Đề bài: Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu
Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu
Bài mẫu: Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu
"Vùng quê nghèo Miền Trung chiều nay trắng xóa mênh mông nước, còn lại gì ngoài tiếng khóc tang thương, xa xa chỉ còn những nóc nhà trơ trọi, những ngọn cây xơ xác tiêu điều. Tài sản trôi lênh đênh giữa dòng nước lũ. Đớn đau, tuyệt vọng!". Thiên tai, lũ lụt xảy ra khắp nơi, hậu quả ghê gớm, tàn khóc. Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sự sống của toàn nhân loại, là một vấn đề cấp bách mang tính thách thức hiện nay. Xã hội hết mực quan tâm, đánh giá và bàn luận để tìm ra những giải pháp mới cho vấn đề này.
Biến đổi khí hậu được hiểu là sự thay đổi về khí hậu trên toàn cầu, Những biểu hiện của hiện tượng này là sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, diễn biến thất thường của thời tiết. Trái Đất không ngừng nóng lên dẫn đến hiện tượng băng tan, mực nước biển dâng cao. Hiệu ứng nhà kính, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng xảy ra liên tục, hiện tượng sương muối, động đất, sóng thần xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên hiện tượng này?. Quá trình biến đổi khí hậu diễn ra được xác định bởi hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân khách quan là do tự nhiên, sự thay đổi chuyển động độ nghiêng của trục Trái Đất, độ lệch quỹ đạo quay của Trái Đất quanh mặt trời. Những sự thay đổi của tự nhiên trong bầu khí quyển, tác động của các quá trình ki?n t?o núi , kiến tạo mảng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Nguyên nhân chủ quan và cuối cùng là do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều nhà máy xí nghiệp thi nhau mọc lên cũng là lúc bầu không khí nhận lượng khí CO2 lớn, tích tụ nhiều trong bầu khí quyển, dần tạo thành một lớp gây nên hiệu ứng nhà kính. Trong khi nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất được quyết định bởi sự cân bằng của hấp thụ năng lượng mặt trời và nhiệt lượng toả vào vũ trụ, khi thiếu cân bằng bề mặt trái đất nóng lên. Các khu vực công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch lớn, quá trình khai thác than, dầu mỏ cũng gây cạn kiệt dần nguồn tài nguyên. Hàng loạt tấn rác thải được xả ra mỗi ngày gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, đặc biệt bao bì và túi ni lông. Nạn chặt phá rừng bừa bãi cũng ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là vai trò của rừng rất lớn trong điều hòa khí hậu và chóng xói mòn đất cũng như hạn chế sự đa dạng của hệ sinh thái. Nguồn nước bị ô nhiễm bởi rác thải công nghiệp. Sử dụng đất không hợp lí, sự suy giảm tầng ozôn, nông nghiệp sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường đất. Gia tăng việc khai thác hệ sinh thái, vùng tài nguyên biển cũng là nguyên nhân lớn.
Biến đổi khí hậu gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho đời sống con người trên thế giới. Tại Nhật Bản, ta không khỏi đau lòng trước sự thiệt hại hơn 40 mạng người trận động đất xảy ra mạnh 6,7 độ richter ngày 6/9 ở tỉnh Hokkaido, miền Bắc Nhật Bản. Trận sóng thần do núi lửa phun trào gây ra khiên hơn 200 người chết và 800 người bị thương, nhiều thị trấn cũng bị thiệt hại nặng nề tại Indonesia. Tại Trung Quốc và Philippines sức tàn phá của siêu bão Mangkhut đã làm 70 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích và hơn 3 triệu người phải sơ tán. Một nghiên cứu mới nhất cho thấy đã có tới 3 ngàn tỷ tấn băng tan từ Nam Cực suốt từ năm 1992 tới nay. Đặc biệt, Việt Nam cũng không nằm ngoài hệ lụy đó. Những hình ảnh đầy tổn thương của những ngôi nhà trôi theo dòng nước lũ, bao của cái vật chất dành dụm bị cuốn trôi, hang loạt hecta hoa màu, lúa nước bị mất trắng. Sạt lở đất gây thiệt hại vùng núi cao, hàng loạt thành phố ngập chìm trong biển nước đó lượng mưa lớn phân bố không đều. Nước biển dâng cao khiến đất nông nghiệp bị ngập mặn, khó cạnh tác. Bão lụt, lũ quét, gây thương vong lớn, bao trẻ em phải chịu cảnh mất người thân không nơi nương tựa. Hạn hán xảy ra liên miên, cháy rừng nghiêm trọng, thiếu nước sạch tại nhiều nơi. Triều cường tăng cao gây áp lực lớn cho bờ biển. Rét đậm, rét hại xảy ra ở vùng núi khiến người dân chịu nhiều tổn thất về tài sản, đặc biệt là gia súc, gia cầm. Nhiều loại sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi của thời tiết làm giảm sự đa dạng sinh học, dịch sốt xuất hiện ở người, dịch bệnh ở vật nuôi ngày càng tăng lên, xuất hiện thêm nhiều vùng "ung thư". Hàng loạt tin dự báo thời tiết đưa ra nhằm giúp nhân dân phòng chống thiên tai đã cho thấy biến đổi khí hậu đang hoành hành liên tục không kể bất cứ nơi đâu hay thời gian nào. Chính những tác động mạnh mẽ của hiện tượng này đã khiến chất lượng sống con người đang giảm sút nghiêm trọng, nhiều nơi phải sợ trong nỗi lo sợ bởi cái đói, cái rét, và thiếu nước sạch.
Để hạn chế những hậu quả đó, chúng ta cần đưa ra những giải pháp hợp lí: Tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc; xây dựng hệ thống đê điều thích ứng, sủ dụng nguồn năng lượng mặt trời, các nguồn năng lượng sạch vào sản xuất; tiết kiệm nguồn năng lượng, tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp nhằm hạn chế tối đa khói bụi đường phố. Thực hiện giờ Trái Đất, theo dõi kịp thời các dự báo thời tiết để có biện pháp ứng phó giảm thiểu thiệt hại. Xây dựng các mô hình nông nghiệp thích ứng với những sự thay đổi của thời tiết. Sống có ý thức, nghiêm cấm xả rác bừa bãi, chống nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Khai thác hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Mỗi người chúng ta cần ý thức được việc bảo vệ môi trường sống, tích cực tuyên truyên nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Đó là cuộc chiến không của riêng ai, không của riêng một quốc gia hay dân tộc nào mà là của toàn nhân loại, hãy cùng chung tay, lòng đoàn kết mạnh mẽ, tôi, bạn và chúng ta hãy hành động trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, vì một thế giới tươi đẹp hơn.
Xem thêm các bài văn mẫu về nghị luận xã hội:
- Nghị luận xã hội về tính tự tin và tự phụ
- Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người
- Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
- Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường
- Nghị luận xã hội về bạo hành trẻ em