ tạ Thổ Công, đây chính là lễ cúng thể hiện lòng thành, biết ơn của gia chủ đối với vị thần cai quản đất đai nơi mình sống nhưng lễ cúng này không bắt buộc. Do đó, những người bận rộn có thể làm lễ cúng Thổ Công cùng với lễ cúng Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, nên mọi người gọi là cúng ông Công ông Táo. Đối với cách cúng gộp chung này thì người dân sẽ mua 3 bộ quần áo dành cho Táo quân cùng với 1 bộ quần áo dành cho Thổ Công.

Đối với lễ tạ Thần, mọi gia đình mới tiến hành rút tỉa chân nhang. Các gia đình có dâng vàng hoa đỏ trên ban thờ thì vào ngày lễ tạ Thần sẽ mang đi hóa hết.

Mỗi khu vực vùng miền có những cách cúng tạ Thần khác nhau. Theo quan niệm của người miền Nam cùng các họa kiều thì tích thần Thổ Công bị đầu độc chết nên trước khi cúng ai cũng phải ăn một miếng trước. Còn đối với các gia đình ở miền Bắc, cúng tạ thần sẽ diễn ra bình thường như các lễ cúng khác.

Lễ cúng đất là tục lệ của người dân Việt Nam nhằm tạ hơn các thần linh đã cai quản đất đai. Thông thường, mọi gia đình Việt đều làm lễ cúng đất long trọng, chu đáo nhằm hy vọng gia đình có một năm mới yên ấm và suôn sẻ.

Cách chuẩn bị lễ cúng đất

Trên ban thờ của mỗi gia đình Việt gồm có 3 lư hương, ở giữa là lư hương thờ Thổ Địa chính Thần, 2 bên là thờ bà cô Tổ dòng họ và Hội đồng gia tiên. Do đó, lễ cúng đất tạ thần sẽ được làm ngay tại ban thờ của gia đình với các lễ vật:

- Hoa tươi như hoa hồng đỏ, cúc vàng ... Nếu như bàn thờ gia đình lớn, bạn có thể mua 10 bông và chia đều 2 lọ đặt ở 2 bên.

- 3 lá trầu

- 3 quả cau

- Xôi trắng bày trên 2 đĩa cũng đặt ở hai bên.

- Ngũ quả gồm 5 màu khác nhau và đặt 2 đĩa bày ở hai bên.

Chuẩn bị lễ mặn cúng tạ đất

Lễ cúng mặn sẽ gồm có:

- Gà luộc nguyên con (gà trống thiến) hoặc 1 cái chân giò trước của con lợn.

- Cút rượu trắng cùng 3 chén đựng rượu

- 10 long bia

- Bánh kẹo, thuốc lá, chè ... bày chung vào đĩa to

- 6 lon nước ngọt

- 1 chén rượu

- 1 chén nước

- 1 chén muối

- 1 chén trà khô

- Đèn/nến

Vàng mã cúng thổ công

Tùy vào phong tục và điều kiện của gia đình mà có cách chuẩn bị khác nhau, chủ yếu gồm có:

- Bộ Ngũ Phương: 5 ông ngựa 5 màu như đỏ, vàng, tím, trắng, xanh kèm theo là 5 bộ mũ áo loại nhỏ, kiếm, cờ lệnh, trên lưng của mỗi ông ngựa sẽ đặt 10 lễ tiền vàng.

- 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền

- 1 cây vàng hoa đỏ, 1 cay vàng ngũ phương

- Bộ Thần linh bao gồm 1 ông ngựa đỏ, kèm theo là áo hia, mũ, cờ kiếm.

Cúng tạ đất cuối năm theo đạo Phật

Cúng mã rất tốn kém và giết nhiều gà vịt sẽ sát sinh nên nhà chùa thường không khuyến khích cúng mã và tổ chức tiệc linh đình. Do đó, nhiều nhà theo đạo Phật thường làm lễ cúng Đất bằng cách tung kinh Địa tạc, lợi lạc cùng với lễ nghĩa đơn giản như:

- Trái cây

- Hoa tươi

- Hương đèn

- Đồ chay

Kinh Địa Tạng viết trên giấy hay ở trong điện thoại thì bạn nên đặt trên chiếc đĩa để đọc. Sau khi thắp hương xong thì ngồi khoanh chân, giữ tâm thái trang nghiêm, thành kính để đọc nghi thức kinh Địa Tạng.

Trên đây là lễ cúng Đất, hy vọng các bạn đã biết được các thông tin hữu ích, chuẩn bị đầy đủ lễ cúng để có thể cúng tạ ơn Thần Thổ Địa trang trọng và thành kính nhất.

Ngày Rằm tháng Giêng cũng được mọi gia đình chú trọng, để cúng Rằm tháng Giêng thành kính và trang trọng nhất cũng như giúp lời cầu nguyện truyền đến Thần linh, gia tiên để gia tiên và thần linh phù hộ thì bạn cần chuẩn bị lễ cúng và bài văn khấn phù hợp.

Xem thêm các bài lễ cúng rằm tháng giêng, cúng giao thừa, cúng sao giải hạn:

- Lễ cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời
- Văn khấn lễ cúng Tiên Sư
- Lễ cúng Giao thừa gồm những gì
- Cách làm lễ cúng sao giải hạn
- Cách chuẩn bị lễ cúng khai trương
- Lễ cúng Thần Tài gồm những gì?


Liên kết tải về - [183 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Lễ cúng đất gồm những gì? được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat lễ cúng đất gồm những gì? là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Lễ cúng đất gồm những gì? File DOC


Phần mềm Liên quan & Tương tự
    Top download
    1. Đang tổng hợp...
    Bấm vào file dưới
    Để cài phần mềm