Sa thải nhân viên là việc làm mà không giám đốc nào muốn thực hiện, bởi tuyển chọn và đào tạo một nhân viên trở thành một thành viên trong công ty mất khá nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên có một số người lao động khi đi sai đường, làm trái với những quy định của công ty làm ảnh hưởng tới hoạt động phát triển và sản xuất đành buộc giám đốc phải đưa ra quyết định, đây là điều không thể tránh khỏi ở các công ty, và ngay cả trong các doanh nghiệp nhà nước, do đó để dự phòng một mẫu quyết định sa thải nhân viên là điều mà bất kỳ công ty nào cũng nên làm.
Tương tự với quyết định sa thải nhân viên là quyết định thôi việc cũng do lãnh đạo đơn vị soạn thảo và thông báo đến cấp dưới thực thi, quyết định thôi việc là biểu mẫu xác nhận việc cho nhân viên nào đó thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị vì lý do nào đó.
Mẫu quyết định sa thải nhân viên được soạn thảo dựa theo các điều khoản của bộ luật lao động việt nam, căn cứ theo hợp đồng lao động giữa hai bên là người lao động và công ty, khi người lao động thực hiện các sai phạm đi quá giới hạn thì công ty buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương với người lao động, hay còn gọi là giấy sa thải nhân viên.
Mẫu quyết định sa thải nhân viên cần đưa ra những lý do khiến nhân viên bị đuổi việc, tại điều 1 của quyết định sa thải do giám đốc ký cần nêu lên những hình thức mà người lao động đã làm gây thiệt hại cho công ty như thế nào, với những việc làm mà nhân viên đã làm sai quy định, buộc công ty phải đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
Cần đưa ra các chứng cứ xác thực chứng nhận rằng nhân viên đã làm sai, liệt kê những tổn thất về tài chính mà nhân viên đã gây ra cho công ty và có yêu cầu nhân viên bồi thường hay không, giấy sa thải nhân viên bắt đầu có hiệu lực từ ngày nào và yêu cầu nhân viên bàn giao lại công việc đang làm cho cấp trên quản lý bộ phận đó.
Những đặc điểm của mẫu quyết định sa thải nhân viên:
- Giấy buộc nhân viên nghỉ việc
- Hướng dẫn làm thủ tục sa thải nhân viên
- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động