download Cách cúng giao thừa miền Nam File PDF

Cách cúng giao thừa miền Nam

 File PDF

Download Cách cúng giao thừa miền Nam - Lễ cúng giao thừa tại miền Nam

Đỗ Bá Hưng  cập nhật: 28/01/2019

Cách cúng Giao thừa miền Nam sẽ được Taimienphi.vn gợi ý và chia sẻ trong bài viết dưới đây giúp các bạn đọc, nhất là các bạn ở miền Nam biết được ý nghĩa cũng như mâm cỗ cúng Giao thừa đúng chuẩn để thể hiện được lòng thành kính tốt nhất.



Lễ cúng Giao thừa là nghi thức rất quan trọng khi Tết đến xuân về, diễn ra vào đêm của 29 Tết (tháng thiếu) hoặc là 30 Tết (tháng đủ). Nhưng tùy vào vùng miền mà lễ cũng sẽ khác nhau. Sau đây, Taimienphi.vn sẽ chia sẻ với bạn lễ cúng Giao thừa miền Nam, chuẩn bị mâm cúng ...

cach cung giao thua mien nam

Cách cúng Giao thừa miền Nam

1. Ý nghĩa của cúng Giao thừa

Giao thừa được hiểu là cái cũ sẽ giao lại, cái mới thì đón lấy, tiễn năm cũ, chào đón năm mới. Do đó cứ vào đêm ngày cuối cùng của năm cũ, lúc 12h00, mọi người làm lễ Giao thừa (Trừ tịch).

Lễ Trừ tịch này được mọi gia đình tiến hành cả ngoài trời lẫn trong nhà nên hi chuẩn bị lễ cúng, bạn nên chuẩn bị cả hai nơi để thực hiện đầy đủ các nghi lễ cũng như phù hợp với phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

2. Cách cúng Giao thừa miền Nam

Giống như miền Bắc, miền Trung, người miền Nam làm lễ cúng cả trong nhà và ngoài sân, tuy nhiên các công đoạn và lễ cúng có phần đơn giản hơn rất nhiều với mâm ngũ quả, hai cây đèn, lư hương, trái dừa tươi đã được chặt sẵn, giấy tiền vàng bạc, vạn thọ hoặc sống đời.

Nếu chuẩn bị mâm cúng mặn miền Nam đầy đủ, đúng chuẩn sẽ gồm có gà trống luộc, thủ lợn luộc, bánh chưng, chè, xôi, đặc biệt là có bắp cải thảo ...

cach cung giao thua mien nam 2

Vàng mã cúng Giao thừa

Khi thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, người chủ của gia đình sẽ thắp đèn, nến và rót rượu rồi đọc bài văn khấn Giao thừa trước án. Do đó, nếu như bạn chưa thuộc bài văn khấn thì có thể tham khảo bài văn khấn Giao thừa đúng chuẩn của Taimienphi.vn

3. Mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Do thời tiết ở trong Nam nắng nóng, đồ ăn dễ bị hỏng nên các món ăn ở miền Nam trong những ngày Tết thường là đồ nguội. Nếu như bánh trưng là đặc trưng của miền Bắc khi Tết đến thì bánh tét là một món ăn đặc trưng ngày Tết ở miền Nam.

Hay món củ hành muối ở miền Bắc thì trong miền Nam sẽ thay thế là củ kiệu. Món củ kiệu trong ngày Tết giúp mâm cỗ ngày Tết trở nên bắt mắt hơn, ăn đồ ăn sẽ không còn cảm giác bị ngấy. Đặc biệt, trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam thường không thể thiếu món canh khổ qua bởi món ăn này mang ý nghĩa hy vọng một năm mới sẽ mang tới niềm vui, may mắn, những khó khăn sẽ vượt qua.

4. Các điều kiêng kị trong các ngày đầu năm miền Nam

Theo quan niệm có kiêng có lành nên vào những ngày đầu của năm mới, mọi người đều kiêng kị những điều sau để năm mới diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn.

- Về nhà trước giờ giao thừa: Nếu như không về kịp nhà trước giờ giao thừa sẽ khiến cho công việc làm ăn trở nên vất vả hơn, lúc nào cũng trong cảnh bận rộn.
- Người miền Nam rất hiếu khách nên khi họ mời bạn ở lại để dùng bữa, bạn nên nhận lời bởi điều đó thể hiện được tấm lòng biết ơn với họ.
- Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng ở trong nhà vào những ngày Tết.
- Kiêng mất chổi quét nhà.

Nhập gia thì tùy tục nên khi bạn sống và đón Tết ở miền Nam thì cần chú ý cách cúng Giao thừa miền Nam để có thể thành tâm nhất cũng như những cầu mong của bạn sẽ được đáp ứng nhé. Còn nếu ở miền Trung, các bạn xem cách cúng giao thừa miền trung tại đây.


Liên kết tải về - [103,9 KB]

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Liên kết dự phòng:
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Cách cúng giao thừa miền Nam được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat cách cúng giao thừa miền nam là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Cách cúng giao thừa miền Nam File PDF


Phần mềm Liên quan & Tương tự
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm