Vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm, ở các nơi sẽ tổ chức lễ khai hạ, thể hiện được niềm vui ngày đầu xuân năm mới, cầu mong mùa màng trong năm mới được bội thu, người dân đạt được những điều như mong muốn, trong đó, không thể thiếu được một bài văn khấn lễ khai hạ để truyền tải được các mong muốn, nguyện vọng đến với thần linh.
Tải Văn khấn lễ khai hạ
Lễ khai hạ là sự kiện để kết thúc một cái Tết Nguyên Đán để người dân quay trở lại với công việc thường ngày của mình, văn khấn lễ khai hạ sẽ được sử dụng trong dịp này nhằm thông báo cho thần linh rằng Tết đã hết, bên âm sẽ trở về bên âm. Lễ khai hạ hay còn gọi là lễ hạ cây nêu, trong đó, cây nêu sẽ có ý nghĩa trừ tà, báo cho ma quỷ biết đất đã có chủ, cầu mong một năm mới mọi sự đều tốt lành, bình an, may mắn.
Lễ khai hạ hay lễ hạ cây nêu thường được các địa phương tổ chức vào mồng 7 tháng giêng tức là ngày mùng 7 tết Nguyên Đán , ý nghĩa của Lễ khai Hạ nhằm thông báo kỳ nghĩ lễ Tết Nguyên Đán đã hết và mọi người lại quay trở lại công việc, học tập hàng ngày. Đây cũng là lúc tiễn đưa gia tiên, tổ tiên về với thế giới bên kia sau khi đã đoàn tụ với gia đình trong ngày đầu năm mới. Cũng thông qua lễ khai hạ này, người dân đều cầu mong mưa thuận gió hóa, công việc, làm ăn được thuận lợi thu được nhiều thắng lợi mới, học sinh sinh viên mong muốn đạt điểm cao trong các kỳ sắp tới.
Sau lễ khai hạ, bài văn cúng Tiết Thanh Minh cũng được sử dụng nhiều, nhằm cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình mình vào những ngày đầu năm. Bài văn cúng tiết Thanh Minh phải được chuẩn bị cùng với mâm cỗ tạ lễ thanh minh được chuẩn bị thật chu đáo.
Vào dịp tiết thanh minh mỗi năm, chúng ta cũng thường đi tạ mô ông bà, lúc đó có thể bạn sẽ cần đến văn cúng tạ mộ thể hiện được sự kính trọng, biết ơn của con cháu trong nhà đối với ông bà, tổ tiên của dòng họ mình. Khi đọc văn cúng tạ mộ, bạn phải đọc trước mộ tổ tiên ông bà.
Văn khấn lễ khai hạ, bài cúng ông Táo thường được nhiều gia đình quan tâm vào những dịp đầu xuân năm mới, trong đó, văn khấn lễ khai hạ sẽ do thầy cúng ở các vùng thực hiện nhằm xua tà, đuổi quỷ, cầu mong mọi sự tốt đẹp đến với những người dân của vùng đó, cầu mong cho thần linh phù hộ cho việc làm ăn của người dân trong năm mới được thuận lợi, phát đạt hơn năm cũ.
Lễ khai hạ là nét văn hóa tâm linh của người Việt vẫn được gìn giữ cho đến ngày này, trong ngày này, văn khấn lễ khai hạ đóng một vài trò rất quan trọng, giúp đánh dấu một cái Tết Nguyên Đán đã kết thúc, mọi người có thể trở lại với công việc như bình thường, đồng thời, xua đi mọi đen đủi, ma tà đi để đón nhận những điều tốt đẹp nhất đến với con người.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm văn cúng lễ Đàm Tế để trò chuyện với ông, bà, tổ tiên, thần linh, những người đã khuất. Bài văn cúng lễ Đàm Tế phải đọc to, lưu loát, rõ ràng để ông bà, cha mẹ đã mất có thể nghe được những tiếng nói của mình.