download Cách cúng Giao thừa miền Trung File PDF

Cách cúng Giao thừa miền Trung

 File PDF

Download Cách cúng Giao thừa miền Trung - Chuẩn bị lễ cúng giao thừa đêm 30

Đỗ Bá Hưng  cập nhật: 15/01/2019

Cách cúng Giao thừa miền Trung có phong tục cúng khác so với miền Nam và miền Bắc, có sự dung hoa giữa hai miền. Tuy là nơi thường chịu thiên tai, người dân khó hăn nhưng người dân ở miền Trung giống như các miền khác đều cố gắng chuẩn bị cúng Giao thừa đúng chuẩn nhằm đón năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc.

Nhân dịp Tết đến, bài viết này, Taimienphi.vn tiếp tục chia sẻ với các bạn đọc cách cúng Giao thừa miền Trung giúp bạn đọc, nhất là các bạn mới chuyển đến miền Trung sinh sống và các bạn lần đầu tiên làm lễ cúng đêm Giao thừa chuẩn bị dễ dàng được lễ cúng.

cach cung giao thua mien trung

Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời

1. Ý nghĩa của cúng Giao thừa

Giao thừa chính là khoảng khắc thiêng liêng tiễn năm cũ và chào đón năm mới nên ngày cuối cùng của năm âm lịch, mọi người thường làm lễ Trừ tịch.

Hầu hết mọi gia đình đều làm lễ Trừ tịch hay lễ Giao thừa trong nhà và ngoài trời nên việc chuẩn bị đồ cúng đầy đủ, bài cúng Giao thừa đúng chuẩn sẽ giúp nghi thứ cúng Giao thừa phù hợp với phong tục của người Việt hơn, tham khảo văn khấn Giao thừa của Taimienphi.vn để có bài cúng chuẩn.

2. Cách cúng Giao thừa miền Trung

Lễ cúng Giao thừa ở miền Trung ở ngoài trời khác xa so với miền Nam và miền Bắc, lễ cúng gồm có hương trầm bay ngào ngạt cùng không gian thờ phượng tôn kính, đoan nghiêm, thay vì chỉ cần gia chủ làm lễ như ở miền Bắc thì ở miền Trung, mọi người trong gia đình sẽ đứng xếp thành hàng trước án thờ để dâng hương. Bắt đầu từ lúc Giao thừa đến, ban thờ của người miền Trung luôn chong đèn và trầm hương nghi ngút khói.

cach cung giao thua mien trung 2

Lễ cúng Giao thừa trong nhà

Mâm cỗ cúng vào đêm Giao thừa ở miền Trung sẽ không thể thiếu được bánh nếp, bánh chưng và gà luộc. Tuy nhiên, nhiều gia đình làm lễ cúng Giao thừa đơn giản hơn khi chỉ làm gà luộc cùng mâm xôi với chén rượu để tiễn năm cũ và chào đón năm mới với mong muốn một năm diễn ra sẽ suôn sẻ và hạnh phúc.

3. Tục lễ trong đêm Giao thừa

Tục lệ sau thời khắc Giao thừa đến từ xa xưa truyền lại thì mọi người, mọi nhà đều thực hiện theo:

- Đi lễ chùa, đền, đình: Lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người lại rủ nhau đi lễ chùa, đình, đền để cầu phúc và cầu may cho gia đình, cầu xin Thần, Phật phù hộ cũng như xin quẻ thẻ vào đầu năm mới.

- Hái lộc: Đi lễ chùa, đèn, đình, mọi người thường có tục hái những cành lộc ở đây để mang về với ngụ ý lấy lộc từ Trời đất và Thần Phật ban cho. Các cành lộc được hái sẽ mang về trưng bày trên ban thờ cho tới lúc héo khô thì mới bỏ.

- Kén hướng xuất hành: Chọn hướng xuất hành luôn được mọi người quan tâm bởi đi đúng hướng và đúng giờ sẽ giúp một năm sẽ gặp nhiều may mắn, những điều diễn ra sẽ suôn sẻ.

- Hương lộc: Thay vì đi hái cành lộc thì mọi người đốt nắm hướng và đứng khấn ở trước bàn thờ rồi mang hương đó cắm trên ban thờ nhà mình. Ngọn lửa này mang ý nghĩa Phật, Thánh phù hộ một năm làm ăn phát đạt.

- Xông nhà: Người đến đầu tiên trong năm mới sẽ được coi là người xông nhà. Người xông nhà quyết định tới một năm tốt hay xấu. Nếu như người xông nhà hợp với tuổi của gia chủ sẽ giúp gia đình bình an, suôn sẻ.

Đừng quên tham khảo bài viết cách cúng Giao thừa miền Nam để có thể chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, nắm bắt được những điều kiêng kị cũng như thực hiện các công đoạn phù hợp, đúng chuẩn.


Liên kết tải về - [100 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Cách cúng Giao thừa miền Trung được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat cách cúng giao thừa miền trung là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Cách cúng Giao thừa miền Trung File PDF

Phần mềm Liên quan & Tương tự
    Bấm vào file dưới
    Để cài phần mềm