Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là một kiệt tác của thi sĩ Hàn Mặc Tử và cũng được coi như một thi phẩm tiêu biểu xuất sắc cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Hàn Mặc Tử đã lấy cảm hứng từ chính mối tình của mình với cô gái ở Vĩ Dạ để sáng tác nên bài thơ này. Bài thơ không chỉ cho người đọc cảm nhận một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về thôn quê Vĩ Dạ mà hơn thế còn là cảm nhận vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của mảnh đất sông Hương - xứ Huế. Thông qua những bức tranh tuyệt đẹp đó, nhà thơ đã bộc lộ tâm tư tình cảm và tình yêu của mình với thiên nhiên, cuộc sống và con người, bày tỏ nỗi lòng về một mối tình vô vọng.
Như vậy, có thể thấy hai nội dung chính của bài thơ xoay quanh bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Xây dựng sơ đồ tư duy bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" chính là hệ thống hóa kiến thức trọng tâm của bài thơ, khái quát hóa toàn bộ nội dung liên quan đến trọng tâm của bài.
Dưới đây là các mẫu sơ đồ tư duy về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", các em có thể tham khảo để tự xây dựng cho mình một sơ đồ tư duy trực quan nhất, phục vụ việc học tập của bản thân.
1. Sơ đồ tư duy tổng quát:
2. Sơ đồ tư duy bức tranh thiên nhiên:
3. Sơ đồ tư duy tâm trạng nhân vật trữ tình:
Bằng việc xây dựng và học tập theo sơ đồ tư duy, các em sẽ tiết kiệm được quỹ thời gian cũng như công sức của mình. Ôn tập theo sơ đồ tư duy sẽ giúp các em dễ nhìn, dễ học và dễ ghi nhớ hơn bởi kiến thức được trình bày mạch lạc, rõ ràng và chi tiết. Đặc biệt các em sẽ không bị hổng kiến thức bởi ở mỗi phần sẽ đầy đủ ý lớn ý nhỏ.
Trên đây là Sơ đồ tư duy bài Đây thôn Vĩ Dạ, để có thêm những kiến thức về bài thơ, các em học sinh có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ, Bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.