Luật viên chức là văn bản mang tính hướng dẫn đối với việc sử dụng và quản lý viên chức trong xã hội hiện nay, hiện đã có luật được sửa đổi bổ sung năm 2019 với một số điểm đáng chú ý như: điều kiện chuyển từ viên chức sang công chức, những quy định mới về tuyển dụng viên chức, thời gian làm việc, tuổi nghỉ hưu của viên chức, chế độ nghỉ phép của viên chức, những việc viên chức không được làm, tăng mức đống bảo hiểm xã hội của viên chức, cho thôi việc đối với viên chức tự ý nghỉ việc....
Download Luật viên chức
Viên chức là gì, ý nghĩa của luật viên chức
Luật viên chức mà taimienphi cung cấp đến các bạn là bộ luật số 58/2010/QH12 do Quốc hội ban hành bao gồm các quy định về về công tác viên chức, về quyền và nghĩa vụ viên chức, cũng như sử dụng và quản lý viên chức. Luật viên chức đảm bảo cho việc vận hành và hoạt động của các cơ quan nhà nước được thuận lợi hơn.
Theo Luật viên chức, "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật". Những đất nước còn tồn tại chế độ nhà nước như ở Việt Nam khá coi trọng công tác viên chức, bởi đây là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ nói chung. Cho nên Luật viên chức là vô cùng cần thiết để quản lý công tác viên chức.
"Vào biên chế, hay chế độ viên chức" là những cụm từ mà nhiều người vẫn thường nhắc đến khi công tác tại các cơ quan nhà nước, điều này khẳng định bạn đã có một công việc và chỗ đứng ổn định khó thay đổi và thường những ai là viên chức thì được coi trọng, có tiếng nói trong xã hội hơn. Luật viên chức ra đời với mục đích tạo cơ sở pháp lý nhằm xây dựng và quản lý đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực; đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với viên chức; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ xã hội của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Luật viên chức có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý viên chức: thứ nhất là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập; thứ hai là hoàn thiện và hợp pháp hóa các quyền và nghĩa vụ của việ chức; thứ ba là bảo đảm tính minh bạch công khai và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức; thứ tư là tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới về quản lý viên chức.
Luật viên chức là một trong những bộ luật do chính Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2010 và đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Các nội dung của bộ luật được xây dựng thành từng chương, từng điều với nội dung rõ ràng, cụ thể, rất thuận tiện cho bạn đọc trong quá trình tham khảo và nghiên cứu về luật viên chức.
Để hiểu rõ hơn về nội dung luật viên chức, mọi người có thể tham khảo trước phần giải thích từ ngữ để tìm hiểu ý nghĩa của những từ ngữ quan trọng như đạo đức nghề nghiệp là gì, viên chức quản lý, quy tắc ứng xử được hiểu như thế nào. Qua đó khi nghiên cứu, tham khảo luật viên chức các bạn có thể hiểu chính xác hơn các nội dung của bộ luật.
Một số nội dung của luật viên chức
Luật viên chức cũng đã chỉ ra rất rõ các quy định về nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức, các nguyên tắc quản lý viên chức của cơ quan, cá nhân phụ trách quản lý. Các viên chức trong quá trình làm việc cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, các quy định chuyên môn nghiệp vụ, chịu sự thanh tra, giám sát của các đơn vị có thẩm quyền và nhân dân.
Bên cạnh đó, luật viên chức cũng quy định rất rõ các điều khoản về khen thưởng và xử lý vi phạm đối với viên chức, các nội dung quản lý viên chức, tuyển dụng và sử dụng viên chức. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức theo luật viên chức hiện nay là các công dân có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, có đơn đăng ký dự tuyển, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí công việc, lai lịch rõ ràng.
Luật viên chức được áp dụng đối với toàn bộ các viên chức. Viên chức được quy định là công dân Việt Nam, được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, do nhà nước quy định. Trước khi tìm hiểu luật viên chức cụ thể, các viên chức cần phải nắm được các nguyên tắc trong hoạt động trong nghề nghiệp viên chức được quy định ở chương I điều 6 của bộ luật để tuân thủ trong quá trình công tác.
Toàn bộ nội dung của luật viên chức được xây dựng thành VI chương với 62 điều, bao gồm các nội dung cơ bản: quyền và nghĩa vụ của viên chức, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; hoạt động nghề nghiệp của viên chức, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức; nguyên tắc quản lý viên chức. Đây là tài liệu rất quan trọng mà các viên chức cần tìm hiểu và nắm được để hiểu rõ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong quá trình công tác, làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Bên cạnh đó, luật viên chức mới nhất năm 2017 còn chỉ ra các quy định về về quyền, nghĩa vụ viên chức trên các phương diện như quyền của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi; nghĩa vụ của viên chức trong việc chấp hành đường lối của nhà nước và tinh thần phục vụ nhân dân... Các nội dung này được xây dựng thành các điều, khoản rất rõ ràng và dễ hiểu, các bạn có thể lưu lại để tham khảo và tìm hiểu các nội dung cần thiết một cách dễ dàng.
Bạn tham khảo thủ tục tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên để biết được quy trình và các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị cho quá trình tuyển dụng viên chức ngành giáo viên. Trong Thủ tục tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên, các giáo viên và nhà tuyển dụng là các cơ sở giáo dục cần phải thực hiện đúng và đầy đủ. Hay mẫu đơn xét tuyển thăng hạng viên chức dành cho các viên chức làm đơn xét tuyển nộp lên cơ quan để tiến hành quá trình xem xét, đối với các ứng viên đáp ứng được yêu cầu sẽ được thăng hạng theo đúng quy định, thông tư của chính phủ.
Cùng với nội dung cơ bản về luật viên chức, luật cán bộ công chức cũng là một nội dung quan trọng, đáng được quan tâm, liên tục có những thay đổi và cập nhật thường xuyên nên cán bộ công chức cần phải nhanh nhạy nắm bắt để quá trình công tác làm việc đạt hiệu quả.
Các nội dung chính của của Luật viên chức:
- Luật công nhân viên chức mới nhất
- Quy định quyền và nghĩa vụ của viên chức
- Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
- Các chế độ với viên chức